Sai lầm của Liên Xô giúp Mỹ phát triển vũ khí tàng hình

Theo dõi VGT trên

Liên Xô cho phép nhà vật lý Pyotr Ufimtsev công bố nghiên cứu về phản xạ radar, vô tình giúp Mỹ phát triển công nghệ tàng hình quân sự.

Mỹ hiện là nước sở hữu lực lượng máy bay tàng hình lớn nhất thế giới với hàng trăm tiêm kích F-22 và F-35, oanh tạc cơ B-2, trinh sát cơ không người lái RQ-170. Chúng ra đời để đối phó với những hệ thống phòng không hiện đại nhất của Liên Xô trước đây và Nga hiện nay. Tuy nhiên, tất cả công nghệ tàng hình này đều được phát triển từ những nghiên cứu được công khai của nhà khoa học Liên Xô Pyotr Ufimtsev trong thập niên 1960.

Sai lầm của Liên Xô giúp Mỹ phát triển vũ khí tàng hình - Hình 1

Oanh tạc cơ tàng hình B-2 và tiêm kích tàng hình F-22 bay trên bầu trời Guam hồi năm 2009. Ảnh: USAF.

Pyotr Yakovlevich Ufimtsev sinh năm 1931 trong gia đình nông dân ở làng Ust-Charysh Pristan thuộc vùng Altai, phía nam Siberia. Năm 1949, ông thi vào khoa toán – lý của Đại học Almaty, nay thuộc Kazakhstan. Do bị cận thị, ông đến chữa trị tại Viện mắt Filatov ở Odessa, Ukraine, vào năm 1952, đồng thời tiếp tục nghiên cứu ở Đại học Odessa.

Năm 1954, sau khi tốt nghiệp đại học, Ufimtsev được chọn vào làm tại Viện Nghiên cứu Kỹ thuật Vô tuyến Trung ương thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô, nơi ông tập trung tìm hiểu về tác chiến điện tử. Trong thời gian làm việc tại đây, Ufimtsev bắt đầu quan tâm đến sự phản xạ của sóng điện từ.

Ufimtsev viết rất nhiều bài báo quan trọng về cách sóng vô tuyến phản xạ từ vật thể hai chiều và ba chiều. Một trong những phát hiện đáng chú ý nhất là hình dạng vật thể quyết định tín hiệu phản xạ sóng vô tuyến, chứ không phải kích thước của nó. Điều này nghĩa là vật thể lớn có thể chỉ xuất hiện như một chấm nhỏ hoặc biến mất hoàn toàn khỏi màn hình radar nếu có hình dáng thích hợp.

Năm 1962, Ufimtsve còn xây dựng mô hình toán học để giải các vấn đề nhiễu xạ tần số cao trong bài viết có tựa đề “Phương pháp Sóng cạnh trong Lý thuyết Vật lý Nhiễu xạ”. Phương pháp này rất phù hợp với thiết kế tàng hình vì nó cho phép tính toán mô hình nhiễu xạ của sóng radar từ máy bay, cũng như giúp thiết kế những hình dạng không phản xạ sóng radar trở lại nguồn phát, khiến phi cơ gần như biến mất khỏi màn hình radar.

Điều đáng ngạc nhiên là các công trình nghiên cứu của Ufimstvev không nhận được sự quan tâm của chính phủ Liên Xô, dù thập niên 1960 là giai đoạn cao điểm của Chiến tranh Lạnh.

Chính phủ Liên Xô duy trì nhiều tầng bảo mật với những tài liệu nhạy cảm có khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, nhưng lại cho công bố rộng rãi nghiên cứu của Ufimstev trên toàn thế giới. Điều này có thể vì Ufimtsev khi đó chỉ là một nhà vật lý trẻ tuổi vô danh, các công trình nghiên cứu của ông được đánh giá là không có giá trị về quốc phòng và kinh tế.

Video đang HOT

Các công trình nghiên cứu của Ufimtsev được dịch sang tiếng Anh để những nhà khoa học Mỹ tiếp cận. Phần lớn chỉ đưa vào tài liệu tham khảo hoặc bỏ qua, nhưng một nhóm kỹ sư của tập đoàn Lockheed, trong đó có Denys Overholser, đã nhận thấy tiềm năng của những nghiên cứu từ Liên Xô.

