Sài Gòn se lạnh, thành phố phủ kín trong sương mù
Những ngày qua, thời tiết tại TPHCM bắt đầu se lạnh, sáng sớm sương mù dày đặc bao quanh các tòa nhà cao tầng, dòng sông và đường phố.
Nhiều người ví tiết trời Sài Gòn buổi sáng như Đà Lạt.
Nhiều ngày nay, TPHCM chìm trong màn sương mù lúc sáng sớm. Đây là hiện tượng thường gặp vào những ngày cuối năm khi thời tiết chuyển lạnh.
Tòa nhà Landmark 81 xuất hiện mờ ảo trong màn sương giăng, hướng nhìn từ cư xá Thanh Đa (quận Bình Thạnh).
Ông Đỗ Văn Quyến (50 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) tập thể dục trên cầu Thủ Thiêm. Phía xa, là những tòa nhà, cao ốc của trung tâm thành phố đang ẩn hiện trong màn sương.
“Sáng nào cũng chạy bộ từ nhà lên cầu Thủ Thiêm, để tập thể dục. Mấy hôm nay trời se lạnh, mát như Đà Lạt, tôi phải tích cực hoạt động cơ thể nhiều hơn, để tăng cường sức khỏe”, ông Quyến chia sẻ.
Nhà thờ Đức Bà (Quận 1) ẩn hiện trong lớp sương mờ ảo, hướng nhìn từ đường Phạm Ngọc Thạch.
Nghi nhận trên đường Tôn Đức Thắng (Quận 1) người dân TPHCM mặc áo khoác nhiều lớp để giữ ấm, mang bao tay giữ ấm khi tham gia giao thông. Nhiệt độ lúc này là vào khoảng 21 độ C.
Chị Quyên (30 tuổi, ở Hóc Môn) đưa con đi khám bệnh ở Bệnh viện Nhi Đồng 2. Chị cho biết, do nhà ở xa nên phải đi sớm để kịp lịch khám. Thời tiết sáng sớm đang trở lạnh nên ngoài mặt quần áo ấm cho con, chị phải quấn thêm cái khăn để đảm bảo con đủ ấm.
Ông Lê Trọng Phát (65 tuổi, ngụ Quận 7) đang cầu nguyện dưới tượng Đức Mẹ (nhà thờ Đức Bà Sài Gòn).
“Thời tiết trở lạnh, chạy xe từ nhà qua trung tâm, cảm giác còn lạnh hơn. Cái áo gió đang khoác trên người, được chú giữ gìn nhiều năm, chỉ khi Sài Gòn “vào đông” mới mang ra mặc”, chú Phát nói.
Chị Dung (40 tuổi) – nhân viên lâu năm tại Công ty Công Viên Cây Xanh cho hay: “Những tháng cuối năm trời lạnh là vào mùa lá khô, lá rụng nhiều nên công việc vệ sinh dọn dẹp cũng nhiều hơn và vất vả hơn.”
Khu vực trạm xe buýt Bến Thành trên đường Hàm Nghi (Quận 1) sương phủ từ sáng sớm.
Video đang HOT
Đến 8 giờ, đường Đoàn Văn Bơ (Quận 4) đã tấp nập xe cộ, nhưng màn sương vẫn chưa tan.
Đường Dương Bá Trạc (Quận 8) mờ ảo trong màu trắng đục.
Sương mù giăng phủ đại lộ Phạm Văn Đồng (đoạn qua quận Gò Vấp) làm tầm nhìn bị hạn chế đáng kể. Nhiều phương tiện phải bật đèn ban ngày để lưu thông.
Cầu Bình Lợi (nối quận Bình Thạnh và TP Thủ Đức) mờ ảo trong màn sương sớm.
Dãy nhà ven rạch Kênh Tẻ chìm trong lớp sương dày đặc. Hiện tượng sương mù xuất hiện dày đặc hơn ở những khu vực ven sông, hay gần kênh rạch.
Những cao ốc như Bitexco và Landmark 81, dường như bị mất hút trong màn sương dày, hướng nhìn từ kênh Tàu Hủ.
Theo ông Lê Đình Quyết – Phó trưởng phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam bộ, sở dĩ tiết trời TPHCM những ngày gần đây se lạnh và sương mù xuất hiện vào sáng sớm là do khối không khí lạnh tăng cường xuống phía Nam. Đây là kiểu thời tiết thường xuyên diễn ra ở Nam bộ trong thời điểm cuối năm. Mỗi đợt sẽ kéo dài 3 – 4 ngày, sau đó nhiệt độ tăng lên, rồi lại có đợt không khí lạnh khác tăng cường, nhiệt lại giảm. Kiểu thời tiết này sẽ duy trì đến thời điểm Giáng sinh”.
Hình ảnh ấn tượng tại lễ tưởng niệm đồng bào đã mất trong đại dịch Covid-19
Tối 19/11, hàng nghìn ngọn nến, hoa đăng thắp sáng trong đêm ở các điểm cầu lễ tưởng niệm đồng bào mất trong đại dịch Covid-19.
Tại Hà Nội và TPHCM, nhiều công trình, đường phố cũng tắt đèn.
