Sài Gòn sẽ hết xe buýt thải khói đen
Bước đầu TP.HCM sản xuất 300 xe buýt sạch thay thế dần cho đoàn 3.000 xe buýt đã xuống cấp, xả khói đen.
“Không thể để TP xanh, văn minh, thân thiện mà có những đoàn xe buýt cũ, xả khói khắp đường phố”. Sáng 6-4, tại hội thảo sử dụng nhiên liệu sạch (CNG) trong giao thông vận tải khu vực phía Nam, ông Lê Hoàng Minh, Phó Giám đốc Sở GTVT TP.HCM, phát biểu như trên.
Theo ông Minh, hiện đoàn xe buýt 3.000 chiếc của TP đã qua 10-13 năm tuổi. Nhiều xe cũ, không được chăm sóc, bảo dưỡng kỹ nên thường xuyên thải khói đen, gây ô nhiễm môi trường. “Năm 2014, TP ra quyết định đầu tư mới, thay thế 1.680 xe buýt, trong đó có 300 xe buýt CNG nhằm cải thiện hình ảnh xe buýt và môi trường TP. Đến nay TP đã có 178 xe buýt CNG chạy trên bốn tuyến” – ông Minh thông tin.
Tuyến xe buýt số 01 Bến Thành – Chợ Lớn chạy bằng xe CNG ngày càng đông khách. Ảnh: LĐ
Video đang HOT
Ông Trần Quốc Toản, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Cơ khí GTVT Sài Gòn (Samco), cho biết từ năm 2011, Sài Gòn bus (công ty con của Samco) đưa 21 xe buýt CNG đầu tiên chạy trên tuyến số 01 Bến Thành – Chợ Lớn. Qua năm năm sử dụng, đơn vị thấy xe buýt CNG đạt yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, hiệu quả về giảm phát thải ra môi trường và tiết kiệm được 20%-30% chi phí nhiên liệu so với xe chạy bằng diesel.
“Số tiền mua xe CNG mới có thể còn cao (2,75 tỉ đồng/chiếc) nhưng chi phí vận hành, khai thác, chăm sóc, bảo dưỡng định kỳ thấp là điều hấp dẫn nhà đầu tư. Đó cũng là cơ sở để Samco mạnh dạn đầu tư vào sản xuất các dòng xe buýt, xe khách CNG” – ông Toản nói.
Theo ông Đậu An Phúc, Giám đốc Trung tâm Quản lý và Điều hành vận tải hành khách công cộng, hiện Sở GTVT và Viện Nghiên cứu phát triển TP đang xây dựng bộ đơn giá mới cho xe buýt. Theo đó, sẽ có các định mức khác nhau cho các loại xe chạy bằng diesel và khí CNG. “Phần chênh lệch giá sẽ dành cho nhà đầu tư thụ hưởng nhằm khuyến khích họ mạnh dạn mua, đưa vào sử dụng nhiều xe buýt CNG hơn nữa. Hiện đã có hàng loạt đơn vị đăng ký đưa xe buýt CNG vào chạy, vượt quá con số 300 xe mà TP dự liệu” – ông Phúc thông tin.
Tại hội thảo, các đại biểu thống nhất chọn UBND, Sở GTVT TP.HCM chủ trì cho việc xây dựng những đề xuất trên. Khi được trung ương chấp thuận, đưa ra chính sách quốc gia thì đây sẽ là “nền” để đầu tư, phát triển xe buýt không chỉ ở 2-3 tỉnh liền kề nhau mà còn là cơ sở cho việc thay thế, phát triển xe khách chạy liên tỉnh.
