Sài Gòn xuống 19 độ C
Ảnh hưởng không khí lạnh phía Bắc, nhiệt độ TP HCM sáng sớm xuống 19 độ C, trưa tăng lên 33 độ C, chênh lệch khá lớn khiến trẻ nhỏ, người lớn tuổi dễ mắc bệnh.
Sớm 13/1, nhiều người dân TP HCM ra đường mang áo len, quấn khăn quàng cổ, đeo găng tay, khẩu trang bịt kín người vì nhiệt độ xuống thấp. Nhân viên bảo vệ các cửa hàng mang sơ mi đồng phục, cảnh sát giao thông làm việc tại các nút giao khoanh hai tay trước ngực vì lạnh. Nhiều em nhỏ được phụ huynh chở đến trường mang áo khoác, đội nón len, găng tay.
Người dân TP HCM ra đường mang áo khoác, khăn quàng cổ, sáng 13/1. Ảnh: Hà An.
Anh Vũ Ngọc Thanh, 37 tuổi, chở hai con gái đến trường mầm non trên đường Đinh Bộ Lĩnh, quận Bình Thạnh cho biết, từ đêm qua trời lạnh khiến cả nhà khi đi ngủ phải đắp chăn dày. “Sáng nay chở con đi học, tôi phải che chắn, giữ ấm cho hai đứa, nhất là bé lớn hay bị cảm khi thời tiết thay đổi”, anh Thanh nói.
Ở công viên Lê Văn Tám, quận 1, nhiều người chạy bộ, chơi cầu lông, bóng chuyền phải khoác thêm áo dài, đeo găng tay. Chị Ngọc Thúy, 35 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh nói sáng nay nhiệt độ xuống thấp nên khi vào công viên đánh cầu lông, chị mang thêm áo khoác giữ ấm cơ thể, tránh sốc nhiệt.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, số liệu quan trắc tại trạm Tà Lài (Đồng Nai) sáng nay 14,4 độ C, thấp nhất các tỉnh Đông Nam Bộ. Nhiệt độ ở Tây Ninh hơn 16 độ C, Bình Phước 17 độ C, Bình Dương 17 độ C, Nhà Bè (TP HCM) 19 độ C. Tuy nhiên đến trưa nhiệt độ các khu vực này lên 32-33 độ C.
Ông Lê Đình Quyết, Phó phòng dự báo, Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ nhận định, nhiệt độ TP HCM và Đông Nam Bộ còn xuống thấp trong 2 -3 ngày tới. Sau đó khối không khí lạnh ở phía Bắc suy yếu, gió Đông Bắc khô ảnh hưởng, khiến thời tiết Nam Bộ, trong đó có TP HCM ngày giảm mây, nắng nhiều hơn, nhiệt độ sáng sớm ở mức 22-24 độ C.
Video đang HOT
Chênh lệch lớn giữa nhiệt độ sáng và trưa, ông Quyết khuyến cáo người dân cần giữ ấm cơ thể khi ra đường, đặc biệt trẻ em, người lớn tuổi. Người lao động ở công trường, làm việc lâu ngoài trời dễ bị mệt mỏi, cần uống nhiều nước. Nhiệt độ buổi trưa tăng cao, độ ẩm thấp dễ xảy ra cháy nổ.
Hơn 10 năm qua, TP HCM từng có đợt lạnh 17 độ C cuối năm 2009. Những năm sau đó, nhiệt độ thấp nhất mỗi năm phổ biến mức 18 độ C vào đầu năm 2015, 2016… Tuy nhiên, theo dữ liệu từ năm 1976 đến 2019 của Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, nhiệt độ TP HCM từng xuống 16,4 độ C vào ngày 25/12/1999 đo ở trạm Tân Sơn Hòa.
Cứ "quan hệ" với bạn gái là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu, chàng trai 24 tuổi cảm thấy tự hào nhưng bác sĩ bày tỏ lo ngại
Ngày thường, anh Quân đánh cầu lông và vận động mạnh đều không sao, nhưng mỗi khi làm "chuyện ấy" với bạn gái thì anh chảy máu mũi xối xả.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan, khoa Tai Mũi Họng, bệnh viện Taichung Armed Forces General Hospital, chia sẻ về trường hợp anh Quân (24 tuổi) sống tại Đài Loan.
Anh Quân đến bệnh viện cùng bạn gái trong đêm khuya với tình trạng chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu. Kết quả nội soi phát hiện anh bị vỡ mao mạch khoang mũi và phải tiến hành phẫu thuật cầm máu.
Tình trạng của anh Quân là chảy máu mũi hơn 30 phút vẫn không thể cầm máu
Điều khiến bác sĩ cảm thấy khó hiểu là anh Quân là một chàng trai trẻ, không có dấu hiệu mắc bệnh nội khoa như bệnh máu khó đông, không sử dụng thuốc chống đông máu, không có tiền sử chấn thương do tai nạn. Anh chỉ có vấn đề nghiêm trọng về dị ứng mũi, vẹo vách ngăn mũi, chính vì vậy, máu phun mạnh từ mũi đến mức không thể cầm máu là một tình trạng hiếm gặp.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan hiếu kỳ hỏi bệnh nhân: "Đây là lần đầu tiên anh chảy máu mũi nghiêm trọng thế à?". Anh Quân ấp úng cho biết: "Thật ra, tôi thường gặp tình trạng như vậy, mỗi lần đến bệnh viện khám, bác sĩ không tiến hành kiểm tra đặc biệt và chỉ kê đơn thuốc. Mỗi lần chảy máu mũi, tôi thường dùng tay đè mũi cầm máu, nếu sơ cứu không hiệu quả mới đến bệnh viện khám".
