Sài Gòn lại ngập sâu vì triều cường
Chiều tối 17/10, dù trời không mưa nhưng do triều cường lên cao 1,61 mét (cao nhất từ trước đến nay), nước từ sông Sài Gòn dâng lên khiến hàng loạt tuyến đường tại TP HCM bị ngập trong nước.
Từ 16h, các tuyến đường thấp trũng, nước đã bắt đầu dâng cao. Ngập nặng nhất là tuyến đường Nguyễn Thị Thập (quận 7) đoạn từ cầu Đa Khoa đến cầu Phú Mỹ. Do đoạn đường này đang được thi công nên nước lên ngang bánh xe. Công nhân từ khu chế xuất Tân Thuận đã bị kẹt, nhiều phụ nữ phải gọi điện “cầu cứu” người thân vì xe chết máy.
“Tôi đọc báo, biết chiều nay triều cường lên cao kỷ lục nên cố gắng đi làm về sớm để đón con, nhưng vẫn không thoát được. Hai mẹ con phải dẫn bộ suốt một đoạn đường dài vì xe bị chết máy”, chị Nguyễn Thị Hồng nhà ở đường Huỳnh Tấn Phát (quận 7) cho biết.
Nước ngập khiến hàng loạt xe bị chết máy. Ảnh: H.C.
Triều cường xuất hiện vào giờ cao điểm khiến tình trạng ùn tắc cục bộ xảy ra tại nhiều tuyến đường. “Trời không có giọt mưa nào mà còn ngập thế này, không biết mưa lớn thì ngập đến mức nào nữa. Mấy hôm nay đi làm về người mỏi nhừ vì chiều nào cũng dẫn bộ suốt một đoạn dài từ ngoài đường vào hẻm”, chị Thanh nhà ở hẻm trên đường Lâm Văn Bền (quận 7) than thở.
Tại đường Tân Mỹ, nối từ đường Nguyễn Thị Thập ra khu đô thị Phú Mỹ Hưng bị trũng xuống sau khi đường Nguyễn Thị Thập được nâng cao, nên mấy ngày nay luôn là nỗi ám ảnh của nhiều người khi qua đây. Hàng loạt xe bị ngã tại “rốn ngập”. Nhiều hộ dân bên đường phải dùng gạch, ván, bao cát để ngăn nước. Tuy nhiên, nhiều hộ kinh doanh vẫn bị nước tràn vào nhà khiến đồ đạc, hàng hóa bị ướt.
“Mấy hôm nay chẳng buôn bán gì được, sáng sớm cũng ngập, chiều cũng lênh láng nước”, anh Hải chủ quán ăn trên đường Nguyễn Thị Thập lắc đầu.
Video đang HOT
Người Sài Gòn sẽ phải tiếp tục chịu cảnh ngập trong 1-2 ngày nữa. Ảnh: H.C.
Đường Lương Định Của dưới chân cầu Thủ Thiêm (quận 2) cũng là một điểm ngập nặng mỗi khi triều cường lên cao. Mấy ngày qua suốt một đoạn đường từ bến phà Thủ Thiêm đến ngã tư Trần Não nước sâu 30-40 cm. Thậm chí, nước còn “tấn công” một phần cầu Thủ Thiêm nối với quận Bình Thạnh.
Do xe chết máy, nhiều người đã bị các tiệm sửa xe “chặt chém”. “Sau khi dẫn bộ suốt đoạn dài trên đường Lương Định Của, tôi rất mừng vì gặp một tiệm sửa xe. Sau khi lau bu-gi làm nổ máy, họ đòi đến 50.000 đồng dù chỉ làm trong một loáng”, chị Ngân bức xúc.
Theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, triều cường chiều nay đạt đỉnh 1,61 mét, mức nước cao nhất trong đợt triều cường giữa tháng 10 này. Từ ngày mai, tuy triều cường vẫn ở mức cao nhưng sẽ giảm dần.
Theo VNE
Đường vành đai TP HCM 7 năm vẫn um tùm cỏ
Dự kiến hoàn thành trong năm 2012 nhưng hiện dự án đường vành đai phía đông - kết nối toàn bộ đường vành đai 2 của TP HCM vẫn dang dở, cỏ mọc um tùm sau 7 năm thi công.
Đường vành đai phía đông nối từ cầu Phú Mỹ (quận 7) đến cầu Rạch Chiếc (xa lộ Hà Nội, quận 9) với chiều dài 9,4 km, mặt đường rộng 67 m, có 7 cây cầu được xây dựng mới. Dự án được phê duyệt năm 2006, với vốn đầu tư (thời điểm phê duyệt) gần 400 tỷ đồng.
Khi hoàn thành, công trình sẽ kết nối toàn bộ đường vành đai của TP HCM, kết nối luồng phương tiện ôtô lớn theo hướng xa lộ Hà Nội (đoạn cầu Rạch Chiếc) đến cầu Phú Mỹ, rút ngắn quãng đường bởi các xe phải đi vòng vào liên tỉnh lộ 25B như hiện nay. Hơn nữa, dự án còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế trong vùng, đặc biệt tạo thuận lợi trong vận chuyển hàng hoá ra vào cảng Cát Lái và kết nối đồng bộ cầu Phú Mỹ...
Tuy nhiên, suốt thời gian dài, nhiều gói thầu đã bị ngưng thi công hoàn toàn do chủ đầu tư thiếu vốn.
Nhiều trụ cầu xây dựng dở dang nằm phơi mưa phơi nắng do bị ngừng thi công.
Sắt thép trên cầu bị rỉ sét, hư hỏng.
Tháng 4 vừa qua, dự án mới được thi công trở lại và dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2012 để khép kín đường vành đai 2 (bắt đầu từ đường Nguyễn Văn Linh, qua cầu Phú Mỹ xuống ngã tư Bình Thái, đến ngã tư Gò Dưa nối vào Quốc lộ 1A, qua nút giao Tân Tạo, theo đường Hồ Học Lãm và Ba Tơ để khép vào đường Nguyễn Văn Linh).
Dù chỉ còn hơn 2 tháng nữa là hết hạn nhưng, hiện công trình vẫn còn rất ngổn ngang, chỉ có vài công nhân thi công cầm chừng.
Dọc công trường, nơi cỏ mọc um tùm, chỗ nước ngập lênh láng.
Ông Phạm Văn Vĩnh, Giám đốc Công ty TNHH MTV Quản lý công trình giao thông Sài Gòn (Sở Giao thông Vận tải) nhận định, với tiến độ này nhanh lắm cũng chỉ có thể mở đến đường Nguyễn Duy Trinh. Vì vậy đường vành đai 2 không thể nào được khép trong năm nay.
Theo VNE
TPHCM: Con đường không mưa cũng ngập Mặc dù trời đang nắng nhưng nhìn con đường chẳng khác nào một con sông, nước đen ngòm hôi thối hành hạ hàng ngàn cư dân sống ven đường suốt 5 năm qua. Đó là đường An Dương Vương, giáp ranh giữa phường 16, quận 8 và phường An Lạc, quận Bình Tân, (TP.HCM). Sau khi hố sâu tại địa điểm trước nhà...