Sài Gòn mưa gió, sấm sét đùng đùng giữa mùa khô
Đầu giờ chiều 30.3, mưa lớn kèm theo giông lốc khiến nhiều cây xanh ở Sài Gòn bị tét nhánh, hàng loạt biển hiệu bị giật văng, người đi đường một phen kinh hoàng.
Cơn mưa như trút nước đổ xuống nhiều khu vực ở TP.HCM
Khoảng 13h30, cơn mưa như trút nước đổ xuống nhiều khu vực ở TP.HCM khiến nhiều người đi đường bị ướt vì không mang theo áo mưa.
Tại khu vực các quận 1, 2, 3, 5, 10… mưa khá lớn kèm theo sấm sét. Dọc hai bên đường rất nhiều người đi xe máy phải tấp vào nhà dân tránh mưa, nhiều người nấp dưới các gầm cầu để tránh bị ướt.
Mưa kèm theo gió giật khiến nhiều cây xanh bị tét nhánh, hàng loạt biển hiệu, mái che bị giật xuống đường.
Học sinh che dù di chuyển trên đường trong cơn mưa
Video đang HOT
Gần giao lộ Mạc Thị Bưởi – Hai Bà Trưng (quận 1) một nhánh cây xanh cổ thụ dài 7m bị tét nhánh đè lên chiếc ô tô. May mắn thời điểm này, nhiều người đi đường kịp thời tháo chạy nên thoát nạn.
“Giữa mùa khô nhưng Sài Gòn đổ mưa lớn kèm theo gió giật và sấm sét chạy xe mà cứ lo sợ cây bật gốc, tét nhánh nên tôi tấp vào quán cà phê ven đường ngồi trú mưa, chờ tạnh tiếp tục lưu thông”, anh Nguyễn Văn Tuấn trú mưa ở đường Hai Bà Trưng nói.
Mưa lớn kèm theo giông lốc khiến nhánh cây cổ thụ trên đường Mạc Thị Bưởi bị tét nhánh đè ô tô bốn chỗ
Ảnh radar thời tiết, khu vực có mưa, giông, sét màu đỏ (nguồn: Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ)
Ông Lê Đình Quyết, Phó trưởng phòng dự báo, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, mưa xảy ra hầu khắp các quận, huyện ở TP.HCM, trong đó khu vực trung tâm thành phố mưa nhiều hơn, lượng phổ biến từ 10-20mm.
Lý giải việc Sài Gòn xuất hiện mưa kèm theo giông lốc giữa mùa khô ông Quyết cho biết do vùng áp thấp nóng phía tây bị nén xuống, trên cao áp cao cận nhiệt đới rút ra phía đông tạo điều kiện cho gió đông nam mang hơi ẩm từ biển vào, tại mực 5km hình thành vùng xoáy thấp ngay khu vực Nam bộ.
Ngoài TP.HCM, một số tỉnh Nam bộ như: Bình Dương, Đồng Nai, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang, một phần phía tây Cà Mau cũng có mưa. Trong chiều mai 31.3, khoảng 2/3 tỉnh thành Nam bộ có mưa từ đầu giờ chiều đến tối.
Theo Danviet
Vì sao thời tiết VN ngày càng khắc nghiệt và khó lường?
Những năm gần đây, thời tiết nước ta ngày càng khắc nghiệt khi bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ nhiều hơn; mưa, nắng ngày càng thất thường và khó dự báo.
El Nino khiến cho thời tiết Việt Nam ngày càng khắc nghiệt và khó dự báo. AMH Báo Quảng Ninh.
Các dự báo mới nhất của các Cơ quan dự báo khí hậu trên thế giới đều cho rằng, thời tiết đang ở trạng thái trung tính (ENSO) nhưng có dấu hiệu chuyển dần từ pha lạnh sang pha nóng (El Nino) từ nửa cuối năm 2017. Nếu vậy, đây sẽ là năm thứ 3 liên tiếp xuất hiện El Nino tại khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương.
