Sai lầm chết người trong cấp cứu người bệnh đột quỵ
Cạo gió, thoa dầu, uống trà đường… là những việc vô ích, làm mất cơ hội cứu sống người bệnh bị đột quỵ.
Tế bào thần kinh sẽ bị chết dần sau khi khởi phát đột quỵ. Cứ một phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào não chết đi. Vì thế người đột quỵ cần được điều trị càng sớm càng tốt.
Hai trường hợp thường gặp ở người đột quỵ
Đột quỵ (còn gọi là tai biến mạch máu não) là tình trạng tổn thương não cấp tính. Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. Tuy nhiên trên thực tế, đột quỵ thiếu máu não là dạng đột quỵ thường gặp hơn. Cứ 3 bệnh nhân đột quỵ sẽ có 2 người đột quỵ thiếu máu não.
Có hai dạng đột quỵ là đột quỵ thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não. (Ảnh minh họa)
Đột quỵ thiếu máu não xảy ra khi có cục máu đông do mảng xơ vữa tại mạch máu não hoặc từ nơi khác theo dòng máu di chuyển đến não gây tắc nghẽn mạch máu. Tế bào não thiếu oxy và dưỡng chất nên bị tổn thương, nếu để lâu tế bào sẽ chết.
Trong khi đó, đột quỵ xuất huyết não xảy ra khi một mạch máu bị vỡ. Mức độ nghiêm trọng của đột quỵ tùy thuộc vào diện tích vùng não bị tổn thương và thời gian tế bào não không được cung cấp máu đầy đủ.
Mười bí quyết cấp cứu người đột quỵ
1. Nhận biết sớm biểu hiện: Méo miệng, biểu hiện rõ khi bệnh nhân cười, nhe răng. Yếu liệt tay chân, có thể kiểm tra bằng cách yêu cầu bệnh nhân giơ hai tay, hai chân lên cao. Ngôn ngữ bất thường, giọng bị đơ đớ, có thể đề nghị bệnh nhân lặp lại cụm từ gì đó xem họ có hiểu và lặp lại được không. Đưa ngay người đột quỵ đến bệnh viện có điều trị đột quỵ gần nhất.
2. Đừng chủ quan cơn thiếu máu não thoáng qua: Trong nhiều trường hợp, người đột quỵ chỉ có triệu chứng thoáng qua, khoảng một giờ sau đó giảm dần, nhưng không vì vậy mà nghĩ rằng mình đã khỏe. Vì sự tắc nghẽn mạch máu nhỏ sẽ khiến một phần nhỏ mô não bị thiếu máu tạm thời và sớm được phục hồi nhờ cục máu đông tự vỡ (do kích thước nhỏ), hoặc mô não này có thể nhận được dòng máu từ một nhánh mạch máu cạnh bên.
Tuy nhiên cứ 10 bệnh nhân có cơn thiếu máu não thoáng qua sẽ có 1 người xuất hiện đột quỵ thật sự trong một tuần kế tiếp.
3. Xác định thời gian khởi bệnh đột quỵ.
4. Giữ người đột quỵ nằm yên, tránh bị té ngã, sau đó cho bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ.
5. Đưa bệnh nhân đến ngay các trung tâm có thể can thiệp đột quỵ não cấp tính để được điều trị kịp thời.
6. Nếu bệnh nhân lơ mơ, hôn mê: cần xem bệnh nhân thở bình thường, thở nhanh, thở chậm hay ngừng thở. Nếu ngừng thở, cần hô hấp nhân tạo, vì cấp cứu hô hấp là việc đầu tiên phải làm để đảm bảo đủ oxy cho tim và não.
7. “Thời gian vàng” để cấp cứu tính từ triệu chứng khởi phát cơn đột quỵ là sáu giờ. Thời gian tốt nhất là ba giờ sau khi xảy ra cơn đột quỵ. Với sự tiến bộ của y học, ngày nay người ta có thể dùng thuốc làm tan cục máu gây ra tắc mạch máu não. Tuy nhiên, nó chỉ được dùng cho những người bệnh đến viện sớm trong vòng 4, 5 giờ sau khi khởi phát bệnh.
