Sài Gòn lập lờ ứng xử với cây xanh
Một núi tiền được chi ra để đối phó với biến đổi khí hậu; hàng chục tỉ đồng để trồng và chăm sóc cây xanh mỗi năm… Thế nhưng, khi bí thế giải kẹt xe cũng như bài toán chi phí bồi thường khi xây dựng hạ tầng thì sở GTVT TP.HCM và các đơn vị liên quan liền nghĩ ngay đến việc lấy công viên, cây xanh làm vật “tế thần”, với nhiều lý giải mập mờ…
Bí cách giải kẹt, đe nẹt cây xanh
Trước tình trạng kẹt xe diễn ra ngày càng trầm trọng ở cửa ngõ ra vào sân bay Tân Sơn Nhất, sở Giao thông vận tải (GTVT) TP.HCM đã lên hàng loạt kế hoạch giải cứu. Nào là xây dựng cầu vượt Lăng Cha Cả, Hoàng Hoa Thám và gần đây nhất là cầu vượt trên đường Trường Sơn để dẫn thẳng vào sân bay và hàng loạt giải pháp phân luồng, phân làn khác. Thế nhưng, kẹt vẫn hoàn kẹt…
Đáng lẽ, trước thực tế này, sở GTVT và các đơn vị liên quan phải tìm nguyên nhân tại sao hàng loạt công trình đưa vào sử dụng vẫn không thể giải kẹt, như vậy có lãng phí hay không thì bất ngờ, tại cuộc làm việc với lãnh đạo UBND TP.HCM mới đây, giám đốc sân bay Tân Sơn Nhất cho rằng sau khi kết nối đường Phạm Văn Đồng vào đường Trường Sơn, thì số phương tiện tăng nhanh. Lý do là những người ở quận Thủ Đức, Gò Vấp sẽ chọn đường Trường Sơn để đi xuống các quận Tân Bình, Tân Phú.
Từ đó, vị giám đốc sân bay đề xuất phải tăng cường phân luồng, cấm xe tải (trừ xe phục vụ sân bay) và thu hồi một phần đất tại công viên Hoàng Văn Thụ để mở rộng đường (hướng từ đường Trần Quốc Hoàn rẽ vào đường Hoàng Văn Thụ). Theo ông việc này sẽ làm giảm chi phí rất nhiều so với giải toả nhà dân tại khu vực này. Đề xuất này, đồng nghĩa với việc hàng loạt cây xanh trong “lá phổi” – công viên Hoàng Văn Thụ – bị di dời, đốn hạ, để tiết kiệm chi phí.
Một phần công viên Hoàng Văn Thụ được đề xuất chặt cây để mở đường giải kẹt xe.
Đề xuất trên thực tế còn kém xa việc sở GTVT TP.HCM vừa phê duyệt kế hoạch di dời, đốn hạ 123 cây xanh trên hai tuyến đường Hoàng Minh Giám, quận Phú Nhuận) và Hoàng Hoa Thám, quận Tân Bình, nhằm giảm kẹt xe khu vực xung quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Đường Hoàng Minh Giám có 30 cây xanh bị xử lý, gồm: năm cây di dời, trồng lại và bảo dưỡng tại trường ĐH Nông lâm TP.HCM; 25 cây đốn hạ. Đường Hoàng Hoa Thám – đoạn từ cổng doanh trại quân đội đến đường Cộng Hoà – có 93 cây xanh được xử lý, gồm: 16 cây di dời được trồng lại và bảo dưỡng tại trường ĐH Nông lâm TP.HCM; 77 cây đốn hạ.
Việc đốn hạ, di dời được thực hiện từ tháng 8 – 10/2017 đối với đường Hoàng Minh Giám và từ tháng 8 – 12/2017 đối với đường Hoàng Hoa Thám. Việc đốn hạ, di dời cây xanh nằm trong dự án mở rộng hai tuyến đường Hoàng Minh Giám và Hoàng Hoa Thám, nhằm giảm kẹt xe khu vực quanh sân bay Tân Sơn Nhất. Trước đó, sở GTVT TP.HCM cho biết đơn vị vừa phê duyệt phương án đốn hạ, di dời 258 cây xanh trên đường Tôn Đức Thắng để bàn giao mặt bằng xây dựng cầu Thủ Thiêm 2, với tổng kinh phí thực hiện hơn 7,3 tỷ đồng.
Hãy thận trọng!
Nhận định về đề xuất “xén” công viên Hoàng Văn Thụ, ông Trần Vĩnh Tuyến, phó chủ tịch UBND TP.HCM, cho rằng đây là vấn đề nhạy cảm nên phải tính toán thật kỹ, và cần tìm những phương án khác để hạn chế tối đa việc phải đụng vào công viên.
