Sài Gòn: Lên chùa cầu phúc cho cha mẹ
Hôm nay là ngày rằm tháng 7, tranh thủ thời gian nghỉ trưa rất nhiều dân văn phòng đã đội nắng lên chùa làm lễ Vu lan.
Mùa Vu Lan báo hiếu đã trở thành truyền thống quý báu của người dân Việt Nam, đây là dịp khơi dậy lòng hiếu nghĩa với các đấng sinh thành.
Tại chùa Vĩnh Nghiêm trên đường Nguyễn Văn Trỗi Quận 3, Tp.HCM, mặc cho trời trưa nắng gắt rất nhiều dân văn phòng đã tranh thủ thời gian nghỉ trưa tới đây làm lễ.
12 giờ trưa ngày 21/8 (ngày 15/7 âm lịch) tại chùa Vĩnh Nghiêm, quận 3, Tp.HCM đông đảo người dân đổ về làm lễ Vu Lan.
Đoàn người nối đuôi nhau về chùa làm lễ.
Các gian hàng bán nhang, đèn đắt hàng ngày lễ.
Trên tay ai cũng chuẩn bị hoa và nhang để lễ phật.
Nhà chùa cũng chuẩn bị nhiều hoa cài áo cho mọi người khi tham gia vào lễ hội Vu Lan.
Câu chuyện về những bông hồng cài áo
Thật may mắn và hạnh phúc cho những người được cài bông hồng màu đỏ vì còn cả cha và mẹ, với bông hồng màu hồng là những người mất cha hoặc mẹ, và bất hạnh với những người mang trên mình bông hồng màu trắng khi không còn ba và mẹ. Tham gia vào lễ hội Vu Lan năm nay mọi người với nhiều tâm trạng và cung bật cảm xúc khác nhau, và đã có nhiều hàng nước mắt đã lăn dài trước những bát hương nghi ngút khói.
Chị Thảo nhà ở quận Tân Bình đang cài lên người chiếc hoa màu trắng với gương mặt u buồn cho biết, mới 30 tuổi nhưng chị đã mất cả cha lẫn mẹ, và đây cũng là lần đầu tiên chị tham gia lễ Vu Lan để cầu nguyện cho cha mẹ của mình sớm được siêu thoát về nơi cực lạc.
Anh Bình quê ở Quảng Ngãi một nhân viên bảo vệ đang làm việc tại thành phố lại may mắn hơn khi anh còn cả cha và mẹ. “Do phải vào thành phố mưu sinh xa nên không có dịp được cận kề chăm sóc cha mẹ, nhân dịp lễ Vu Lan anh chỉ biết lên chùa để cầu cho trời phật phù hộ cho cha mẹ luôn có sức khỏe tốt để vui vẻ cùng con cháu”- anh Bình chia sẻ.
Video đang HOT
Còn chú Bảy nhà quận 4, TPHCM nói: “Cha mẹ chú đã mất lâu rồi nhưng hằng năm dù bận công việc tới đâu thì cũng dành thời gian để lên chùa vào ngày lễ Vu Lan để cúng, tưởng nhớ và cầu nguyện cho ông bà, cha mẹ, đã là một truyền thống của gia đình chú, hôm nay đến chùa còn dẫn theo cả gia đình con, cháu đến chùa để làm lễ, giáo dục cho con cái hiểu biết về đạo nghĩa làm người”.
Bông hồng đỏ được cài lên áo cho những ai còn cha, mẹ, bông hồng màu hồng cho những người đã mất cha hoặc mẹ, bông hồng trắng dành cho những người không còn cha, mẹ.
Nhiều bạn trẻ cũng đến chùa cầu phúc cho cha mẹ của mình.
Mặc cho trời nắng nhiều người vẫn đứng làm lễ trước sân chùa.
Nhiều dân văn phòng tranh thủ giờ nghỉ trưa để đi chùa làm lễ.
Lư hương khổng lồ trước sân chùa chật kín nhang
Nhiều người mua chim phóng sinh trước sân chùa để cầu may cho gia đình đặc biệt là cha mẹ.
Theo Thế Yên (Khampha.vn)
Đồ "công nghệ" cho người âm mùa Vu Lan
Hàng hóa cho người cõi âm không chỉ có ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng... mà còn có cả đồ hiện đại như máy giặt, ô tô, tủ lạnh, điện thoại iPhone...
Để tận mắt tìm hiểu và chứng kiến lượng vàng mã được người dân tiêu thụ cho dịp lễ Vu Lan nhiều đến cỡ nào, chúng tôi đã tìm về làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh). Đây là một trong nhiều làng nghề chuyên "sản xuất" sản phẩm mã phục vụ cho người cõi âm. Ấn tượng đầu tiên khi bước vào làng Đông Hồ là vàng mã khắp nơi.
