Sai lầm chết người, bà Clinton “mang dao đi đấu súng”
Khi ông Trump thổi bùng cảm xúc của cử tri để giành lấy lá phiếu của họ, ứng cử viên đảng Dân chủ vẫn bình thản rao giảng đạo lý đúng sai. Đó có thể là sai lầm chết người mà cựu Thủ tướng Anh David Cameron từng phạm phải.
Theo ông John McTernan, người từng viết diễn văn cho cựu Thủ tướng Anh Tony Blair và là giám đốc truyền thông của cựu Thủ tướng Australia Julia Gillard, chiến lược đó của bà Clinton không khác gì việc mang dao tới một trận đấu súng và đó là sai lầm.
Chính trị là một môn thể thao va chạm và các cuộc bầu cử đều rất tàn khốc. Để trở thành người cuối cùng giương cao quyền lực, ít nhất một ứng cử viên phải chiến đấu đủ hăng và đủ mạnh như đối thủ. Bởi nếu một ứng cử viên không thể chiến đấu quyết liệt để giành giật công việc tổng thống thì người này cũng không thể chiến đấu hết sức vì công việc của cử tri.
Bà Clinton cần quyết liệt hơn trong chiến dịch. Ảnh: EPA/TTXVN
Theo nhận xét của ông McTernan, cho đến nay, mọi sai trái hay lời sỉ nhục phát ra từ phía ông Trump đều được chiến dịch vận động tranh cử của bà Clinton đáp lại bằng những tuyên bố vạch ra kế hoạch chi tiết, và dựa trên các cứ liệu để cho thấy với văn phòng của Tổng thống Mỹ, ông Trump là ứng cử viên kém phù hợp hơn. Nhưng theo ông McTernan, chiến dịch vận động tranh cử tổng thống không phải là một hội thảo học thuật, lại càng không phải là một trận đấu để đội có bản kế hoạch 10 điểm giành chiến thắng với tỉ số cách biệt 10 – 0 trước đội không có kế hoạch nào. Trong cuộc đấu chính trị này, ông McTernan kết luận, chính cảm xúc của cử tri chứ không phải sự kiên nhẫn thu thập dữ liệu làm cơ sở cho các phát ngôn, sẽ là nhân tố làm nên đại sự.
Bài học đó có thể rút ra từ thất bại của cựu Thủ tướng Anh David Cameron trong cuộc trưng cầu dân ý đi hay ở lại Liên minh châu Âu của người Anh. Lý lẽ lặng im đã không thể giành chiến thắng. Thông tin và bằng chứng chứng minh người nhập cư mang lại lợi ích cho nền kinh tế và mọi người được hưởng lợi từ toàn cầu hóa là không đủ, thậm chí chưa gần đến ngưỡng vừa đủ. Cảm xúc của những những người muốn ra đi đã áp đảo lí lẽ và lập luận lý trí của phe ở lại.
Video đang HOT
Tương tự như vậy trong câu chuyện tranh cử ở nước Mỹ, ông Trump có hàng ngàn những điểm không: không đáng tin với vũ khí hạt nhân, không sát cánh cùng đồng minh châu Âu chống Tổng thống Nga Vladimir Putin, không phù hợp và không nhiều thứ khác. Nhưng ông Trump lại có một điểm có: Có khả năng khơi gợi góc “đen tối” nhất và những suy nghĩ nguy hiểm nhất của cử tri. Với một ứng cử viên thông thường, đó là điểm yếu. Song với ông Trump, đó lại là sức mạnh.
Khi nổi đóa, ứng cử viên của đảng Cộng hòa biết rõ ông đang làm gì: Khuấy đảo sự tức giận để thứ năng lượng đó tiếp liệu cho chiến dịch tranh cử của mình. Đó có thể là cơn giận của giới tinh hoa, cơn giận ở những người “khác”, cơn giận ở số 1% giàu có. Dù mục tiêu ông Trump hướng đến có là ai thì mục đích cũng chỉ có một: tạo ra cơn giận trong cử tri để họ đi đến một lựa chọn duy nhất – bỏ phiếu cho Trump.
Chiến dịch của bà Clinton đánh trả bằng cách chỉ ra những nguy cơ ông Trump có thể mang lại với nước Mỹ và với thế giới. Nhưng cách làm nhẹ tay của họ tạo nên vấn đề trong một cuộc đối đầu quyết liệt hơn thế. Ông Trump giành được sự ủng hộ của cử tri bằng sự tức giận và bà Clinton cũng cần phải làm điều đó, ít nhất bằng cách thể hiện sự tức giận của chính mình.
Với bà Hillary Clinton, rủi ro đã chạm ngưỡng cao và không thể cao hơn nữa khi lịch sử đã an bài để một ứng cử viên đủ tiêu chuẩn nhất từng xuất hiện trong một cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đối đầu với một ứng cử viên là một người nổi tiếng, ngôi sao của chương trình truyền hình thực tế. Nếu không bắt đầu nhằm đánh trực tiếp vào ông Trump, bà Clinton có thể sẽ phải dành cả phần đời còn lại để hối tiếc vì chiến dịch của bà đã không tung ra những đòn đánh đủ mạnh và đủ hay để giành chiến thắng.