Video đang HOT
Từ 4,5 – 6 giờ chỉ còn có thể áp dụng thông mạch bằng dụng cụ rút huyết khối. Nếu muộn hơn, không còn thông mạch được nữa, việc điều trị rất khó khăn, khả năng tiên lượng xấu rất cao.
8. Tuyệt đối đừng chờ đợi với hi vọng cơn đột quỵ sẽ qua đi hoặc cho người đột quỵ uống thuốc linh tinh… Theo các bác sĩ, khi có các dấu hiệu nghi bị đột quỵ, cần đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế càng nhanh càng tốt.
9. Tự uống thuốc hạ huyết áp là tự hại mình.
10. Đột quỵ thiếu máu não hiện có thể được điều trị nếu cấp cứu kịp thời. Khi thấy người nhà có dấu hiệu của đột quỵ, việc cần làm của người thân là gọi ngay cấp cứu.
Những sai lầm khi cứu người đột quỵ
1. Không được tự ý điều trị cho người đột quỵ dù chỉ là bấm huyệt, châm cứu, cạo gió… Vì những động tác này có thể làm chậm trễ việc điều trị, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
2. Không được cho người đột quỵ ăn uống để đề phòng nôn ói, trào ngược thức ăn vào đường thở sẽ rất nguy hiểm.
3. Không tự ý dùng thuốc hạ áp hay ngậm thuốc huyết áp dưới lưỡi. Bởi vì đột quỵ có hai dạng đột quỵ do thiếu máu não và đột quỵ xuất huyết não, nếu bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu khi ngậm thuốc dưới lưỡi sẽ làm tuột huyết áp, các tĩnh mạch càng thiếu máu, làm tăng nguy cơ tử vong hơn. Ngoài ra, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân dẫn tới đột quỵ nhưng nó là sự ảnh hưởng của một quá trình dài.
Ở thời điểm đột quỵ do tắc mạch máu, cơ thể sẽ có cơ chế tự động tăng huyết áp để bằng mọi cách “khơi thông” dòng máu. Nếu uống thuốc hạ huyết áp vào thời điểm này sẽ đi ngược cơ chế tự nhiên của cơ thể và làm mất thêm thời gian.
8 việc giúp bạn ngăn chặn đột quỵ 'tấn công', áp dụng sớm để giảm rủi ro tử vong
Đột quỵ là căn bệnh có thể gây tử vong hoặc di chứng nặng kéo dài suốt đời, do vậy, việc phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ là điều ai cũng nên làm.
Thời gian gần đây, nhiệt độ thay đổi chênh lệch ở mức cao có thể là một trong những nguyên nhân khiến sức khỏe bị ảnh hưởng. Vậy chúng ta nên sớm áp dụng những thói quen sinh hoạt nào để tránh bị đột quỵ?
Ngay từ hôm nay, hãy để lối sống của bạn trở nên lành mạnh, chỉ có như vậy mới giúp chúng ta ngăn ngừa rủi ro đột quỵ có thể xảy đến với bất kỳ ai.
1. Đừng vội bật dậy nhanh chóng vào buổi sáng, nhớ giữ ấm cơ thể cẩn thận
Tai biến mạch máu não hay đột quỵ thường xảy ra nhất khi chuyển mùa và nhiệt độ chênh lệch lớn giữa buổi sáng và buổi tối.
Buổi sáng thức dậy, trước tiên bạn đừng vội ra khỏi chiếc giường ấm áp của mình, thay vào đó bạn có thể ngồi thêm một lúc, hoặc nằm tiếp trên giường, để cơ thể thích nghi với nhiệt độ bên ngoài rồi hãy đứng dậy và rời khỏi giường.
Đồng thời, hãy nhớ mang theo áo khoác mỏng hoặc mũ, khăn quàng và giữ ấm khi ra ngoài trong trường hợp nhiệt độ ngoài trời thấp.
2. Uống một cốc nước ấm sau khi ăn sáng
Bạn có thể chưa biết, có nhiều người bị đột quỵ bất ngờ trong nhà vệ sinh khi đang đi đại tiện, điều này cần phải nhấn mạnh để mọi người chú ý hơn.
Uống nước vào buổi sáng chủ yếu là giúp nhu động dạ dày ruột vận động hiệu quả và đi tiêu trơn tru sau khi ăn sáng, nếu không, không đủ nước hoặc rặn mạnh khi đại tiện sẽ dễ gây rủi ro đột quỵ.
3. Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp là nguyên tắc phòng ngừa đột quỵ cơ bản nhất. Nghiên cứu cho thấy cứ giảm 10 mm thủy ngân (mmHg) huyết áp, nguy cơ đột quỵ sẽ giảm đi một nửa.
Hướng dẫn mới nhất được công bố trên Tạp chí Stroke năm 2014 nhấn mạnh rằng, không chỉ những người lớn tuổi mới cần chú ý đến huyết áp mà những phụ nữ trẻ dùng thuốc tránh thai cũng nên đo huyết áp trước khi uống thuốc tránh thai.
4. Thường xuyên tập thể dục ở mức độ vừa phải
Chỉ cần tập thể dục 15 phút mỗi ngày, 90 phút mỗi tuần, có thể giảm 24% nguy cơ đột quỵ. Những người bị huyết áp cao nếu tiếp tục tập thể dục thậm chí còn giảm được 34% nguy cơ đột quỵ.
Tập thể dục cũng có thể ngăn ngừa đột quỵ thứ phát cho những người đã từng bị đột quỵ. Lin Zigan, bác sĩ trưởng khoa phẫu thuật thần kinh tại Bệnh viện Chang Gung Memorial Đài Loan nhắn nhủ rằng, những người không tập thể dục dễ bị tắc nghẽn mạch máu. Một khi máu lưu thông kém, các cử động nhỏ cũng có thể dẫn đến các vấn đề lớn.
5. Duy trì chế độ ăn nhạt, ít dầu và ít muối
Một chế độ ăn ít chất béo, ít dầu mỡ có thể giảm cholesterol và ngăn ngừa đột quỵ do thiếu máu cục bộ.
Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo rằng lượng calo từ thực phẩm béo không nên vượt quá 30% tổng lượng calo hàng ngày và lượng cholesterol hàng ngày tốt hơn nên ít hơn 300 mg.
Một quả trứng chứa khoảng 260 mg cholesterol, vì vậy ăn một quả trứng mỗi ngày không có vấn đề gì.
Axit béo omega-3 từ cá béo có thể giúp kiểm soát huyết áp và ngăn ngừa viêm mạch máu. Hoặc bạn cũng có thể ăn yến mạch và một ít các loại hạt vào bữa sáng. Chất xơ hòa tan trong nước của yến mạch có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol ở ruột, thay đổi nồng độ axit béo trong máu, giảm cholesterol xấu và chất béo trung tính. Các loại hạt chứa axit béo không bão hòa đa, có thể duy trì sức khỏe của động mạch và mạch máu.
Ăn ít thịt ba chỉ, thịt xông khói, ít tẩm ướp gia vị và ít sử dụng các món kho bán sẵn, có thể giảm hấp thụ hàm lượng natri quá mức, tránh giữ nước trong cơ thể và mất cân bằng, tăng huyết áp và gánh nặng cho tim.
6. Đo mạch ở những thời điểm bình thường, làm điện tâm đồ và siêu âm động mạch cảnh định kỳ khi trên 40 tuổi
Nghiên cứu cho thấy rằng sau 40 tuổi, có 1/4 nguy cơ phát triển bệnh rung nhĩ, và tuổi càng cao thì nguy cơ này càng cao.
Rung tâm nhĩ (rung nhĩ hay rối loạn nhịp tim) là một "kẻ giết người tiềm ẩn" của đột quỵ. Những người bị rung tâm nhĩ có nguy cơ bị đột quỵ cao gấp 5 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 2 lần so với người bình thường.
Do đó, nên đo mạch mỗi ngày, nhịp tim trung bình của người bình thường đập từ 60 đến 100 lần/phút, nhịp đập của mạch cũng giống như nhịp tim, nếu thấy mạch quá thấp hoặc không đều thì bạn nên đi khám càng sớm càng tốt.
Ngoài ra, đối với những người trên 40 tuổi, nên làm thêm điện tâm đồ và siêu âm động mạch cảnh để kiểm tra xem có rung tâm nhĩ hay không, đồng thời đo độ dày lớp trong của động mạch cảnh và mức độ xơ cứng của động mạch để xác định xem có nguy cơ đột quỵ hay không.