Anh Quân đề cập đến tình trạng chảy máu mũi nghiêm trọng mỗi khi "quan hệ" với bạn gái suốt 1 năm nay. Ngày thường, anh Quân đánh cầu lông và vận động mạnh đều không sao, nhưng mỗi khi làm "chuyện ấy" với bạn gái là anh lại bị chảy máu mũi xối xả.
Nghe anh Quân miêu tả sự việc, bác sĩ Ngô Chiêu Khoan liên tưởng đến hành vi thân mật với bạn gái đã làm anh Quân thay đổi hormone cơ thể, thêm vào đó, cơ địa của anh Quân có mao mạch yếu, xuất huyết nhiều lần càng khiến tình trạng trở nên trầm trọng. Thế nhưng, anh Quân cho rằng đây là điều đáng tự hào, anh bật mí: "Mỗi tuần, tôi chảy máu mũi từ 2 - 3 lần khi quan hệ với bạn gái".
Ảnh minh họa
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan giải thích: "Hiện tượng sinh lý xảy ra trên cơ thể con người rất kỳ diệu, mao mạch niêm mạc mũi có thể điều chỉnh theo nhiệt độ hay độ ẩm của khí hậu. Khi chúng ta hít khí lạnh hoặc khoang mũi thiếu độ ẩm, mao mạch niêm mạc mũi sẽ tăng cường máu và tiết dịch nhầy để đảm bảo độ ấm và độ ẩm trong khoang mũi. Trái lại, khi mao mạch niêm mạc mũi co lại và giảm dịch nhầy sẽ làm giảm nhiệt độ trong khoang mũi. Có một hiện tượng gọi là viêm mũi trong tuần trăng mặt. Khi nam nữ "quan hệ" với nhau, mao mạch niêm mạc mũi sẽ thay đổi giống như thể hang ở bộ phận sinh dục bị sung huyết, gây nghẹt mũi, chảy nước mũi hoặc hắt hơi liên tục".
Trường hợp của anh Quân là do hormone tiết ra trong trạng thái phấn khích khi ân ái với bạn gái, các dây thần kinh phó giao cảm góp phần thúc đẩy sự giãn nở nhanh chóng các mao mạch và các tuyến bài tiết. Lúc này, nếu cấu trúc của mao mạch niêm mạc mũi yếu sẽ dẫn đến tình trạng mao mạch vỡ, gây xuất huyết do tăng huyết áp. Một số nhà khoa học gọi đây là hiện tượng chảy máu cam khi hưng phấn, đặc biệt là khi nam giới quan hệ với bạn tình.
Bác sĩ Ngô Chiêu Khoan thông tin thêm, điều trị cho bệnh nhân chảy máu mũi là kê đơn sử dụng thuốc cầm máu và thuốc kháng histamin. Vỡ mao mạch niêm mạc mũi thường hồi phục trong 5 - 7 ngày, quá trình hồi phục vết thương sẽ gây cảm giác ngứa, khiến bệnh nhân muốn gãi mũi dẫn đến tình trạng tái phát vỡ mao mạch và xuất huyết nhiều lần.
Bác sĩ đưa ra lời khuyên, trong quá trình hồi phục vết thương, bệnh nhân cần tránh vận động mạnh, lưu ý nhiệt độ nước tắm và tránh tắm hơi, cẩn trọng sử dụng thực phẩm bổ sung. Một số bệnh nhân lầm tưởng sử dụng thuốc bổ máu và thúc đẩy tuần hoàn máu sẽ khiến vết thương ở niêm mạc mũi mau lành, nhưng thực tế điều này sẽ gây tình trạng phản ứng và dễ chảy máu mũi.
Cách cầm máu mũi tốt nhất là đặt bệnh nhân ngồi trên ghế, đầu cúi về phía trước, tuyệt đối không ngửa về phía sau nhằm tránh tình trạng máu chảy ngược vào khoang mũi gây ho sặc. Dùng ngón cái và ngón trỏ đè vào cánh mũi, há miệng hít thở, sau 15 phút kiểm tra xem liệu có cầm máu được không? Nếu máu mũi vẫn chảy thì thực hiện thao tác trên 2 lần, nếu bệnh nhân vẫn không thể cầm máu thì nên đến bệnh viện điều trị.
Bạn sẽ cần gặp bác sĩ nếu bạn:
Thấy máu phun mạnh ra từ mũi hay bạn nôn ra máu nhiều lần.
Đang bị tăng huyết áp hoặc có bệnh lý huyết học (ưa chảy máu, bệnh bạch cầu) có thể gây ra hiện tượng chảy máu mũi.
Đang dùng thuốc chống đông (warfarin).
Bạn bị sốt cao hơn 38,9 độ C, đặc biệt khi mũi bạn đã được nhét bông cầm máu.
Bị khó thở.
Chảy máu không ngừng sau 30 phút kể cả khi đã đè mũi
Xảy ra sau chấn thương, chẳng hạn như tai nạn xe hơi.
Hội Salim, Quỳnh Anh Shyn, SunHT độ này hay rủ nhau đi chơi cầu lông, bạn cũng nên mua vợt ngay khi biết tới 5 lợi ích tuyệt vời của bộ môn này Lúc thì rủ nhau đi đánh cầu lông buổi chiều, lúc lại "rồng rắn" đưa nhau tới sân tập giữa 10 giờ đêm. Vậy mới thấy chuyện tập luyện bất kể ngày đêm của hội bạn này quả là động lực lớn cho những cô nàng đang muốn cải thiện vóc dáng. Một trong những hội bạn thân cực quyền lực ở showbiz...