Phát hiện này đóng vai trò lớn trong quá trình thiết kế máy bay tàng hình đầu tiên trên thế giới là mẫu F-117 Nighthawk, vốn nổi tiếng với hình dạng nhiều góc cạnh và có đặc tính khí động học phức tạp đến mức không thể bay an toàn nếu thiếu máy tính điều khiển.

Sai lầm của Liên Xô giúp Mỹ phát triển vũ khí tàng hình - Hình 2

Ufimtsev sau khi về hưu. Ảnh: Topwar.

Lockheed sau đó cũng sử dụng nghiên cứu của Ufimtsev để lập trình siêu máy tính nhằm xây dựng mô hình tín hiệu phản xạ radar của oanh tạc cơ tàng hình B-2, cũng như tiêm kích F-22 và F-35. Thậm chí, một số công trình của Ufimtsev còn được ứng dụng trong oanh tạc cơ B-21 tối tân đang phát triển.

Các quân chủng khác của Mỹ cũng hưởng lợi từ nghiên cứu của nhà khoa học Liên Xô, điển hình là hải quân Mỹ với dự án tàu tàng hình Sea Shadow.

Những thành quả nghiên cứu của Ufimtsev sau này đều được Liên Xô và Mỹ tôn vinh với hàng loạt giải thưởng danh giá, trong đó có Giải thưởng Nhà nước Liên Xô và Huân chương Leroy Randle Grumman. Ông trở thành giáo sư thỉnh giảng về kỹ thuật điện tại Đại học California của Mỹ vào năm 1990. Ufimtsev đã nghỉ hưu và là chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực điện tử.

Chiến dịch Mỹ tuyển 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã

Nhằm ngăn công nghệ Đức rơi vào tay Liên Xô, Mỹ từng tiến hành Chiến dịch Kẹp giấy, bí mật tuyển hơn 1.600 nhà khoa học của phát xít.

Trong giai đoạn cuối Thế chiến II, Đức quốc xã ngày càng trở nên tuyệt vọng do nguồn lực ngày càng cạn kiệt mà vẫn không thể đánh bại được Liên Xô. Các lãnh đạo Đức Quốc xã quyết định triển khai cách tiếp cận mới để đối đầu với Hồng quân.

Năm 1943, Đức tập hợp "kho báu vô giá" của họ là các nhà khoa học, nhà toán học, kỹ sư, kỹ thuật viên và 4.000 chuyên gia về tên lửa, sau đó đưa tất cả tới cảng Peenemunde bên biển Baltic, phía bắc đất nước, để phát triển chiến lược phòng thủ dựa vào công nghệ chống lại Liên Xô.

Werner Osenberg, lãnh đạo Hiệp hội Nghiên cứu Quốc phòng Đức, là người chịu trách nhiệm xác định những nhà khoa học sẽ được tuyển, bằng cách tạo ra một danh sách hoàn chỉnh được xem xét kỹ lưỡng. Tiêu chí được đặt lên hàng đầu là họ phải ủng hộ, hoặc ít nhất phù hợp với hệ tư tưởng của Đức quốc xã. Tài liệu này còn được gọi là Danh sách Osenberg.

Chiến dịch Mỹ tuyển 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã - Hình 1

Nhóm gồm 104 chuyên gia tên lửa Đức tại Fort Bliss, bang Texas, Mỹ, hồi năm 1946. Ảnh: NASA.

Trong khi đó, Mỹ ngày càng nắm rõ hơn về chương trình vũ khí sinh học bí mật của Đức. Theo cuốn sách "Chiến dịch Kẹp giấy" xuất bản năm 2014 của tác giả Annie Jacobsen, những phát hiện về chiến lược phát triển khoa học của Đức khiến Mỹ ngỡ ngàng đến mức quyết định hành động.

"Chiến dịch Kẹp giấy trên thực tế bắt đầu từ khi Mỹ nhận ra Hitler cho chế tạo cả kho chất độc thần kinh, đồng thời đang nghiên cứu một vũ khí gây bệnh dịch hạch. Lầu Năm Góc đột nhiên nghĩ đến khả năng thâu tóm những vũ khí đó cho chính họ", Jacobsen viết.

Năm 1945, thời điểm quân Đồng minh dần giành lại lãnh thổ trên khắp châu Âu cũng là lúc Mỹ bắt đầu thu thập thông tin tình báo và công nghệ của Đức. Tháng 3/1945, một kỹ thuật viên phòng thí nghiệm người Ba Lan phát hiện những mẩu giấy của Danh sách Osenberg bị nhét vội trong nhà vệ sinh tại Đại học Bonn ở Đức, sau đó giao cho tình báo Mỹ.