Nếu bạn trên 45 tuổi và có tiền sử gia đình bị đột quỵ, hội chứng chuyển hóa, hút thuốc, đau nửa đầu và các yếu tố nguy cơ khác, thì bác sĩ Chen Long, chuyên gia chăm sóc sức khỏe tại Khoa Thần kinh của Bệnh viện Shuanghe, Đài Loan gợi ý rằng, thi thoảng bạn nên chụp cộng hưởng từ não hoặc nên bổ sung đầy đủ các bài kiểm tra não bộ theo hướng dẫn của bác sĩ.
7. Phụ nữ mang thai từng bị tiền sản giật nên dùng aspirin liều thấp để ngăn ngừa đột quỵ.
Chúng ta từng nghĩ aspirin như một loại thuốc ngăn ngừa đột quỵ cấp độ hai. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ và Hiệp hội Đột quỵ Hoa Kỳ mới đây đã khuyến cáo Trong tài liệu "Hướng dẫn Phòng ngừa Đột quỵ cho Phụ nữ" rằng những phụ nữ đã từng bị tiền sản giật hoặc thuộc nhóm nguy cơ cao có thể dùng aspirin liều thấp từ tuần thứ 12 của thai kỳ.
Mặc dù tiền sản giật sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng phụ nữ bị tăng huyết áp thai kỳ hoặc tiền sản giật khi mang thai có nguy cơ cao bị cao huyết áp và đột quỵ trong tương lai.
Đối với bệnh nhân có bệnh tim mạch hoặc đột quỵ, liều khuyến cáo của aspirin là 50-100mg; một viên aspirin ở Đài Loan là khoảng 100mg và bạn có thể dùng một viên trong hai ngày. Nếu bạn mua ở Hoa Kỳ, một viên là khoảng 81mg. Nên chú ý liều lượng thuốc và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng. Cần chú ý đến tác dụng phụ của thuốc là có thể gây loét, chảy máu hoặc thủng đường tiêu hóa, nếu xảy ra thì nên ngưng sử dụng thuốc.
Ngoài ra, đối với phụ nữ từ 65 đến 79 tuổi, hướng dẫn mới cũng khuyến cáo họ nên uống 81mg aspirin mỗi ngày để ngăn ngừa cục máu đông.
Tất cả các gợi ý về việc sử dụng thuốc này đều phải dựa vào thực tế sức khỏe của mỗi cá nhân dưới sự cho phép của bác sĩ.
8. Thuốc thay đổi thói quen trong lối sống có thể ngăn ngừa đột quỵ thứ phát hiệu quả
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, thay vì cấy các stent để mở rộng động mạch trong não để cải thiện lưu lượng máu, tốt hơn nên dùng thuốc và thay đổi thói quen lối sống (chẳng hạn như tập thể dục, tránh béo phì và bỏ thuốc lá) để ngăn ngừa đột quỵ thứ phát.
Người bị cao huyết áp và mỡ máu cao phải thường xuyên dùng thuốc hạ huyết áp và giảm mỡ máu để phòng ngừa một cơn đột quỵ khác có thể xảy ra.
Bác sĩ Lian Liming, Giám đốc Đơn vị Chăm sóc Đặc biệt Thần kinh của Bệnh viện Xinguang, Đài Loan chỉ ra rằng, việc sử dụng thuốc chống huyết khối sau khi bệnh nhân đột quỵ xuất viện sẽ giảm 67% tỷ lệ tái đột quỵ trong ba tháng sau đó.
Những người bị rung nhĩ dùng thuốc chống đông máu sau đột quỵ cũng có thể giảm một nửa nguy cơ tử vong do đột quỵ khác trong vòng 3 tháng.
3 dấu hiệu nhận biết sớm đột quỵ, cần đi cấp cứu ngay Theo bác sĩ, bệnh nhân đột quỵ cần được cấp cứu, điều trị sớm nhất có thể. Do vậy, việc nhận biết được dấu hiện đột quỵ tại nhà rất cần thiết, giúp nhanh chóng đưa bệnh nhân đột quỵ nhập viện. Theo PGS.TS Phạm Đình Đài, Chủ nhiệm Khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103, nếu một trong ba triệu chứng...