Sai lầm dễ mắc khi bảo dưỡng ôtô
Dùng sai mỡ bôi trơn có thể là nguyên nhân làm giảm hiệu quả phanh hay cố khởi động một cách mù quáng là những lỗi thường thấy.
Lực phanh sinh ra nhờ ma sát. Người lái đạp phanh, dầu thủy lực ép má phanh và đĩa phanh hoặc tang trống. Trong khi mỡ bôi trơn là khắc tinh của ma sát, thì các chi tiết chuyển động của cơ cấu phanh vẫn cần mỡ để làm việc trơn tru vì thế người ta thường loại mỡ chuyên dụng cho hệ thống phanh.
Khi sửa chữa cầu kết hợp bảo dưỡng hệ thống phanh, nhiều tình huống thợ dùng chung mỡ bôi trơn thông thường cho cơ cấu phanh. Một khi văng vào bề mặt tiếp xúc của má hoặc đĩa phanh sẽ làm giảm hiệu quả phanh.
Cố kích khởi động xe khi không biết thực sự phải làm nó như thế nào
Mang theo dây kích nhưng không phải ai cũng biết sử dụng. Dù công việc này đơn giản nhưng nếu thử làm khi chưa hiểu rõ có thể gây hại tới hệ thống điện trên xe.
Để thực hiện kích khởi động, cần có thêm một ắc-quy dự phòng hoặc một xe có ắc-quy tốt. Quá trình đấu nối thực hiện tuần tự theo vòng tròn bắt đầu từ cực dương của ắc-quy yếu nối với cực dương của ắc-quy khỏe, cực âm ắc-quy khỏe nối mát với xe có ắc-quy yếu.
Ảnh minh họa.
Sửa chữa điện không ngắt nguồn
Sửa điện sinh hoạt mà không ngắt nguồn sẽ khiến bạn bị giật. Điện áp trong xe không đủ mạnh để xảy ra điều đó nhưng có thể làm các thiết bị cháy vì quá tải. Hãy nhớ ngắt cáp âm với ắc-quy để đảm bảo an toàn trước khi thao tác.
Video đang HOT
Chạy xe bằng lốp quá hạn
Đành rằng khai thác triệt để khả năng làm việc của lốp là điều nên làm, nhưng nó sẽ không còn đúng với lốp quá hạn. Không dễ để nhận ra mối nguy hại, nhưng chỉ cần một vết nứt nhỏ cũng có thể phá vỡ cấu trúc trong lốp. Điều này đồng nghĩa với việc lốp không còn khả năng đáp ứng yêu cầu như thiết kế. Sẽ thật nguy hại khi tình huống đó xuất hiện khi xe đang chạy nhanh trên đường cao tốc.
Bỏ qua đèn cảnh báo
Đèn cảnh báo sáng giống như việc bé sơ sinh khóc. Đôi khi chẳng có hư hỏng nào hoặc chỉ là sự cố nhỏ, nhưng đôi khi vấn đề lại rất nghiêm trọng. Đèn báo áp suất dầu bôi trơn sáng có nghĩa rằng động cơ phải ngừng làm việc ngay lập tức. Từ thời điểm đèn báo nhiệt độ nước làm mát sáng, máy có thể bị bó bất cứ lúc nào. Nếu đen Check Engine sáng liên tục thì là tin xấu.
Cố chạy xe với đèn cháy
Chi phí thay đèn sẽ không thấm so với việc bạn phải căng mắt mò mẫm lái xe trong đêm hoặc bị xe khác húc vì đuôi đèn phanh cháy.
Thế Hoàng
Theo VNE
Bảo dưỡng ôtô đầu hè
Bên cạnh những hoạt động định kỳ, hãy dành sự quan tâm nhiều hơn đến điều hòa và hệ thống làm mát, bôi trơn, cần gạt nước và lốp xe để đảm bảo xe vận hành tốt trong mùa nắng nóng.
Dưới nắng nón và theo thời gian nhiệt độ ca-bin sẽ không ngừng tăng do có che chắn hay dán phim chống nóng. Điều hòa trở thành hệ thống tối cần thiết. Vận hành thường xuyên, đặc biệt ở chế độ lấy gió ngoài khiến lọc gió điều hòa nhanh bẩn và tắc. Quạt gió làm việc cật lực mà ít lấy được dưỡng khí, khả năng làm mát giảm.