19h tối, tại điểm cầu Hội trường Thống Nhất, công tác chuẩn bị cho buổi tưởng niệm đã hoàn thành. Hai bên sân khấu, các màn hình led chiếu hình ảnh các ngọn nến thắp sáng trong đêm. Hơn 300 ghế ngồi được phủ khăn đen phục vụ các đại biểu, khách mời, thân nhân những người đã khuất trong đại dịch Covid-19 vừa qua tại TPHCM (Ảnh: Hữu Khoa).
Dàn nhạc nghi lễ đã sẵn sàng. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi lãng hoa tưởng niệm đồng bào tử vong và cán bộ, chiến sĩ hy sinh trong đại dịch Covid-19 vừa qua (Ảnh: Hữu Khoa).
Tới dự lễ tưởng niệm ở TPHCM có Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Trần Tuấn Anh; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy TPHCM Nguyễn Văn Nên; Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam.... (Ảnh: Hữu Khoa).
19h15, tại điểm cầu Công viên Thống Nhất (Hà Nội), công tác chuẩn bị cũng đã hoàn thành (Ảnh: Mạnh Quân).
Tại chùa Pháp Hoa (Quận 3, TPHCM), hàng nghìn ngọn đèn hoa đăng cũng đã được chuẩn bị để người dân thắp sáng, thả xuống mặt nước tưởng niệm những nạn nhân xấu số của đại dịch (Ảnh: Nguyễn Quang - Hải Long).
Tại chùa Quán Sứ (Hà Nội), Lễ cầu siêu cũng được tổ chức trang nghiêm với nhiều ngọn nến được thắp sáng từ sân vào tới trong chùa (Ảnh: Đỗ Quân - Vân Hương).
20h tối, buổi lễ tưởng niệm chính thức bắt đầu tại các điểm cầu khắp cả nước. Hòa thượng Thích Thanh Tuấn gióng hồi chuông bắt đầu lễ cầu siêu tại chùa Quán Sứ (Ảnh: Vân Hương).
Đúng 20h30, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đề nghị đồng bào, đồng chí trên mọi miền đất nước dành những giây phút lắng đọng nhất để dâng hương, dâng hoa, tắt đèn, thắp nến, rung chuông, thả hoa đăng tưởng nhớ, tiễn biệt đồng bào, cán bộ, chiến sỹ hy sinh và tử vong trong đại dịch Covid-19; nguyện cầu cho các linh hồn được siêu thoát, yên giấc ngàn thu (Ảnh: Hữu Khoa).
Giọt nước mắt lăn dài trên gò má những người tham dự lễ tưởng niệm (Ảnh: Hữu Khoa - Mạnh Quân).
Tại điểm cầu Hà Nội có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Bùi Thị Minh Hoài... Cùng tham dự buổi lễ có đại diện thân nhân, gia đình của đồng bào và cán bộ, chiến sĩ hy sinh, tử vong trong đại dịch Covid-19 (Ảnh: Mạnh Quân).
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, MTTQ, TPHCM... dâng hương tưởng nhớ những người đã mất tại điểm cầu Hội trường Thống Nhất (Ảnh: Hữu Khoa).
Hàng nghìn người dự lễ tưởng niệm tại Hội trường Thống Nhất lặng mình bên những cành hoa, ngọn nến dành tưởng niệm hơn 23.000 người đã tử vong vì dịch Covid-19 trên cả nước (Ảnh: Hữu Khoa).
Những tiếng chuông từ các ngôi chùa, các nhà thờ ngân vang. Người dân bắt đầu thắp sáng những ngọn nến, thả đèn hoa đăng trên kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trước chùa Pháp Hoa (ảnh: Nguyễn Quang).
Tại nhà thờ Đức Bà, chị Thu Phương (39 tuổi) cùng nhiều em nhỏ thắp nến cầu nguyện (Ảnh: Ip Thiên).
Cùng thời điểm 20h30 tối, khu vực xung quanh hồ Gươm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), các công trình công cộng, tòa nhà, đèn đường tắt điện để tưởng nhớ những nạn nhân xấu số ra đi trong đại dịch vừa qua (Ảnh: Hoành Thanh Tùng).
Thời điểm hiếm hoi tháp Rùa không được thắp sáng, lặng lẽ giữa hồ Gươm tối 19/11 (Ảnh: Hoàng Thanh Tùng).
Nhiều tòa cao ốc, chung cư cao tầng khu vực trung tâm TPHCM đồng loạt tắt đèn, hạn chế nguồn sáng trong giây phút tưởng nhớ những người đã mất vì Covid-19 (Ảnh: Hải Long).
Chủ động bảo vệ sức khỏe khi bình thường mới Sau những ngày dài "ở nhà chống dịch", nay người dân đang sống trong những ngày nới lỏng giãn cách xã hội với trạng thái "bình thường mới". Tuy nhiên, dịch Covid-19 vẫn chưa hết hẳn, chúng ta không chủ quan trong công tác phòng, chống dịch, nhất là ở nơi công cộng. Phòng bệnh cho mình cũng là bảo vệ cộng đồng...