Ban đầu, Mỹ chỉ quan tâm tới việc bắt và thẩm vấn những nhà khoa học được xác định trong Danh sách Osenberg, trong một nhiệm vụ có tên Chiến dịch Mây mù. Tuy nhiên, sau khi ý thức được trình độ công nghệ của Đức Quốc xã, kế hoạch đã nhanh chóng thay đổi. Mỹ quyết định tập hợp và tuyển mộ những người này, đưa cả họ và gia đình tới Mỹ để tiếp tục nghiên cứu cho Washington.

Do đó, vào ngày 22/5/1945, quân Đồng minh đã tấn công cảng Peenemunde và bắt những nhà khoa học, khi đó đang miệt mài nghiên cứu tên lửa V-2, tên lửa đạn đạo dẫn đường tầm xa đầu tiên trên thế giới.

Cơ quan Mục tiêu Tình báo Liên quân (JIOA) mới được thành lập và Cơ quan Tình báo Chiến lược (OSS), tiền thân của Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA), được chỉ định tiếp quản nhiệm vụ giờ đây chính thức được đặt tên là Chiến dịch Kẹp giấy.

Dù đã phê chuẩn chiến dịch, Tổng thống Harry Truman vẫn yêu cầu không được tuyển bất cứ ai từng dính líu tới Đức quốc xã. Tuy nhiên, sau khi nhận ra đa số nhà khoa học mà họ cần trong Danh sách Osenberg đều ủng hộ phát xít, JIOA đã tìm cách lách luật.

Cơ quan này không kiểm tra kỹ lý lịch của bất cứ nhà khoa học nào trước khi đưa họ đến Mỹ, đồng thời xóa những bằng chứng về tội ác nếu phát hiện ra chúng trong hồ sơ của họ. Hơn 1.600 nhà khoa học Đức được cho là đã tới Mỹ trong khuôn khổ Chiến dịch Kẹp giấy.

Những nhà khoa học được tuyển trong chiến dịch bao gồm chuyên gia tên lửa hàng đầu Đức Wernher von Braun, người từng ép các tù nhân tại trại tập trung Buchenwald làm việc cho chương trình tên lửa của ông. Nhiều tù nhân đã chết vì làm việc quá sức hoặc đói. Tuy nhiên, Braun sau này vẫn trở thành giám đốc Trung tâm Bay Vũ trụ Marshall thuộc NASA.

"Chính phủ Mỹ, đặc biệt là NASA, đã đồng lõa trong việc tẩy trắng quá khứ của Braun", tác giả Jacobsen nhận xét. Theo phóng viên điều tra này, Braun suýt được trao Huân chương Tự do của Tổng thống dưới thời Gerald Ford. Tuy nhiên, sự phản đối của một cố vấn cấp cao đã khiến Ford xem xét lại quyết định.

Sau khi tới Mỹ vào năm 1945, Braun làm việc trong lĩnh vực tên lửa cho quân đội nước này tại Fort Bliss, bang Texas, chịu trách nhiệm giám sát các cuộc thử nghiệm tên lửa V-2.

Năm 1960, ông được điều chuyển sang NASA và giúp cơ quan này phóng những vệ tinh đầu tiên lên không gian vào ngày 20/7/1969, một phần trong nỗ lực chiến thắng cuộc đua về lĩnh vực vũ trụ của Mỹ. Do đó, Braun được giới chức Mỹ công nhận là tài sản trí tuệ vô giá, sống trong yên bình tới khi chết vì ung thư tuyến tụy vào năm 1977.

Chiến dịch Mỹ tuyển 1.600 nhà khoa học Đức Quốc xã - Hình 2

Wernher von Braun, nhà khoa học Đức được Mỹ tuyển trong Chiến dịch Kẹp giấy. Ảnh: Wikimedia Commons.

Ngoài Braun, các cựu thành viên đảng Quốc xã Đức cũng có mặt trong gần như mọi bộ phận chủ chốt tại Trung tâm Bay Vũ trụ Marshall. Kurt Debus, cựu thành viên lực lượng SS của Đức quốc xã, chịu trách nhiệm điều hành bãi phóng hiện nay là Trung tâm Vũ trụ Kennedy.

