Sai lầm của cha mẹ khiến trẻ táo bón nặng, biến chứng nhiều bệnh
Những sai lầm của cha mẹ thường khiến tình trạng táo bón của trẻ nặng hơn, dẫn đến nhiều biến chứng như rách hậu môn, trĩ.
Chất xơ là thành phần không thể thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ nhưng cần bổ sung hợp lý. Ảnh minh họa
Chỉ chú trọng đến quá nhiều chất xơ
Tại hội thảo “Tầm quan trọng của chất xơ đối với hệ tiêu hóa của trẻ”, PGS.TS.BS Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, chất xơ rất quan trọng với hệ tiêu hóa của trẻ. Trong đồ ăn có hai dạng là hòa tan và không hòa tan. Trong đó, chất xơ không hòa tan thường gặp trong rau.
Hầu hết mọi người đều cho rằng, táo bón là do ăn không đủ chất xơ. Nhưng dù ăn nhiều rau và hoa quả một cách đột ngột cũng không giải quyết được tình trạng. Ngược lại, thay đổi chế độ ăn quá nhanh, trẻ bị táo bón ăn nhiều rau sẽ khiến khối phân lớn nhưng rất cứng, trẻ càng khó đi đại tiện. Nhiều trường hợp khác ăn rất nhiều rau nhưng vẫn táo.
Ăn quá nhiều rau không phải là có lợi vì quá tải đường tiêu hóa làm cho trẻ đi đại tiện nhiều. Điều này khó giúp trẻ hấp thu được thức ăn mà còn “quét” theo các chất dinh dưỡng, dẫn đến suy dinh dưỡng phải vào viện. Vì vậy cha mẹ cần chú ý cho trẻ bổ sung theo các gợi ý dưới đây:
Video đang HOT
Ít chú trọng đến chất béo: Nhiều cha mẹ thường ít quan tâm đến chất béo. Khi đó thức ăn sẽ khó nhu động hơn trong bộ máy tiêu hóa khiến việc đào thải phân khó khăn hơn. Hơn nữa, chất béo ít thường không đủ cung cấp năng lượng cho bé. Thấy trẻ không đủ năng lượng, cha mẹ lại ép cho trẻ ăn nhiều lên để bù dẫn tới thể tích vượt quá khả năng co bóp, tiêu hóa của bộ máy tiêu hóa, nhất là dạ dày làm cho chức năng vận động của bộ máy tiêu hóa kém đi. Thêm vào đó tiết dịch của bộ máy tiêu hóa không đủ tiêu hóa thức ăn khiến trẻ biếng ăn dần do bị đầy bụng, khó tiêu.
Cho trẻ uống nhiều sữa: Có nhiều cha mẹ nghĩ khi trẻ táo bón cho uống nhiều sữa bột để kích thích nhu động ruột. Tuy nhiên, sữa bột chứa ít chất xơ, có nhiều đường và sẽ làm cho trẻ táo bón nặng hơn. Các sản phẩm làm từ sữa thường khiến trẻ có cảm giác đầy bụng, khó chịu vì ruột không đủ enzym lactase để phá vỡ lactose trong sữa thành các loại đường đơn giản để ruột non có thể hấp thụ được.
Không quan tâm cho trẻ uống nước: Việc chỉ chú trọng đến ăn mà không quan tâm đến uống của trẻ của nhiều bậc cha mẹ cũng không tốt. Không cung cấp nước cho trẻ làm cho hoạt động của các tuyến tiêu hóa, tiết dịch tiêu hóa và nhu động của ống tiêu hóa không bình thường. Bởi vậy là phân rắn lại, đại tiện khó khăn. Uống đủ nước sẽ tạo chuyển hóa cơ thể tốt, khiến khối phân đủ mềm, gây cho trẻ nhu cầu đi đại tiện.
Dùng các thuốc thụt hậu môn: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng – nguyên Trưởng Khoa Nhi (Bệnh viện Bạch Mai) cho rằng, trẻ táo bón chỉ có 5% là do bệnh lý, cấu trúc của đường tiêu hóa hoặc liên quan đến nội tiết, còn lại 95% là do lối sống và cách trẻ đi đại tiện. Nhiều cha mẹ khi thấy con bị táo thường giải quyết bằng thuốc thụt hậu môn. Loại thuốc này có tác dụng kích thích phân ra dễ dàng, giải quyết tình trạng khó chịu cho trẻ nhưng chỉ là giải pháp tức thời.
Ngược lại, lạm dụng thuốc thụt hậu môn lại để lại cho trẻ nhiều hệ lụy. Hệ tiêu hóa của trẻ khá non nớt, khu vực hậu môn lại nhạy cảm, dễ bị tổn thuơng. Dùng lâu ngày còn làm mất đi phản xạ đi cầu ở trẻ. Hơn nữa, các thành phần hóa học trong thuốc thụt có nguy cơ xâm nhập vào đường ruột của trẻ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Tác động này khiến trẻ không còn cảm giác thèm ăn, biếng ăn, dần suy dinh dưỡng.
Điều nên làm khi trẻ táo bón
Trẻ nhỏ bị táo bón nếu không được điều trị triệt để, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Ở những trẻ bị táo bón lâu ngày thường khó tính, bẳn gắt do chất độc ứ đọng trong cơ thể gây ảnh hưởng tới hệ thần kinh. Về lâu dài, táo bón làm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ như làm cho trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng. Bên cạnh đó, táo bón cũng là nguyên nhân khiến không ít trẻ bị rách hậu môn, sa trực tràng, trĩ. Khi đau, trẻ càng cố nhịn dẫn đến tình trạng táo càng trầm trọng hơn.