“Tất nhiên chúng ta cũng vì cái chung, nhưng việc hy sinh đó có mang lại kết quả như trông đợi hay không, nhất là chúng ta phải hy sinh công viên, cây xanh”, ông Tuyến nói. Và, ông yêu cầu sở GTVT phải nghiên cứu thật kỹ đề xuất này và trình UBND xem xét thận trọng.
Riêng chuyện đốn hạ và di dời cây xanh ở đường Hoa Hoa Thám, Hoàng Minh Giám cũng như ở đường Tôn Đức Thắng là chuyện đã an bài. “Nếu chỉ chăm chăm vào việc đốn hạ cây xanh mà thực tế là xén đất công viên để mở đường giảm chi phí bồi thường là chuyện hết sức sai lầm”, một chuyên gia trong lĩnh vực đô thị nhận định.
Video đang HOT
Theo vị chuyên gia này, hàng ngàn tỉ đồng được chi ra để đối phó với biến đổi khí hậu, hàng chục tỉ để trồng và chăm sóc cây xanh mỗi năm… Thế nhưng, khi bí thế giải kẹt xe cũng như bài toán chi phí bồi thường khi xây dựng hạ tầng thì cây xanh lại là vật để “tế thần”, với nhiều lý giải mập mờ, nếu không muốn nói là thiếu cơ sở. Cụ thể, đốn hạ cây xanh ở đường Hoàng Hoa Thám để mở rộng đường, mở nhà ga hành khách thì toàn bộ xe sẽ đổ ra gây tắc đường Cộng Hoà, chứ khó giải được bài toàn giải kẹt tổng thể cho sân bay.
Chưa kể việc sở GTVT dung cụm từ “di dời cây xanh” ở các tuyến đường Hoàng Hoa Thám, Hoàng Minh Giám và Tôn Đức Thắng là vô cùng mập mờ, nếu không muốn nói là “đánh lận”. Bởi việc bứng và di dời các cây cổ thụ có đường kính lớn về nơi mới là vô cùng khó, bởi khả năng cây chết là rất cao.
“Sở GTVT TP.HCM phải nhìn thẳng vào sự thật để có giải pháp chống ùn tắc hiệu quả. Đừng cứ để cái sai này dẫn đến cái sai khác, vì nóng vội mà không hề có một cơ sở khoa học cụ thể để chứng minh”, vị chuyên gia đô thị khuyến cáo và nói thêm cứ nhìn vào đường Nguyễn Kiệm, đầu giờ kẹt hướng này, cuối giờ kẹt hướng kia. Chiều ngược lại trống trơn là lại thấy lộn ruột với cái cách phân luồng thiếu khoa học và thiếu thực tế.
Nhìn quận 2 trơ trọi với toàn đường và chung cư cao tầng, trưa, trời nắng như đổ lửa mới thấy cây cổ thụ cùng những lá phổi xanh (công viên – PV) đang còn “sót” lại ở TP.HCM là vô cùng quan trọng. Hãy thận trọng khi quyết định số mạng từng cây, đừng xem cây là vật vô tri, vô giác!
Theo Giang Thanh – Đằng Giang ( Thế Giới Tiếp Thị)
Toát mồ hôi đánh vật với con đường tai tiếng nhất Sài Gòn
Ngoài tình trạng ngập nặng và ùn tắc giao thông do bị lún, đường Nguyễn Hữu Cảnh còn đầy những mối nguy hiểm khác, khiến người tham gia giao thông "toát mồ hôi" khi qua lại.
Trước thông tin Chính phủ đồng ý cho UBND TPHCM quyết định việc giao nhà thầu sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh (từ Quận 1 tới quận Bình Thạnh, TPHCM), người dân thành phố vô cùng phấn khởi, mong chờ tuyến đường "tai tiếng" vì ngập nước, kẹt xe này sớm được hoàn thiện.
Hiện tại, những người phải qua lại hàng ngày trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vô cùng bất an, lo lắng vì đường xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường sụt lún, bong tróc cũng như tình trạng bùn đất của các công trình rơi vãi... trên tuyến đường này.
Người qua lại hàng ngày trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vô cùng bất an, lo lắng vì sự xuống cấp nghiêm trọng, mất an toàn.
Chiều 27/8, PV Dân trí ghi nhận, ngay khi vừa xuống dốc cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh, nhiều người chạy xe máy đã loạng choạng tay lái khi đối mặt với đoạn đường lồi lõm, nhựa đường bong tróc, lòng đường đầy hố sâu.