Otto Ambros, nhà hóa học được trùm phát xít Hitler trọng dụng, từng bị xét xử tại thành phố Nuremberg của Đức vì tội giết người hàng loạt, nhưng cuối cùng được khoan hồng nhằm phục vụ tham vọng khám phá vũ trụ của Mỹ. Ambros sau này thậm chí được trao một hợp đồng với Bộ Năng lượng Mỹ.

Hầu hết thông tin về Chiến dịch Kẹp giấy vẫn chưa được tiết lộ, trừ các chi tiết trong cuốn sách của Jacobsen. Suốt những năm cuối thế kỷ trước, các nhà báo đã nỗ lực "vén màn bí mật" về chiến dịch, nhưng quá trình tìm kiếm tư liệu của họ thường gặp phải vấn đề pháp lý. Ngay cả khi yêu cầu cung cấp tài liệu được đáp ứng, chúng cũng thiếu sót rất nhiều.

Nhiều nhà nghiên cứu Đức liên quan đến vụ diệt chủng Holocaust, nhưng được JIOA "tẩy trắng", sau đó được cho là phục vụ MK Ultra, chương trình tuyệt mật do CIA hậu thuẫn với mục tiêu chính là tạo ra một loại thuốc kiểm soát tâm trí, nhằm chống lại Liên Xô và các đối thủ khác.

Những người bảo vệ Chiến dịch Kẹp giấy biện minh rằng JIOA chỉ tuyển những nhà khoa học theo xu hướng ôn hòa, nhưng tuyên bố này bị cho là không chính xác. Năm 2005, một nhóm công tác do tổng thống Bill Clinton thành lập kết luận trước quốc hội Mỹ rằng quan điểm chỉ có vài "con sâu làm rầu nồi canh" trong Chiến dịch Kẹp giấy "mâu thuẫn với tài liệu mới".

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Chồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tùChồng tổ chức hiếp dâm tập thể đối với vợ, lãnh án 20 năm tù
07:29:22 22/12/2024
Ông Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào PanamaÔng Trump đe dọa giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama
04:56:46 23/12/2024
Ông Trump 'ra tay' trước khi nhậm chứcÔng Trump 'ra tay' trước khi nhậm chức
07:44:20 22/12/2024
EU tăng cường nhập khẩu dầu NgaEU tăng cường nhập khẩu dầu Nga
05:20:44 23/12/2024
Kế hoạch 'giải cứu' TikTokKế hoạch 'giải cứu' TikTok
07:38:31 23/12/2024
Các thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàngCác thành phố Đức tăng cường an ninh tại chợ Giáng sinh sau vụ lao xe kinh hoàng
18:18:01 22/12/2024
Chờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASAChờ ông Trump giải bài toán tinh gọn NASA
09:36:27 23/12/2024
Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27Số tù nhân ở nhà tù Guantanamo giảm còn 27
06:41:57 22/12/2024

Tin đang nóng

Một trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viênMột trường ở TP.HCM chi gần 2 tỷ đồng thưởng Tết cho giáo viên
19:20:22 23/12/2024
Vĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bidaVĩnh Long: Bắt được kẻ chủ mưu trong vụ nổ súng ở quán bida
20:45:15 23/12/2024
Vợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hônVợ kém 7 tuổi của CEO mặc mốt giấu quần ra mắt họ hàng, tuyên bố không nấu ăn, không làm việc nhà sau khi kết hôn
17:32:17 23/12/2024
Hoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 nămHoa hậu Đẹp nhất châu Á 2009 tiết lộ lý do kết hôn ở tuổi 23 và cái kết sau 14 năm
19:02:22 23/12/2024
Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"Đặt cọc gần 200 triệu đồng mua BMW nhưng 8 năm sau mới nhớ ra, người phụ nữ đến mua xe thì cửa hàng phản hồi: "Chị phải bồi thường cho chúng tôi"
19:51:25 23/12/2024
Thấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏaThấy chồng buồn bã khi bác sĩ thông báo vợ mang thai con gái, cô liền nháy mắt nói một câu khiến anh tá hỏa
20:13:11 23/12/2024
Đỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà NộiĐỗ Mỹ Linh khoe khung cảnh giáng sinh bên trong dinh thự bạc tỉ nhà chồng chủ tịch CLB Hà Nội
21:06:56 23/12/2024
Mẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứngMẹ sai 2 con đi ăn cắp, bị chủ gói hàng đối chất thì chối tội nhưng câm nín khi xem bằng chứng
18:15:31 23/12/2024