Bổ sung thêm ga cho điều hòa
Anh Nguyễn Hữu Thọ, Giám đốc xưởng Kia Giải Phóng khuyến cáo nên vệ sinh lọc gió 3 tháng hoặc 5.000 km một lần. Nên định kỳ kiểm tra áp suất ga sau 10.000 km bởi thiếu ga là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến điều hòa làm lạnh không sâu. Bên cạnh đó, cũng cần vệ sinh dàn nóng, và kiểm tra quạt làm mát để nâng cao khả năng tản nhiệt ra môi trường.
Hệ thống điều hòa và một số thiết bị phụ tải khác dẫn động bằng đai. Đai trùng và trượt sau khoảng 60.000 km, kèm theo đó là tiếng rít và máy nén làm việc yếu.
Hệ thống làm mát
Điều quan trọng khi lái xe mùa nóng là duy trì sự mát mẻ cho động cơ. Hệ thống làm mát đóng vai trò quan trọng trong vấn đề này. Tuyệt đối không vận hành động cơ khi nhiệt độ nước làm mát vượt quá mức quy định, kim báo nhiệt độ đạt vạch đỏ, hoặc đèn biểu tượng nhiệt độ trên bảng tap-lô sáng. Tài xế phớt lờ dấu hiệu này có thể khiến động cơ gặp phải những hư hỏng trầm trọng.
Kiểm tra tổng thể để loại những đoạn ống yếu, làm chặt các vị trí liên kết. Nước nóng với áp suất cao có thể rỉ ra ngoài qua các khe hở hẹp. Mất chất dẫn nhiệt (nước) hệ thống làm mát làm việc kém hiệu quả và động cơ nóng lên.
Với loại nước làm mát màu xanh, chất chống ô-xi hóa có nguồn gốc vô cơ cần định kỳ thay thế sau 2-3 năm sử dụng hoặc 48.000 km. Loại màu cam với chất chống ô-xi hóa có nguồn các từ các axít hữu cơ nên thay sau 5 năm sử dụng hoặc 160.000 - 240.000 km.
Kiểm tra áp suất lốp
Lốp là chi tiết ít được chú ý tới, nhưng sự tăng giảm, chênh lệch áp suất của lốp thường rất gây nguy hiểm, đặc biệt trong những ngày hè.
Áp suất vượt quá mức cho phép có thể gây nổ lốp.
Mặt đường nóng, cộng thêm quá trình biến dạng liên tục khi làm việc khiến nhiệt độ không khí trong lốp tăng cao. Theo Ủy ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, lốp của một chiếc xe bán tải có thể đạt trên 60 độ C sau khi chạy 50 km dưới trời năng. Cứ 10 độ C tăng thêm, áp suất lốp sẽ tăng lên 1 - 2 Psi (0,07 - 0,14 kg/cm2). Áp suất vượt quá mức cho phép dễ làm lốp phình hoặc bị nổ, hiện tượng này thường xuất hiện trên lốp đã mòn nhiều hoặc hết hạn sử dụng (khoảng 6-8 năm tùy từng loại kể từ ngày sản xuất.) Sự tăng giảm áp suất không đều giữa các bánh xe, có thể dấn đến mất lực bám khi xe đi trên đường ướt.
Hệ thống bôi trơn
Giống như máu trong cơ thể, dầu giữ sạch động cơ khỏi các mạt sắt, giúp nó vận hành trơn tru và mát mẻ hơn. Điều kiện thời tiết nóng, máy làm việc nặng nhọc, cần xả nhiệt nhiều hơn vì thế đòi hỏi đủ dầu sạch. Nhiều thợ sửa chữa khuyến cáo nên thay dầu sau 5.000 km, và thay lọc dầu sau 2 lần thay dầu.
Bảo dưỡng gạt nước
Sau thời gian dài "ngủ đông", lớp cao su hóa cứng, các khớp kém linh hoạt khiến gạt nước vận động nặng nề, không hiệu quả trong những trận mưa hè. Do đó, cần kiểm tra và thay thế chúng nếu cần để đam bảo khả năng quan sát khi lái xe trong mưa.
Thế Hoàng
Theo VNE
Làm sao để ắc quy khoẻ, bền? Theo số liệu thống kê, 1/4 số xe hơi đang lưu hành phải thay ắc quy mỗi năm một lần. Như vậy cần có những biện pháp như kiểm tra định kỳ hay bảo dưỡng, bảo quản... để ắc quy xe trở nên khỏe và bền hơn. Đối với ắc quy nước, bạn nên nạp đầy trước khi dùng. Khi lắp ắc quy...