Sài Gòn sắp có 2 tuyến ‘buýt đường sông’
Ngoài việc phát triển du lịch, hai tuyến vận tải công cộng đường thủy từ quận 1 đi Thủ Đức và quận 8 được đầu tư nhằm giảm tải cho giao thông trên bộ.
UBND TP HCM vừa phê duyệt dự án đầu tư hai tuyến vận tải hành khách công cộng bằng đường thủy trên địa bàn, theo hình thức đối tác công tư (Hợp đồng BOO; xây dựng – sở hữu – kinh doanh), nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, đặc biệt vào giờ cao điểm và giảm tải cho đường bộ. Tổng số vốn đầu tư khoảng 128 tỷ đồng.
TP HCM có nhiều sông ngòi, kênh rạch thuận lợi cho việc mở tuyến buýt trên sông để giảm tải cho đường bộ. Ảnh: Hữu Công.
Tuyến Bạch Đằng – Linh Đông dài gần 11 km, có 7 bến dừng đi qua quận 1, 2, Bình Thạnh và Thủ Đức. Tuyến bắt đầu từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua kênh Thanh Đa sau đó kết thúc tại Bến khách ngang sông Bình Quới (phường Linh Đông – Thủ Đức) và ngược lại.
Video đang HOT
Tuyến Bạch Đằng – Lò Gốm dài hơn 10 km, cũng có 7 bến dừng đi qua quận 1, 4, 5, 6, 8. Tuyến bắt đầu từ bến Bạch Đằng đi theo sông Sài Gòn qua rạch Bến Nghé, kênh Tàu Hủ và kết thúc ở Bến Lò Gốm (quận 6) và ngược lại.
Khu bến trung tâm của 2 tuyến “buýt đường sông” này sẽ được xây dựng ở quận Thủ Đức với diện tích khoảng 3 ha gồm các hạng mục: Bến đón trả khách, Khu vận hành bảo dưỡng và neo đậu tập kết tàu về đêm; Khu nhà điều hành và các công trình khác phục vụ hoạt động, kinh doanh dịch vụ hỗ trợ.
Ngoài ra, các bến khác có diện tích khoảng 50 m2 gồm khu đón trả khách, kiốt kinh doanh dịch vụ và nhà vệ sinh… Riêng bến Bạch Đằng sẽ do thành phố quy hoạch và xây dựng.
Công trình dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2016. Trong giai đoạn đầu, nhà đầu tư sẽ trang bị 10 tàu với sức chứa tối thiểu là 60 chỗ. Giai đoạn tiếp theo sẽ đầu tư phương tiện có sức chứa lớn hơn phù hợp với nhu cầu vận hành trên tuyến.
Về phương án thanh toán Hợp đồng BOO dự kiến, UBND TP HCM cho biết nguồn thu của dự án chủ yếu từ hoạt động bán vé. Nhà đầu tư phải đảm bảo nguồn thu đủ bù đắp chi phí hoạt động. Ngân sách thành phố sẽ không cấp bù nếu doanh thu không hiệu quả.
Hữu Công
Theo VNE
Mở đường xuyên rừng ngập mặn Cần Giờ
Đường Lâm Viên - Đồng Đình dài 3,5km và chiếm khoảng 6,4 ha đất rừng ngập mặn. Trong tương lai, tuyến đường này góp phần phát triển du lịch đường sông, du lịch sinh thái huyện Cần Giờ.
Theo UBND huyện Cần Giờ, dự án đường Lâm Viên - Đồng Đình đã được thành phố phê duyệt chủ trương với tổng vốn đầu tư gần 190 tỷ đồng. Tuyến đường này được xây dựng theo tiêu chuẩn đường ô tô cấp 3, dài 3,5 km, mặt cắt ngang rộng 17m, nền đường láng nhựa rộng 6 m với 2 làn xe.
Hiện nay tuyến đường Rừng Sác - Cần Giờ (khánh thành năm 2011, dài hơn 31km) giúp giao thông thông suốt và phát triển du lịch sinh thái huyện Cần Giờ (ảnh Panoramio)
Về đánh giá tác động môi trường, việc xây dựng tuyến đường này sẽ làm giảm diện tích thảm thực vật che phủ dẫn đến dễ xói lở khu vực tuyến đường đi qua. Đáng chú ý, sẽ có khoảng 18.600 cây bần trắng, cóc trắng, dà quánh, đước... bị đốn hạ, với tổng diện tích khai thác rừng lấy đất làm đường khoảng 6,4 ha. Theo đó, cộng đồng sinh vật rừng ngập mặn Cần Giờ bị chia cắt do hình thành tuyến đường, ánh sáng, tiếng ồn, độ rung bởi phương tiện di chuyển sẽ làm một số loài động vật rời khỏi nơi cư trú; ranh giới xâm nhập mặn sẽ vào sâu hơn do mất thảm thực vật che phủ...
Tuy nhiên, theo UBND huyện Cần Giờ, tuyến đường này sẽ góp phần phát triển du lịch đường sông, du lịch sinh thái của địa phương. Tăng giá trị khai thác dịch vụ du lịch tại các địa danh như chiến khu Rừng Sác, khu di tích khỉ Giồng Cá Vồ, du ngoạn sinh thái dưới tán rừng trong rừng ngập mặn Cần Giờ. Đưa hàng hóa ra vào khu nuôi trồng thủy sản Long Hòa, góp phần giúp nhiều hộ dân chuyển từ sản xuất nông nghiệp sang dịch vụ, từ đó nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống.
Đồng thời, đê bu diên tich rưng khai thac lam đương, huyên Cân Giơ đê xuât phương an trông rưng thay thê vơi diên tich trông tra rưng khoang 6,4 ha tai tiêu khu An Phươc thuôc rưng phong hô Cân Giơ. Dự kiến, trông rưng thay thê sẽ thực hiện ngay trong năm nay.
Rừng ngập mặn Cần Giờ rộng hơn 37.000 ha, với hệ sinh thái đa dạng, phong phú cả về chủng loài và số lượng loài. Năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ được tổ chức UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Quốc Anh
Theo Dantri
Du lịch Đà Nẵng: 1 anh làm thì tốt, 3 anh phối hợp thì "cù nhầy"! Đó là ý kiến của đại biểu HĐND TP Đà Nẵng - ông Nguyễn Quốc Bình - Phó Chỉ huy trưởng Bộ đội biên phòng Đà Nẵng - khi nêu vấn đề với lãnh đạo ngành du lịch Đà Nẵng tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 14 HĐND TP Đà Nẵng khóa VIII. Sau khi ông Ngô Quang Vinh - Giám đốc...