Tin mới nhất

Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

Tai nạn máy bay tại Brazil làm 10 người thiệt mạng

22:39:57 23/12/2024
Chiếc máy bay hạng nhẹ đã lao xuống trung tâm một thành phố ở Brazil, khiến toàn bộ 10 người trên khoang thiệt mạng.
Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump

Mẹ Elon Musk tiết lộ về tình bạn giữa con trai và Tổng thống Trump

22:33:55 23/12/2024
Mẹ của tỷ phú Elon Musk bày tỏ sự tự hào khi thấy con trai mình đang có mối quan hệ tích cực với vị tổng thống đắc cử.
Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo Mỹ lấy lại Kênh đào Panama

Tổng thống đắc cử Trump cảnh báo Mỹ lấy lại Kênh đào Panama

22:29:20 23/12/2024
Washington có thể tìm cách giành lại quyền kiểm soát Kênh đào Panama nếu Panama tiếp tục áp phí quá cao đối với các tàu Mỹ sử dụng tuyến đường thủy này, Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump cảnh báo.
Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

Kịch bản nào cho Mỹ sau "cơn địa chấn" rung chuyển Trung Đông

22:18:30 23/12/2024
Mỹ tỏ ra lưỡng lự trước cơn địa chấn chính trị ở Syria, nơi một chính quyền mới đang hình thành sau cuộc nổi dậy bất ngờ của phe đối lập.
IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

IMF dự đoán thời điểm xung đột Nga - Ukraine chấm dứt

22:12:03 23/12/2024
Kịch bản chính giả định xung đột sẽ kết thúc vào cuối năm 2025, trong khi kịch bản xấu hơn dự đoán cuộc chiến tiếp tục kéo dài đến giữa năm 2026, ảnh hưởng đáng kể đến ổn định kinh tế.
Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

Houthi tấn công tàu sân bay Mỹ, "bắn rơi máy bay chiến đấu"

22:09:06 23/12/2024
Lực lượng Houthi ở Yemen tuyên bố đã tấn công tàu sân bay USS Harry S. Truman và bắn hạ máy bay chiến đấu F/A-18 của Mỹ ở Biển Đỏ cuối tuần qua.
Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

Ông Trump có thể đã đề nghị Tổng thống Ukraine nhượng bộ lãnh thổ

22:05:39 23/12/2024
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có thể đã đề nghị nhà lãnh đạo Ukraine Volodymyr Zelensky tính đến lệnh ngừng bắn với Nga.
Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

Ông Putin cảnh báo "đáp trả hủy diệt" vụ tấn công sâu vào lãnh thổ Nga

21:57:18 23/12/2024
Tổng thống Vladimir Putin cảnh báo rằng người đứng sau vụ tấn công bằng máy bay không người lái vào thành phố Kazan (Cộng hòa Tatarstan thuộc Nga) hôm 21/12 sẽ phải đối mặt với màn đáp trả hủy diệt.
Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

Ông Putin trực tiếp ra lệnh chế tạo tên lửa siêu vượt âm Oreshnik

21:52:33 23/12/2024
Tổng thống Nga cho biết chính ông đã trực tiếp ra chỉ thị tiến hành sản xuất và thử nghiệm tên lửa siêu vượt âm Oreshnik.
Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

Ngoại trưởng Jordan gặp lãnh đạo lực lượng đang nắm quyền ở Syria

21:30:00 23/12/2024
Theo Bộ Ngoại giao Jordan, hoạt động này diễn ra tại thủ đô Damascus của Syria. Bộ này cũng đăng tải những hình ảnh cho thấy Ngoại trưởng Safadi và ông Ahmed al-Sharaa bắt tay nhau, song không công bố thêm chi tiết của cuộc...
Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

Malaysia tìm cách xử lý hoạt động buôn bán súng đạn thạch

21:12:24 23/12/2024
Năm 2023 ghi nhận 148 vụ phạm tội liên quan đến loại súng giả này, phần lớn là các vụ cướp. Vấn đề này tiếp tục trầm trọng sang năm 2024, với 36 vụ được ghi nhận từ tháng 1 đến tháng 11.
Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

Bình luận của lãnh đạo NATO khi Tổng thống Ukraine chỉ trích Thủ tướng Đức

21:10:18 23/12/2024
Mặc dù Berlin là đồng minh quan trọng của Kiev kể từ khi xung đột Nga - Ukraine bùng phát, nhưng Đức vẫn chần chừ chưa cung cấp tên lửa hành trình tầm xa Taurus cho Ukraine. Điều này khiến Kiev thất vọng.

