Sài Gòn từ thời thành Bát Quái đến 1975 qua bản đồ
Những tấm bản đồ vẽ Sài Gòn từ khi mới hình thành cho đến trước năm 1975 được nhóm bạn trẻ dày công sưu tập, triển lãm cho người xem hiểu hơn về sự hình thành, phát triển của một vùng đất.
Từ ngày 1 đến 4/12, tại số 57D Tú Xương (Quận 3, TP HCM), nhóm bạn trẻ Sài Gòn Vi Vu tổ chức triển lãm những tấm bản đồ về vẽ thành phố Sài Gòn từ khi hình thành đến trước năm 1975.
Có tất cả 17 tấm bản đồ Sài Gòn được triển lãm. Mỗi tấm đều được phóng to với kích cỡ 80×60 cm để người coi dễ dàng hình dung.
Bạn Đỗ Viết Tuấn (25 tuổi), Trưởng dự án cho biết: “Nhóm mình phải chuẩn bị mất 3 tháng để tìm kiếm những tấm bản đồ này rồi scan, làm lại nội dung, viết chú thích…”
Tấm bản đồ Sài Gòn xưa nhất mà nhóm tìm kiếm được là bản đồ năm 1815 do ông Trần Văn Học vẽ. Lúc này thành Bát Quái vẫn tồn tại. Bản đồ này cho thấy không gian đô thị có hai hạt nhân quan trọng là vùng quận 1 hiện nay và vùng Chợ Lớn. Hai vùng được nối với nhau bằng con rạch Bến Nghé huyết mạch, là con đường lúa gạo từ các tỉnh miền Tây đến cảng Sài Gòn.
Tấm bản đồ Sài Gòn – Chợ Lớn năm 1960, lúc này người Pháp đã rời khỏi thành phố. Khi ấy, chính quyền Việt Nam Cộng Hòa đã đổi hết tên đường sang tiềng Việt. Thành phố khi ấy chỉ gói gọn trong các quận 1, 2, 3, 4. Trong đó, quận 2 nằm giữa quận 1 và quận 5 ngay nay; trong khi quận 3 rất rộng, bao gồm cả khu Hòa Hưng, Chí Hòa.
Bản đồ năm 1920, lúc này người Pháp đã quy hoạch thành phố bên bờ sông Sài Gòn, với trung tâm chủ yếu là khu vực quận 1 ngày nay. Lúc này một vài con đường lớn như Catinat (hiện là đường Đồng Khởi), Bonnard (Lê Lợi), Charner (Nguyễn Huệ), De la Somme (Hàm Nghi), Norodom (Lê Duẩn), chợ Bến Thành, nhà thờ Đức Bà, dinh Norodom… đã hình thành.
Tấm bản đồ mới nhất trong triển lãm là Sài Gòn và các vùng phụ cận năm 1973. Khi ấy, vùng Thủ Thiêm là quận 9, còn quận 7 ở khu vực Bình Tân, quận 6 ngày nay. Cả thành phố có 11 quận, các vùng Thủ Đức, Phú Nhuận, Gò Vấp, Tân Bình… thuộc địa phận tỉnh Gia Định.
Triển lãm thu hút nhiều người lớn tuổi đến tham quan. Ông Nguyễn Quý Trọng (69 tuổi, quận Gò Vấp) chăm chú xem lại bản đồ với bà Nguyễn Khánh Thục (định cư Canada), là bạn cùng trường trung học ngày xưa. “Chúng tôi nhìn bản đồ, xem tên đường và vẫn nhớ rõ ngày xưa mình hay đi qua đâu, ăn uống, vui chơi nơi nào”, ông Trọng bồi hồi.
Video đang HOT
Triển lãm còn thu hút nhiều bạn trẻ, người nước ngoài. “Mình thấy thú vị nhất khi biết những con đường mình hay đi hóa ra ngày xưa nó tên khác”, bạn Nguyễn Huy Minh (17 tuổi, Trung tâm giáo dục thường xuyên Tân Bình) chia sẻ.
Ngoài bản đồ, nhóm bạn còn dành một không gian trưng bày những đồ dùng quen thuộc một thời gắn bó với người Sài Gòn như: chiếc bàn, tủ, đài radio, điện thoại… “Chúng tôi đã nhờ những bậc cao niên tư vấn cách bài trí, sắp xếp sao cho đúng kiểu ngày xưa”, Viết Tuấn nói.
Chiếc máy đánh chữ hiệu Olympia xuất hiện từ thập niên 50, rất phổ biến với viên chức thành phố trước năm 1975.
Những vật dụng khác như tivi, xe cub 50, bộ bài, tấm phản… đều được nhóm sưu tập, bài trí để phản ánh nếp sinh hoạt môt thời đã qua của người Sài Gòn.
