Sai lầm khi ăn dưa chuột rước thêm bệnh vào người, đa số người Việt đều mắc phải
Dưới đây là những tác dụng phụ của dưa chuột khi ăn sai cách mà người dùng cần biết để phòng tránh.
Dưa chuột rất giàu kali. Điều này có thể là lợi thế, nhưng nếu ăn quá nhiều dưa chuột thì lại biến thành tác hại.
Việc thừa kali có thể dẫn đến tình trạng tăng kali trong máu, gây suy giảm chức năng thận. Ngoài ra, thừa kali còn có thể dẫn đến các bệnh đường ruột như đầy hơi, khó chịu…
Dưa chuột rất giàu vitamin C, giúp tăng cường hệ miễn dịch và là một chất chống ô-xy hóa mạnh mẽ. Nếu bạn tiêu thụ quá nhiều vitamin C lại mang đến ảnh hưởng tiêu cực.
Vitamin C sẽ chuyển hóa thành chất pro-oxidant ngăn cản trở lại chính quá trình ô-xy hóa tự nhiên của chúng. Điều này tạo cơ hội cho sự phát triển và lan rộng của các gốc tự do. Sự phát tán của các gốc gốc tự trong cơ thể khiến chúng ta phải đối mặt với nguy cơ mắc ung thư, mụn, lão hóa sớm…
Dưa chuột có chứa hợp chất cucurbitacin có thể gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí phù nề. Một số trường hợp lại có những biểu hiện dị ứng khác như ngứa, sưng phồng trong khoang miệng. Trong trường hợp này bạn nên dừng ăn dưa chuột.
Không tốt cho người bị viêm xoang
Những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác cũng không nên ăn dưa chuột.
Theo y học cổ truyền của người Ấn Độ, dưa chuột là loại rau quả tính hàn, những người bị viêm xoang hoặc những căn bệnh mãn tính về hô hấp khác nên hạn chế ăn vì nếu ăn nhiều sẽ làm các căn bệnh này trở nên nặng lên, dẫn đến những biến chứng phức tạp hơn.
Ảnh minh họa
Ảnh hưởng tới tim
Hàm lượng nước trong dưa chuột lên tới 90%. Lượng nước dư thừa dẫn đến việc cơ thể rất khó tiêu hóa chất xơ có trong loại rau này.
Lượng nước được hấp thu vào máu làm khối lượng máu gia tăng, gây áp lực lên mạch máu và tim. Hậu quả là tim và các mạch máu phải gánh chịu những tổn thương không mong muốn.
Video đang HOT
Lượng nước dư thừa còn có thể gây mất cân bằng mức điện phân trong máu, tạo ra tình trạng rò rỉ trong các tế bào. Đây là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau đầu và khó thở thường xuyên.
Không ăn dưa chuột cùng đậu phộng
Tuy đây là món ăn bình dân được nhiều gia đình sử dụng để ăn cho đỡ ngán nhưng thực tế, bạn không nên kết hợp như vậy.
Dưa chuột ăn cùng đậu phộng rất dễ gây tiêu chảy, nhất là dưa chuột trộn đậu phộng luộc hay rang vàng có thể khiến bạn bị đau bụng, tiêu chảy.
Không ăn dưa chuột với cần tây, ớt
Bạn cũng không nên ăn dưa chuột với cần tây hoặc ớt. Bởi vì các enzyme trong dưa chuột sẽ phá hủy hàm lượng vitamin C có trong những loại rau này. Tuy không gây nguy hại nhiều cho cơ thể, nhưng sẽ làm giảm sự hấp thụ vitamin C của cơ thể.
Bên cạnh đó, dưa chuột cũng không nên ăn cùng rau cải, mướp đắng, tiêu sọ xanh… vì cùng lý do trên.
Không ăn dưa chuột cùng các loại nấm
Tuy dưa chuột và nấm đều là những thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không nên kết hợp chúng với nhau. Bởi vì nấm có tác dụng giải độc, giảm cân, loại bỏ chất béo tốt, nhưng lượng ăn mỗi lần không nên quá nhiều, nếu không sẽ có tác dụng ngược.
'Kẻ thù' của thận
Ngoài tuổi tác và di truyền, nguyên nhân khiến cho thận suy giảm chức năng có liên quan tình trạng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay chế độ ăn uống không lành mạnh.
Suy giảm chức năng thận có liên quan tình trạng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay chế độ ăn uống không lành mạnh. Ảnh: Eatthis.