Có thể bạn quan tâm

Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Phát hiện mới nhất về "Đội quân đất nung" của Tần Thủy Hoàng

Lạ vui

22:51:56 23/12/2024
Các nhà khảo cổ học đang nghiên cứu Đội quân đất nung nổi tiếng của Trung Quốc đã phát hiện ra thứ mà họ tin là bức tượng hiếm có.
Bàn thắng của Nguyễn Xuân Son lọt top 2 bàn đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Bàn thắng của Nguyễn Xuân Son lọt top 2 bàn đẹp nhất vòng bảng ASEAN Cup 2024

Sao thể thao

22:50:13 23/12/2024
Bàn thắng vào lưới tuyển Myanmar của Nguyễn Xuân Son ở lượt trận cuối vòng bảng ASEAN Cup 2024 được bình chọn là một trong những pha lập công đẹp nhất giải đấu.
Hari Won: Trấn Thành nhìn có vẻ 'hư' nhưng lại rất ngoan

Hari Won: Trấn Thành nhìn có vẻ 'hư' nhưng lại rất ngoan

Tv show

22:49:21 23/12/2024
Mới đây, khi góp mặt trong một chương trình truyền hình, Hari Won có những tiết lộ thú vị về Trấn Thành, khiến nhiều khán giả thích thú.
Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang

Lời khai của tài xế ô tô tránh xe máy, đâm bé gái tử vong ở Tuyên Quang

Tin nổi bật

22:48:46 23/12/2024
Sau khi trình diện tại cơ quan công an, tài xế ô tô gây tai nạn khiến bé gái 17 tháng tuổi tử vong ở TP Tuyên Quang đã có những lời khai ban đầu.
Elton John kỷ niệm 10 năm ngày cưới với David Furnish

Elton John kỷ niệm 10 năm ngày cưới với David Furnish

Sao âu mỹ

22:47:14 23/12/2024
Elton John và David Furnish kết hôn vào tháng 12.2014 khi hôn nhân đồng giới được công nhận hợp pháp tại Vương quốc Anh.
Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Công bố 100 ca mổ não, tủy sống đầu tiên bằng Robot AI tại Việt Nam

Sức khỏe

22:45:12 23/12/2024
Hiện Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh là đơn vị y tế duy nhất tại Việt Nam sở hữu công nghệ mổ não và tủy sống bằng Robot AI Modus V Synaptive.
Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

Trấn Thành lên tiếng về tranh cãi khi chọn Tiểu Vy, Kỳ Duyên đóng phim

Hậu trường phim

22:43:05 23/12/2024
Việc Hoa hậu Kỳ Duyên, Tiểu Vy góp mặt trong phim tết Bộ tứ báo thủ khiến khán giả tranh luận, nghi ngờ về khả năng diễn xuất của các người đẹp này.
Bằng Kiều ngẫu hứng lên sân khấu nhảy phụ họa cho Thu Minh

Bằng Kiều ngẫu hứng lên sân khấu nhảy phụ họa cho Thu Minh

Sao việt

22:38:49 23/12/2024
Tại một sự kiện ở Hà Nội, Bằng Kiều không chỉ khoe giọng hát mà còn ngẫu hứng nhảy phụ họa cho đồng nghiệp, tạo nên không khí sôi động.
Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

Tôi nhận ra sự thật về chính mình vì chồng... bỗng dưng mất việc

Góc tâm tình

22:36:38 23/12/2024
Chồng tôi 40 tuổi, là kỹ sư IT. Anh vốn là người đàn ông hiền lành, có trách nhiệm và rất thương vợ con. Từ ngày cưới, anh luôn là trụ cột gia đình, mang lại cảm giác an toàn cho tôi và hai con nhỏ.
Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

Mua sắm cuối năm, cẩn thận với chiêu lừa đảo bấm vào link lạ của shipper

Pháp luật

22:31:15 23/12/2024
Cơ quan chức năng khuyến cáo người dân tuyệt đối không đăng nhập vào các đường link do người lạ gửi tới để tránh mắc bẫy lừa đảo.
'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

'Bom sex' Clara xuất hiện với phong cách khác lạ

Sao châu á

22:22:42 23/12/2024
Xuất hiện tại sự kiện diễn ra hôm 22.12, Clara thu hút ống kính với diện mạo khác lạ. Người đẹp được mệnh danh là bom sex xứ Hàn cũng gây chú ý cùng kiểu tóc ngắn cá tính.