Trung tâm Dự báo Khí hậu Hoa Kỳ (CPC/NCEP) dự báo, xác suất xuất hiện El Nino vào khoảng 50-60% trong những tháng đầu mùa hè và xác suất này tăng lên vào thời kỳ cuối năm 2017.
Kết quả dự báo tổ hợp nhiều thành phần của Trung tâm Dự báo Thời tiết hạn vừa Châu Âu (ECMWF) cho thấy, chuẩn sai nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm xích đạo Thái Bình Dương sẽ đạt ngưỡng El Nino vào khoảng tháng 6/2017.
Trung tâm Khí hậu Tokyo, Nhật Bản (TCC) dự báo, có đến 60% khả năng ENSO tiếp tục ở trạng thái trung tính đến tháng 7/2017 và chỉ có 40% khả năng xuất hiện El Nino vào thời gian này.
Tại Việt Nam, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Trung ương, hiện tượng ENSO, sau chuyển sang trạng thái El Nino vào nửa cuối năm 2017 chính là nguyên nhân chính khiến thời tiết trở nên khắc nghiệt và khó dự báo hơn.
Nhiều khả năng bão và áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) trên khu vực Biển Đông sẽ xuất hiện nhiều hơn so với trung bình nhiều năm (TBNN khoang 12-13 cơn/năm). Tính bất quy luật của bão sẽ tăng cao, tuy nhiên, số lượng bão và ATNĐ ảnh hưởng trực tiếp đến đất liền nước ta sẽ ít hơn TBNN (TBNN khoảng 5 - 6 cơn).
Mùa mưa ở Bắc Bộ đến muộn hơn TBNN. Thời điểm bắt đầu mùa mưa ở Nam Bô va Tây Nguyên có khả năng đến sớm hơn TBNN.
Dưới tác động của El Nino vào thời kỳ cuối năm, lượng mưa trên phạm vi toàn quốc có xu hướng thiếu hụt so với TBNN vào cuối mùa mưa năm 2017. Tuy nhiên, hiện tượng mưa lớn đến rất lớn cục bộ trong thời đoạn ngắn thương xuât hiên trong những tháng chịu tác động của El Nino.
Khả năng xuất hiện lũ tiểu mãn (lũ do mưa rào cuối tháng 5) trên nhiều lưu vực sông thuôc Băc Bô ít xảy ra. Mùa lũ 2017 trên các sông Bắc Bộ có khả năng đến muộn hơn TBNN. Đỉnh lũ trên các sông suối tương đương năm 2016, phổ biến ở mức báo đông (BĐ) 2-3, một số sông suối nhỏ trên BĐ 3. Lũ quét, sạt lở đất có khả năng xảy ra nhiều hơn năm 2016, đặc biệt tại các khu vực miền núi phía Tây Bắc Bộ.
Mùa lũ 2017 trên các sông ở Tây Nguyên và thượng nguồn sông Mê Kông đến sớm hơn so với TBNN. Diễn biến lũ trên các sông ở Trung Bộ và sông Cửu Long phù hợp với quy luật nhiều năm, đỉnh lũ trên các sông ở Trung Bộ, Tây Nguyên tương đương mức TBNN.
Lu lơn nhât năm ơ Đông băng sông Cưu Long ở mức BĐ2-BĐ3. Tuy it co kha năng xuât hiên lu đăc biêt lơn nhưng tiêm ân nguy cơ cường suất lũ lên nhanh hơn bình thường do tác động của việc xả ở thượng lưu.
Theo Danviet
Vì sao TP. HCM liên tục có mưa trái mùa trong mùa khô? Dù đang trong mùa khô nhưng người dân ở TP. HCM liên tục hứng những trận mưa lớn, thậm chí là gây ngập lụt. Người dân ở TP. HCM bất ngờ đón cơn mưa trái mùa vào trưa 16/3. Trưa 16/3), một cơn mưa lớn bất chợt đổ xuống TP. HCM kèm theo những tiếng sấm sét. Cơn mưa xua tan bầu không...