PGS.TS.BS Lê Bạch Mai cho biết, đa số trẻ gặp táo bón thông tường có thể khắc phục được bằng việc thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung chất xơ, nhất là tăng lượng chất xơ mịn trong khẩu phần ăn. Bổ sung một số loại thức ăn chứa nhiều chất xơ mịn như hẹ, yến mạch, đậu Hà Lan, các loại đậu, táp, các loại trái cây thuộc họ cam, quýt, cà rốt… Loại cây dễ tìm, dễ dùng và có hàm lượng chất xơ tự nhiên cao là cây hẹ. Trong y học, các nhà sản xuất thường dùng các chất xơ này để điều trị và phòng ngừa táo bón cho trẻ em, các bậc cha mẹ có thể cho con dùng để cải thiện tình trạng táo.
Việc bổ sung chất xơ chỉ có tác dụng một phần, điều quan trọng cha mẹ phải tạo phản xạ cho não để đi ngoài, luyện vào giờ nhất định. Tốt nhất cần luyện cho trẻ đi ngoài vào buổi sáng vì sau một đêm ruột được nghỉ ngơi, sáng dậy vận động sẽ kích thích nhu động ruột tăng lên, trẻ dễ có phản xạ đi ngoài.
Theo giadinh.net
Cách trị táo bón cho trẻ hiệu quả tức thì
Bác sĩ cho hỏi con tôi 2-3 ngày mới đi đại tiện một lần, bé được 3 tháng tuổi. Có phải con bị táo bón không? Cách cải thiện ra sao?
Ảnh minh họa
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức, Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội, tư vấn:
Trẻ trong 3 tháng đầu thường đi đại tiện nhiều hơn là bị táo bón, nếu 2-3 ngày mà trẻ không đi đại tiện thì gọi là bị táo bón. Tuy nhiên, ngoại trừ trẻ táo bón nặng, 5-7 ngày không vệ sinh được mới đáng lo, còn 2-3 ngày không có gì nguy hại cả. Thực tế, nhiều trẻ lúc nào cũng 2 ngày mới đi vệ sinh một lần, ngược lại, có trẻ nhu động ruột nhiều, mỗi ngày 2-3 lần. Nếu tần suất như vậy mà con vẫn tăng cân tốt, bú ngủ bình thường thì không cần điều trị.
Táo bón thường có thể cải thiện hay trị hết hẳn cho trẻ với các cách sau:
- Đối với trẻ bú mẹ: Mẹ cần ăn nhiều rau, ăn đu đủ chín, uống nước rau má, nước dừa tươi, nước râu ngô (râu bắp). Trong thời gian cho con bú, mẹ cần uống tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày (tính cả nước lọc, nước canh và các loại nước khác trong ngày).
Đa phần trẻ bú mẹ trong 3 tháng đầu thường đi ngày 1-3 lần, trẻ bú bình bao giờ cũng bón hơn. Trẻ dưới 6 tháng, bú mẹ hoàn toàn nhưng khi bé bị táo bón, vẫn cần cho uống nước thêm từ tháng thứ 3 trở đi, ngày khoảng 20-30 ml nước ấm và tăng dần lượng nước theo tháng tuổi. Trẻ bú mẹ không bị táo bón, qua tháng thứ 6, mẹ cũng cần tập cho con uống thêm nước mỗi ngày chừng 20 ml nước và tăng dần lên.
- Đối với trẻ bú bình: Với trẻ trên 2 tháng, khi bị táo bón nhiều, có thể áp dụng uống một vị thuốc dân gian rất hiệu quả trong việc trị táo bón đó là lá diếp cá.
Mẹ lấy khoảng 15- 20 lá diếp cá, rửa sạch, ngâm nước muối loãng cho đảm bảo diệt sạch khuẩn. Sau đó giã nát và cho 2-3 thìa cà phê nước sôi vào, chiết ra để nguội, cho con uống ngày 2 lần. Sau 2-3 ngày, con sẽ giảm hẳn. Nên cho uống cách ngày đến khi nào con giảm nhiều hay hết táo bón hẳn thì ngưng. Trẻ dưới 2 tháng, mẹ nên tự uống và cho con bú (liều lượng gấp đôi). Cách này áp dụng cho cả các bé lớn trên 3 tháng, mấy tuổi uống cũng hiệu quả.
- Mát xa bụng: Muốn con đi dễ hơn, ngày 2-3 lần, mẹ xoa bụng cho con theo chiều kim đồng hồ quanh bụng, khoảng 3-5 phút.
Lưu ý: Nếu bé 3-4 ngày chưa đi, mẹ nên điều trị ngay cho con. Không nên để cả tuần, con rất khó chịu, bụng ì ạch khó bú, khó ngủ.
Theo Zing
Cảnh báo các triệu chứng của bệnh ung thư đầu tụy Ung thư tụy là một trong những bệnh lý ác tính nhất của đường tiêu hóa, đứng hàng thứ 6 trong các ung thư đường tiêu hóa và thứ 5 về tỉ lệ tử vong. Tỷ lệ sống thêm 5 năm chung cho tất cả các giai đoạn không quá 4%. Nguyên nhân gây ung thư tụy chưa được làm rõ. Một số...