Quỳnh Trần
Theo VNE
Chợ cổ lớn nhất Sài Gòn chính thức tạm đóng cửa, người bán buồn khi cận Tết
Phải di dời hàng hóa sang chợ tạm ngay trước thời điểm bán hàng Tết nên nhiều tiểu thương chợ Bình Tây buồn bã cho rằng việc di dời sẽ ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu cuối năm.
Thế nhưng không còn cách nào khác bởi lẽ ngôi chợ này đã xuống cấp từ lâu và đây là lần "trùng tu" làm mới để đảm bảo an toàn cho bà con buôn bán.
Bắt đầu từ sáng 10.11, hơn 1.000 tiểu thương chợ Bình Tây di dời hàng hóa sang chợ tạm trên đường Tháp Mười (trước cổng chợ Bình Tây).
Đại diện Ban quản lý chợ cho biết, từ 10.11 đến 14.11, BQL chợ sẽ đóng khóa tất cả các cửa chính (chỉ để lại cửa số 6) nhằm phục vụ việc di dời hàng hóa của tiểu thương. Đến ngày 15.11, chợ Bình Tây chính sẽ chấm dứt hoạt động để bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Dự kiến thời gian sửa chữa nâng cấp chợ kéo dài khoảng 1 năm, sau thời gian này, tiểu thương sẽ tái bố trí vào chợ như mong muốn.
Theo Ban quản lý chợ Bình Tây, khu vực nhà lồng chợ có tổng cộng 1.446 sạp, trong đó nhiều sạp sử dụng làm kho chứa hàng nên số sạp thực tế chuyển sang chợ tạm là 1.077 sạp
Tiểu thương chợ đang dọn hàng hóa để chuyển sang nhà lồng chợ tạm
Nhiều tiểu thương ngao ngán thở dài vì thời điểm di dời sang nhà lồng chợ tạm đang là lúc chuẩn bị nhập bán hàng Tết
Sau thời gian sửa chữa chợ chính, tiểu thương sẽ được tái bố trí vào chợ như mong muốn
Chợ Bình Tây được xây dựng từ năm 1928, tới năm 1991 được cải tạo nâng tầng lầu 1 trên cấu trúc ban đầu gồm trệt, 1 lầu, mái ngói.
Nhiều tiểu thương tại đây ngao ngán vì thời điểm di dời chợ là thời gian chuẩn bị bán hàng tết nên ảnh hưởng nhiều tới việc kinh doanh và buôn bán.
Chị Kim Cúc, tiểu thương bán đồ gia dụng chia sẻ: "Diện tích của mỗi sạp rất nhỏ không thể chưng được tất cả các mặt hàng. Mà có chưng được thì mỗi thứ cũng chỉ được một cái nên nhìn không đẹp. Người ta bán nguyên một năm chỉ chờ có mùa tết, nếu như việc di dời chợ thực hiện vào lúc ăn tết xong thì sẽ tốt hơn".
Đồng quan điểm, ông Trần Hữu Xuân, tiểu thương bán guốc ngao ngán: "Đang là thời điểm chuẩn bị bán tết, hàng hóa rất nhiều nhưng chuyển qua chợ tạm thì không gian hạn chế nên rất khó khăn. Chưa kể mối lái, khách quen là mất hết".
Đa số tiểu thương trong chợ đều lo lắng vì đây là thời điểm chuẩn bị nhập hàng bán Tết nên việc di dời chợ sẽ ảnh hưởng đến doanh thu
Chợ tạm nằm ngay trước cổng chợ chính nên việc di dời diễn ra khá nhanh chóng
Nhiều người nán lại thắp nhang ở khu vực trong chợ
Một số sạp có dán địa chỉ của sạp mới để thông báo...
...Tuy nhiên đến 15.11 khu chợ chính sẽ đóng cửa hoàn toàn để bàn giao cho chủ đầu tư và đơn vị thi công
Chợ tạm gồm 6 khu, 1.077 sạp, mỗi sạp có diện tích 2.25 mét vuông
So với chợ chính, không gian chợ tạm chật hẹp hơn từ lối đi cho đến diện tích sạp
Để người dân dễ tìm kiếm hàng hóa, trước mỗi khu đều có ghi mặt hàng buôn bán
Tiểu thương sắp xếp đồ đạc tại chợ tạm
Sáng 10.11, chủ yếu thực hiện di dời hàng hóa, hạn chế việc buôn bán
(Theo Thanh Niên)
Chợ gần 90 tuổi ở Sài Gòn đóng cửa, tiểu thương hối hả dọn hàng Sáng 10/11, hàng trăm tiểu thương chợ Bình Tây (quận 6, TP HCM) hối hả dọn hàng hóa sang chợ tạm để chợ được nâng cấp, sửa chữa. Theo UBND quận 6, kể từ 10/11 đến 15/11, tiểu thương chợ Bình Tây sẽ phải dọn hàng hóa sang khu chợ tạm trên đường Tháp Mười (trước cổng chợ Bình Tây) để tiến hành...