Thận ngoài vai trò tạo máu, lọc bỏ các chất thải ra khỏi máu qua đường nước tiểu, giữ lại chất cơ thể cần, nó còn đảm nhiệm nhiều chức năng quan trọng liên quan tim mạch, huyết áp và tiểu đường.
Để tránh huyết áp tăng, thận sẽ tiết ra một vài loại hormone giúp ổn định huyết áp. Thận còn điều hòa chuyển hóa phốt pho và canxi giúp cơ thể khỏe mạnh, đồng thời cân bằng chất lỏng cũng như tạo ra một loại vitamin D tốt cho xương.
Khi các chức năng của thận trở nên suy yếu, nhiều bệnh lý có thể xuất hiện như sỏi thận, suy thận, viêm cầu thận, ung thư thận... khiến cuộc sống bị ảnh hưởng, thậm chí nguy hiểm tính mạng. Trong đó, suy thận mạn là bệnh lý không thể điều trị dứt điểm. Chức năng thận cũng không thể phục hồi. Các phương pháp điều trị chỉ giúp làm chậm tiến triển bệnh và phòng ngừa biến chứng do suy thận mạn gây ra.
Ngoài tuổi tác và di truyền, nguyên nhân khiến cho thận bị suy giảm chức năng có liên quan tình trạng béo phì, cao huyết áp, tiểu đường hay chế độ ăn uống không lành mạnh.
Loại thuốc ảnh hưởng đến thận khi lạm dụng
Thuốc giảm đau
Các loại thuốc giảm đau bao gồm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID) như aspirin, ibuprofen (Advil, Brufen...) hoặc naproxen (Aleve, Apranax...) có thể làm giảm lưu lượng máu đến thận. Do đó, không nên sử dụng thường xuyên trong thời gian dài hoặc dùng liều cao hơn mức khuyến cáo.
Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra tới 5% các trường hợp suy thận mạn tính hàng năm.
Thuốc ức chế bơm proton (PPI)
Các hoạt chất nhóm PPI như pantoprazole, omeprazole, rabeprazole, esomeprazole... làm giảm lượng axit trong dạ dày nên thường dùng để điều trị chứng ợ nóng, loét và trào ngược axit. Các nghiên cứu gần đây chỉ ra nếu dùng trong thời gian dài (nhiều tháng liên tục) có thể làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề về thận như tổn thương thận cấp tính và bệnh thận mạn tính. Nếu cần phải dùng PPI thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ xem việc chuyển sang một loại thuốc khác có cần thiết không.
Việc lạm dụng thuốc giảm đau gây ra tới 5% các trường hợp suy thận mạn tính hàng năm. Ảnh: Ibtimes.
Thuốc có thể gây hại cho người bệnh thận
Đối với những người có bệnh về thận, một số loại thuốc có thể khiến cho thận trở nên tồi tệ hơn hoặc dẫn đến suy thận. Người bệnh cần nói chuyện hoặc khai báo với bác sĩ tình trạng bệnh trước khi dùng thuốc điều trị, đặc biệt là các thuốc điều trị cholesterol hoặc tiểu đường, thuốc kháng acid, thuốc kháng virus hay thuốc kháng nấm. Các bác sĩ lâm sàng cần biết mức độ chức năng thận của bạn để có thể kê đơn thuốc an toàn cho thận.
Những thói quen gây hại thận
Chế độ ăn uống hay thói quen sinh hoạt không hợp lý có thể ảnh hưởng xấu đến chức năng thận. Đặc biệt, những người đã có sẵn bệnh lý tại thận càng cần lưu ý hạn chế sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều natri, kali và phốt pho. Chế độ ăn tốt cho thận thường hạn chế natri dưới 2.300 mg mỗi ngày, tương tự với kali và phốt pho.
Dùng thực phẩm chế biến sẵn
Thịt chế biến sẵn (thịt ướp muối, sấy khô), đóng hộp (xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội)... thường chứa một lượng lớn muối nhằm bảo quản và cải thiện mùi vị. Do đó, bạn khó có thể giữ lượng natri hàng ngày dưới mức 2.300 mg. Ngoài ra, lượng phốt pho trong các loại thực phẩm này cũng rất cao khiến thận và xương dễ bị tổn thương.
Đường góp phần gây béo phì, làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tiểu đường. Đây là hai trong số những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh thận.
Thịt chế biến sẵn, đóng hộp thường chứa một lượng lớn muối nhằm bảo quản và cải thiện mùi vị. Ảnh: Anywellmag.