Cần chính sách quốc gia Không thể để cảnh xe buýt của TP.HCM chạy ra Đồng Nai, đến TP Biên Hòa là xe buýt sạch, còn xe từ Biên Hòa vào TP.HCM là xe buýt cũ, xả đầy khói đen. Hiện nay sử dụng xe buýt CNG là nhu cầu lớn của các tỉnh miền Đông, miền Tây Nam Bộ chứ không chỉ riêng TP.HCM. Tuy nhiên, trước mắt các tỉnh, thành liền kề như TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương cần ngồi lại, phối hợp với nhau, có tiếng nói chung kiến nghị lên Chính phủ, Bộ GTVT, Bộ Tài chính… có các chính sách về sản xuất, đầu tư, đánh thuế, hỗ trợ cho phát triển xe buýt sạch CNG. Ông TRẦN VĂN QUAN, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Đồng Nai
LƯU ĐỨC – HOÀNG TUYÊN
Theo_PLO
Điện hạt nhân sẽ thay thế các nguồn năng lượng truyền thống?
Dự án điện hạt nhân có tính cạnh tranh cao so với giá điện bình quân của các loại nguồn điện khác.
Để đối phó với nguy cơ cạn kiệt nguồn năng lượng truyền thống hiện nay, Việt Nam lựa chọn điện hạt nhân và nhiệt điện than đóng vai trò quan trọng trong quy hoạch điện mới. Trong đó, tập trung phát triển điện hạt nhân thay thế cho các phương thức sản xuất điện cũ, phát thải nhiều khí nhà kính.
Theo Đề án điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, điện hạt nhân là sự lựa chọn thích hợp, góp phần thay thế các nhà máy điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, đặc biệt đối với nước đang phát triển như Việt Nam sử dụng công nghệ nhà máy điện hạt nhân từ các nước tiên tiến sẽ tạo điều kiện thúc đẩy các ngành công nghiệp nội địa phát triển.
Ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ)
Theo ông Hoàng Anh Tuấn, Cục trưởng Cục Năng lượng nguyên tử (Bộ Khoa học và Công nghệ), hiện công tác thăm dò địa chất, thủy văn, môi trường... và quy hoạch địa điểm xây dựng hai Nhà máy Điện Hạt nhân ở Ninh Thuận đã cơ bản hoàn thành. Công tác đào tạo nhân lực liên quan đến xây dựng, vận hành, bảo đảm an toàn phóng xạ... đối với nhà máy điện hạt nhân đang triển khai tích cực.
"Phát triển điện hạt nhân là một trong những nhiệm vụ lớn trong Chiến lược phát triển năng lượng nguyên tử. Cục Năng lượng nguyên tử đã triển khai thăm dò, khai thác tài nguyên Urani của Việt Nam, chuẩn bị các điều kiện sau này khai thác thương mại Urani kỹ thuật cũng như nghiên cứu về các loại nhiên liệu. Đặc biệt, tập trung nghiên cứu lựa chọn công nghệ, đánh giá an toàn cho dự án điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong đó, phát triển đồng bộ cơ sở hạ tầng theo hướng dẫn của cơ quan năng lượng nguyên tử quốc tế nhưng phù hợp với điều kiện Việt Nam. Chuẩn bị vững chắc cho khai thác an toàn, hiệu quả và an ninh điện hạt nhân trong tương lai", ông Tuấn cho biết.
Theo Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA), "vòng đời" của dự án nhà máy điện hạt nhân kéo dài tới 60 năm, cao hơn nhiều các loại dự án nguồn điện khác (thủy điện công suất lớn chỉ 40 năm, nhiệt điện than 30 năm, tuabin khí chu trình hỗn hợp 25-30 năm...). Do vậy, giá điện bình quân cả đời dự án nhà máy điện hạt nhân là có tính cạnh tranh cao so với giá điện bình quân của các loại nguồn điện khác./.
Vân Anh
Theo_VOV
Đề xuất thay "cụ" rùa Hồ Gươm bằng rùa Đồng Mô2 "Tôi đề nghị đưa rùa ở Đồng Mô (Sơn Tây) về thay thế "cụ" rùa đã chết ở Hồ Gươm vì 2 loài này khá giống nhau", GS Nguyễn Lân Dũng chia sẻ. GS Nguyễn Lân Dũng đề xuất đưa rùa Đồng Mô về Hồ Gươm thay "cụ" rùa đã chết Khoảng 17 giờ ngày 19.1, người dân phát hiện "cụ" rùa nổi...