Cùng với đó, dọc cả 2 chiều đường Nguyễn Hữu Cảnh, đất đá rơi vãi khiến bụi tung mù mịt gây hạn chế tầm nhìn của người tham gia giao thông.
Tại dốc cầu vượt Thủ Thiêm (hướng theo nhánh cầu từ Quận 2 về Quận 1 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh), tình trạng mặt đường bị trồi nhựa đùn cao nhiều cm dọc 2 bên lề đường khiến không ít người đi xe máy vừa đổ dốc cầu bất ngờ, đánh tay lái né tránh, suýt té ngã.
Đường Nguyễn Hữu Cảnh (từ nút giao gần cầu Sài Gòn quận Bình Thạnh đến đường Tôn Đức Thắng, Quận 1) dài khoảng 3,7km, tổng vốn đầu tư là gần 420 tỷ đồng. Đây là tuyến đường huyết mạch, kết nối cửa ngõ phía Đông với khu vực trung tâm thành phố.
Công trình hầm chui cầu Văn Thánh trên đường Nguyễn Hữu Cảnh.
Tuy nhiên sau khi đưa vào sử dụng (năm 2002) tuyến đường này liên tục bị hư hỏng, sụt lún, ngập nước gây kẹt xe kéo dài suốt 15 năm qua. Theo kết quả đo đạc của Phân viện Khoa học công nghệ xây dựng và Cục Giám định - Bộ Xây dựng, năm 2004, độ lún lớn nhất của đường Nguyễn Hữu Cảnh là gần 60cm. Sang năm 2005, đường lún từ 70-80cm. Đến năm 2010, các cơ quan chức năng xác định đường Nguyễn Hữu Cảnh lún nặng hơn, trong đó đoạn từ cầu vượt Thủ Thiêm đến cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh lún khoảng 1,2m.
Mới đây, UBND TPHCM đã báo cáo Chính phủ về hiện trạng đường Nguyễn Hữu Cảnh và cho biết cần phải tiếp tục thực hiện dự án sửa chữa đường Nguyễn Hữu Cảnh theo hợp đồng "chìa khóa trao tay" vì đây là một trong những dự án cấp bách và có ý nghĩa quan trọng trong chương trình giảm ùn tắc giao thông, giảm tai nạn giao thông của thành phố giai đoạn 2016-2020.
Vì tính cấp bách của dự án, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng giao UBND TPHCM căn cứ các quy định của pháp luật để quyết định theo thẩm quyền việc tiếp tục giao nhà thầu thực hiện theo hợp đồng "chìa khóa trao tay" đã ký kết. UBND TPHCM chịu trách nhiệm về phương án bố trí vốn thực hiện dự án, phù hợp với ngân sách của thành phố và theo quy định pháp luật về đầu tư công.
Một số hình ảnh khiến người đi đường "toát mồ hôi", đánh vật trên đường Nguyễn Hữu Cảnh, TPHCM:
Hố sâu bong tróc nhựa đường ngay dốc cầu vượt Nguyễn Hữu Cảnh...
Sình, đất...rơi vãi trên đường Nguyễn Hữu Cảnh từ một số công trình xây dựng trên tuyến đường này.
Chiều ngày 27/8, dù trời nắng ráo nhưng tại nhiều đoạn trên tuyến đường Nguyễn Hữu Cảnh vẫn ngập nước.
Ngay đầu đường dẫn vào hầm chui cầu Văn Thánh, xuất hiện lỗ thủng khá lớn và kéo dài dọc đường vào hầm.
Bên trong hầm chui, 1 vết nứt khá lớn và dài xuất hiện trên vách đốt bê tông hầm.
Tại dốc cầu vượt Thủ Thiêm (hướng theo nhánh cầu từ Quận 2 về Quận 1 trên đường Nguyễn Hữu Cảnh), tình trạng hằn lún khiến mặt đường bị trồi nhựa nhiều cm dọc 2 bên lề đường...
Nhiều người đi xe máy vừa đổ dốc cầu bất ngờ đánh tay lái né tránh vệt hằn lún đã suýt té ngã.
Đăng Lê
Theo Dantri
Úc tiếp tục tài trợ cho nông nghiệp Việt Nam Chiều 21.8, tại Cần Thơ, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Lê Quốc Doanh và ông Peter Horne, Tổng Giám đốc Tổng Giám đốc Chương trình Quốc gia ACIAR (Úc) đã ký cam kết hợp tác lâu dài trong nghiên cứu nông nghiệp. Hai bên đã thống nhất một chiến lược hợp tác 10 năm, trong đó có định hướng về các lĩnh vực hợp...