Đồ uống tối màu
Nhiều nhà sản xuất thêm phốt pho vào đồ uống để tăng hương vị và kéo dài thời hạn sử dụng. Lượng phốt pho phụ gia này được hấp thu dễ dàng hơn nhiều so với phốt pho tự nhiên, động vật hoặc thực vật.
Uống nhiều rượu bia
Thận lọc và thải các chất độc hại ra khỏi máu, trong đó có cồn từ bia rượu. Vì vậy, các cơ quan có chức năng quan trọng trong cơ thể bao gồm thận cũng bị ảnh hưởng và hoạt động kém hiệu quả do tác động từ bia rượu.
Một chút rượu hay thỉnh thoảng uống một hoặc hai ly thường không có tác dụng nghiêm trọng. Tuy nhiên, uống quá nhiều (hơn 2 ly mỗi ngày) có thể gây hại cho sức khỏe, đặc biệt với bệnh tăng huyết áp. Ở những người nghiện rượu nặng, thận phải làm việc nhiều hơn nên nguy cơ mắc bệnh thận tăng gấp đôi, trong đó có suy thận. Những người hút thuốc lá kèm nghiện rượu có nguy cơ mắc bệnh thận mạn gấp 5 lần.
Không uống đủ nước
Nước giúp thận loại bỏ chất thải ra khỏi máu. Nếu cơ thể bạn không được cung cấp đủ nước, chất thải cùng với axit có thể tích tụ trong cơ thể. Bạn cần uống 1,5- 2 lít nước mỗi ngày để đảm bảo cơ thể đủ nước để giúp thận loại bỏ natri và chất độc ra khỏi cơ thể.
Mất ngủ
Một đêm ngon giấc rất quan trọng đối với sức khỏe tổng thể và thận của bạn. Chức năng thận được điều chỉnh bởi chu kỳ ngủ - thức, giúp điều phối khối lượng công việc của thận trong 24 giờ.
TS.DS Phạm Đức Hùng, Bệnh viện Cincinnati, Ohio, Mỹ. Ảnh: DSCC.
Dùng các loại thảo mộc, thực phẩm chức năng tùy tiện
Nhiều người sử dụng cùng lúc nhiều loại thảo mộc đông y hay thực phẩm chức năng mà không để ý đến ảnh hưởng của chúng lên thận.
Vitamin C liều cao (1 gram trở lên mỗi ngày), ma hoàng, mạn việt quất làm tăng nguy cơ sỏi thận, đặc biệt là ở những người có tiền sử sỏi thận.
Người đang uống thuốc ức chế miễn dịch, dùng một lượng lớn nghệ hoặc tinh bột nghệ có thể làm giảm chuyển hóa của thuốc và gây tổn thương thận.
Các khoáng chất như kali, canxi, magiê và phốt pho cũng có khả năng ảnh hưởng đến chức năng thận nếu nạp hơn lượng khuyến cáo trong thời gian dài.
Creatine, L-Lysine, cây vuốt mèo... có thể gây viêm thận kẽ. Nếu bệnh trở nặng, bạn cần phải thực hiện lọc máu ngoài thận. Ngoài ra, rất nhiều loại gây hại cho thận vì những thành phần chứa trong đó, ví dụ kim loại nặng.
Hiệu quả hoạt động của thận ảnh hưởng đến nhiều chức năng quan trọng trong cơ thể. Vì vậy, người dân cần giữ cho thận luôn khỏe mạnh bằng chế độ dinh dưỡng phù hợp cùng lối sống lành mạnh. Bạn nên tránh lạm dụng các loại thực phẩm, đồ uống, thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng có hại cho thận, khiến chúng hoạt động bất thường.
Ngoài ra, người dân không tự ý dùng cùng lúc quá nhiều và quá thường xuyên các loại thuốc, thảo dược hay thực phẩm chức năng để đảm bảo thận không hoạt động quá công suất.
Người bệnh suy thận sau 7 ngày bỏ thuốc tiểu đường Bà N.T.M.T, 61 tuổi, ở TP.HCM nhập viện cấp cứu trong tình trạng nôn ói liên tục, suy giảm chức năng thận, hạ natri máu, viêm ruột. Cách đây một năm, bà T. phát hiện bệnh đái tháo đường và điều trị đều đặn tại bệnh viện gần nhà. Gần đây, bà tự ngưng thuốc bác sĩ kê toa, tìm đến các bài...