Theo Vietnam
Clinton-Trump bắt đầu tranh luận vào đầu tuần sau
Clinton-Trump bắt đầu tranh luận vào đầu tuần sau 26-9 tại đại học Hofstra (New York). Bà Clinton được đánh giá có lợi thế hơn.
Cuộc tranh luận đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống Dân chủ Hillary Clinton và Cộng hòa Donald Trump sẽ diễn ra vào đầu tuần sau 26-9.
Cuộc tranh luận kéo dài 90 phút này sẽ diễn ra tại đại học Hofstra bên ngoài TP New York, được truyền hình trực tiếp vào khung giờ vàng ở Mỹ. Ước tính sẽ có hàng chục triệu người Mỹ theo dõi cuộc tranh luận, kỷ lục người xem các cuộc tranh luận tổng thống trước đây có thể sẽ bị phá.
Theo các chuyên gia, hai ứng viên sẽ phải hết sức cẩn trọng vì bất kỳ lời nói, thậm chí chỉ là ánh mắt, cử chỉ cũng có thể ảnh hưởng đến sự ủng hộ của cử tri.
Một số nhà phân tích cho rằng ưu thế bà Clinton - vốn có kinh nghiệm chính trường nhiều năm khi là cựu ngoại trưởng, cựu nghị sĩ - đang nhỉnh hơn ông Trump một chút.
Theo AFP thì bà Clinton đã chuẩn bị rất kỹ càng cho cuộc đối đầu sắp tới với ông Trump. Bà nghiên cứu cẩn thận các cuộc tranh luận của ông Trump với các ứng viên Cộng hòa khác trong giai đoạn bầu cử sơ bộ. Bà Clinton thậm chí còn tư vấn các nhà tâm lý để hiểu hơn về nhược điểm của đối thủ.
Điều gây khó khăn cho bà Clinton không chỉ là các quan điểm trái ngược của ông Trump trong nhiều vấn đề chính sách mà còn là tính cách không kiên định, hay thay đổi và cả thái độ khó lường lúc bình tĩnh lúc hiếu chiến của ông Trump.
"Tôi không biết ông Trump sẽ thể hiện mình như thế nào trong buổi tranh luận tới. Có thể ông ấy sẽ cố gắng thể hiện nghiêm nghị như một tổng thống, cũng có thể ông ấy sẽ lại sỉ nhục ai đó và hiếu chiến về một số vấn đề." bà Clinton nói với người ủng hộ trong một sự kiện gây quỹ gần đây.
Bà Clinton và ông Trump sẽ tranh luận lần đầu vào ngày 26-9 tới. Ảnh: REUTERS
Nhà khoa học chính trị Wendy Schiller thuộc đại học Brown (Mỹ) nhận định bà Clinton đang chịu áp lực từ những người ủng hộ là phải đối đầu, công kích trực tiếp ông Trump, khiến ông ta mất bình tĩnh. Bà cũng cho rằng đây là chiến lược tốt nhất của bà Clinton, tuy nhiên theo bà đó cũng là thách thức lớn với vì đây không phải là đặc trưng của bà Clinton.
Về ông Trump, bà Schiller nhận định nhân vật này có những điểm mạnh và thách thức rất riêng mới có thể đánh bại các chính trị gia nhà nghề khác của đảng Cộng hòa giành được đề cử của đảng.
"Nhiệm vụ của Trump phải nhắc nhở các cử tri Cộng hòa rằng ông ấy là một thành viên Cộng hòa, ủng hộ các chính sách của đảng Cộng hòa. Trump phải nhắc cho các thành viên đảng mình rằng ông ấy sẽ là một tổng thống Cộng hòa." theo bà Schiller.
Trump cũng phải chứng minh cho được mình hoàn toàn có đủ khí chất để trở thành tổng thống - điều mà bà Clinton thường xuyên chê bai Trump.
"Nếu ông ấy bất lịch sự với bà Clinton, nếu ông ấy tỏ ra thấp kém, tục tĩu, coi thường phụ nữ, ông ấy sẽ mất cơ hội chiếm được thiện cảm của phụ nữ. Và mất đi sự ủng hộ của phụ nữ đồng nghĩa ông ấy sẽ thua luôn trong cuộc đua, vì cử tri nữ chiếm 53% tổng các cử tri."
Ngoài ra Trump còn phải nghiên cứu kỹ hơn, chi tiết hơn về các đề xuất chính sách của mình, vì có thể sẽ bị bà Clinton quay về vấn đề này.
ĐĂNG KHOA
Theo PLO
Cảnh sát Mỹ đấu súng, truy đuổi kẻ phục kích trên phố Một cuộc truy bắt và đấu súng dữ dội diễn ra trên đường phố Philadelphia, Mỹ, khiến hai người thiệt mạng, bao gồm cả kẻ tấn công, và 5 người bị thương. Chiếc xe tuần tra của cảnh sát bị trúng đạn. Ảnh: CBS Vụ việc xảy ra vào khoảng 23h20 ngày 16/9 (giờ địa phương) ở khu vực Tây Philadelphia, theo CBS...