Chạy suốt các con đường trong làng, các cửa hàng mã trưng bày các sản phẩm cao đến tận trần nhà với hàng chục chiếc kệ sắt để chất đồ. Thật khó có thể tìm được một ngôi nhà nào trong làng không làm mã. Mọi nhà trong làng lúc này cũng tranh thủ chuẩn bị và làm nốt những đơn đặt hàng cho đúng hạn.
Anh Vinh, chủ một cơ sở sản xuất tại Đông Hồ cho biết: "Có cung thì mới có cầu. Làng Đông Hồ nhiều năm gần đây rất nhiều hộ phất lên nhờ làm mã. Và khi người mua có nhu cầu thì những nhà làm vàng mã sẽ đáp ứng. Rất nhiều người luôn nghĩ là trần sao âm vậy. Thế nên mới thấy vàng mã hiện nay ở làng tranh Đông Hồ mới có nhiều mặt hàng và ngày càng phát triển như vậy".
Tìm hiểu nghề làm vàng mã nơi đây mới thấy, mỗi hộ gia đình thường chỉ tập trung sản xuất 1-2 sản phẩm riêng.
Chị Nguyễn Thị Lan - một hộ sản xuất giầy, hia tại địa phương cho biết đa số người dân ở đây sản xuất vàng mã với quy mô hộ gia đình, do đó, việc chuyên về sản xuất một mặt hàng giúp tăng số lượng sản phẩm và tiết kiệm được thời gian. "Thời điểm này còn đỡ, chứ dịp cuối năm người dân ở đây hoạt động luôn chân luôn tay, không có thời gian nghỉ ngơi. Có nhiều nhà phải thuê thêm nhân công mới sản xuất kịp tiến độ theo đơn đặt hàng của khách. Tùy theo tay nghề, mỗi người cũng được nhận từ 50.000-60.000 đồng/ngày", chị cho biết thêm.
Tại đại lý vàng mã phía đầu làng, trưng bày đủ các loại mẫu hàng, không chỉ các mặt hàng truyền thống như ngựa, quần áo, giày dép, tiền vàng..., mà còn cả hàng mã là các tiện nghi hiện đại như máy giặt, ô tô, tủ lạnh, điện thoại iPhone,...
Ông Tôn, chủ một cửa hàng cho biết, người sống dùng đồ gì thì ở đây đều có hết. Giá các mặt hàng cũng phong phú, từ hàng chục cho đến hàng trăm nghìn đồng.
Làng Đông Hồ (Thuận Thành, Bắc Ninh) trước đây nổi tiếng với hai nghề là làm tranh và làm mã
Giấy - nguyên liệu để sản xuất quần áo cho người cõi âm
Mặt hàng máy giặt rất đắt hàng, giá từ 70.000 - 100.000 đồng/chiếc
iPhone, iPad được thiết kế thêm tai nghe và vé số cào để trúng thưởng
Tại làng nghề Phúc Am (Thường Tín, Hà Nội), người dân cũng tất bật sản xuất vàng mã theo nhu cầu của khách hàng
Ngựa có giá 600.000 - 800.000 đồng/con
Anh Thành (Phúc Am, Thường Tín) cho biết làng nghề này thường sản xuất đồ phục vụ hầu đồng, cúng tế. Các đồ vật làm bằng giấy và khung tre như voi, ngựa, người sơn trang, hình nhân, vàng và các vị tướng.
Chị Hoa (Thường Tín, Hà Nội) cho biết, năm nay các mặt hàng phục vụ cho người cõi âm khá phong phú và đa dạng. Thu nhập của chị dao động từ 120 - 150 nghìn/ngày, vào mùa lễ hội thu nhập sẽ nhiều hơn.
Để hoàn thành một chiếc thuyền rồng bằng giấy phải mất thời gian từ 2 - 3 ngày và giá bán lên đến gần 1 triệu đồng
Cơ sở sản xuất tiền giấy cũng hoạt động hết công suất
Trẻ nhỏ cũng phụ giúp gia đình
Các sản phẩm được đóng gói cẩn thận chuẩn bị giao cho khách hàng
Theo Nhóm PV (Khampha.vn)
Hàng nghìn người đội mưa làm lễ Vu Lan Hàng nghìn người đã đổ về chùa Phúc Khánh (quận Đống Đa, Hà Nội) làm lễ ngày Vu Lan khiến đường Tây Sơn tắc nghẽn kéo dài. Cơn mưa cuối giờ chiều ngày 20/8 (tức ngày 14/7 âm lịch) không ngăn được hàng ngàn người kéo đến chùa Phúc Khánh làm lễ cầu an. Trước cổng chùa, bãi đỗ xe tự phát đã...