Sài Gòn về đêm nhìn từ trên cao
Là thành phố sôi động nhất cả nước, Sài Gòn về đêm như không ngủ với những ánh đèn thắp sáng trên khắp các tuyến đường và tòa nhà tạo nên cảnh tượng lung linh.
Với hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn ngày nay có nhiều thay đổi để trở thành một trong những trung tâm kinh tế và chính trị của cả nước. Điều dễ nhận ra là những tòa nhà cao tầng ở đây mọc lên ngày càng nhiều. Bức ảnh ghi lại toàn cảnh thành phố hoa lệ nhìn từ tòa nhà cao tầng trên đường Đồng Khởi.
Cầu Thủ Thiêm bắc qua sông Sài Gòn cũng là một trong những biểu tượng về sức sống mới của thành phố. Cây cầu hiện đại bậc nhất Sài Gòn này nối quận Bình Thạnh với khu đô thị mới Thủ Thiêm, quận 2.
Theo mô tả của nhiều người, sông Sài Gòn chia thành phố thành hai nửa đối lập. Một bên là khu đất giải tỏa hoang vắng, còn bên kia là cao ốc nhộn nhịp.
Video đang HOT
Một góc nhìn mới về nhà thờ Đức Bà khi đứng từ trên cao. Đây là điểm đến không thể bỏ qua của bất kỳ du khách nào khi tới Sài Gòn. Ngoài nổi tiếng với cà phê bệt, đây còn là nơi diễn ra nhiều hoạt động vui chơi, giải trí của thành phố.
Nhà thờ được xây dựng theo kiến trúc Roman vào năm 1877 do kiến trúc sư J.Bourard thiết kế. Không như những nhà thờ khác tại Sài Gòn, công trình này chẳng có vòng rào hoặc bờ tường bao quanh.
Đứng trên nóc Đại học Luật TP HCM, du khách cũng có thể ngắm toàn cảnh Sài Gòn và hướng ánh nhìn về phía bến cảng Nhà Rồng. Ngay gần đó là cầu Khánh Hội, nối liền quận 1 và quận 4.
Cảng Sài Gòn hoạt động không kể ngày đêm, là một hệ thống cảng biển đóng vai trò cửa ngõ của miền Nam trong các hoạt động xuất nhập khẩu.
Mua sắm là một trong những hoạt động yêu thích của du khách đến Sài Gòn. Ngoài các khu chợ, đây cũng là nơi có nhiều trung tâm thương mại sầm uất, mở cửa từ sáng tới tối muộn, đáp ứng không chỉ nhu cầu mua sắm mà còn cả ăn uống, giải trí.
Theo VNE
Sắp thay thế cống vòm 150 năm tuổi dưới lòng đất Sài Gòn
Tuyến cống vòm 150 năm tuổi, dưới lòng trung tâm Sài Gòn đã bị xuống cấp nghiêm trọng, nhiều đoạn bị sạt lở, mất gạch, vữa... Để đảm bảo an toàn lâu dài tuyến cống vòm dưới đường Đồng Khởi sẽ được thay thế hệ thống mới.
Theo Trung tâm điều hành chương trình chống ngập nước TPHCM, hiện nay rất nhiều tuyến cống vòm được xây dựng từ thời Pháp đến nay đã xuống cấp nghiêm trọng như sạt lở, mất gạch, vữa... Nguy cơ gây ảnh hưởng sụt lún mặt đường là rất cao, cần phải có phương án thay thế để đảm bảo an toàn.
Cống vòm dưới đường Đồng Khởi bị xuống cấp nghiêm trọng: sạt lở, mất gạch, vữa... (ảnh Công ty thoát nước đô thị TP)
Ông Đỗ Tấn Long - Trưởng phòng quản lý thoát nước, thuộc Trung tâm chống ngập TPHCM - cho biết: "Trên địa bàn thành phố có tổng cộng khoảng 100 km cống vòm cũ do người Pháp xây dựng. Hiện tại, hầu như tất cả các tuyến cống này đều đã bị xuống cấp cần thay thế, sửa chữa. Tuy nhiên, để thực hiện cần số tiền rất lớn nên phải ưu tiên thay thế đoạn nào bị hư hỏng nặng nhất".
Theo đó, tuyến cống vòm đường Đồng Khởi (đoạn từ Lê Thánh Tôn đến đường Tôn Đức Thắng) được xây dựng bằng gạch cách đây khoảng 150 năm. Đến nay, tuyến cống này đã xuống cấp, nhiều đoạn bị sạt lở, mất, gạch, vữa...
Trong thời gian qua, để tránh sụp mặt đường Đồng Khởi, Trung tâm này đã duy tu sửa chữa những vị trí bị hư hỏng cục bộ trên tuyến cống vòm. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn lâu dài, ông Long cho biết Trung tâm sẽ thực hiện dự án thay thế tuyến cống vòm dưới đường Đồng Khởi này.
Phía Trung tâm đã có văn bản đề nghị Khu Quản lý giao thông đô thị số 1 (thuộc Sở GTVT TP) có phương án phân luồng giao thông qua đoạn đường này. Và đặc biệt chú ý đến việc hạn chế cho xe tải nặng thường xuyên chở vật liệu vào trung tâm phục vụ các công trình xây dựng, cao ốc văn phòng.
Hệ thống cống vòm tại Sài Gòn do người Pháp xây dựng từ năm 1870. Cống lớn nhất có bề ngang 2,35 m; cao 1,8 m và nhỏ nhất có tiết diện là 0,5 m x 0,5 m. Cống vòm có tiết diện lớn được lắp đặt trên các tuyến đường khu vực quận 5, 6 như đường Trần Bình Trọng, Châu Văn Liêm, Nguyễn Tri Phương, Triệu Quang Phục,... Trong khi đó, khu vực trung tâm thành phố, các đường Đồng Khởi, Lý Tự Trọng, Pasteur, Phó Đức Chính, Lê Công Kiều... cống vòm có tiết diện trung bình 0,8 m x 1,6 m.
Quốc Anh
Theo dantri
Ép du khách mua dừa với giá "chặt chém" Nhiều du khách nước ngoài đến TP HCM trở thành miếng mồi cho một nhóm người giở đủ trò chèo kéo, ép mua dừa với giá "chặt chém". Một trái dừa bình thường có giá 10.000-15.000 đồng. Nhưng qua nhóm buôn bán bất lương này, du khách bị ép trả 50.000-100.000 đồng, thậm chí 200.000 đồng mỗi trái. Thực chất đó là hành...