Sài Gòn lại ngập nặng sau mưa lớn
Cơn mưa nặng hạt vào giờ tan tầm khiến nhiều tuyến đường ở TP HCM bị ngập sâu, gây cảnh kẹt xe kéo dài, người dân bì bõm lội nước về nhà.
Chiều 24/5, cơn mưa lớn bất ngờ đổ xuống nhiều quận, huyện ở TP HCM như quận 12, Tân Bình, Bình Thạnh, Thủ Đức, Gò Vấp khiến nhiều tuyến đường không kịp rút nước, gây ngập nặng.
Đường Phan Huy Ích (quận Tân Bình) ngập kéo dài 4 km, nhiều chỗ trũng sâu cả bánh xe. Hàng loạt xe chết máy, khiến mọi người phải hì hục dẫn bộ.
Nhiều người đi ôtô phải “chịu trận” trong cảnh ngập, kẹt xe kéo dài. “Hơn nửa tiếng rồi tôi vẫn chưa thoát khỏi đoạn đường này”, tài xế nói.
Mọi người phải bì bõm lội nước về nhà. “Con đường này cứ mỗi khi mưa vừa thôi cũng ngập kéo dài. Lòng đường hẹp lại mấp mô nên khi ngập nhiều người bị ngã lắm” , ông Lương (60 tuổi) cho biết.
Đã che chắn cẩn thận nhưng nước vẫn tràn vào lênh láng trong nhà chị Yến. “Nhà tôi làm tiệm thiết kế, quảng cáo, mỗi lần mưa ngập là nhiều bản vẽ, tài liệu bị hư hỏng”, chị Yến cho hay.
“Mưa dữ quá, nước ngập mênh mông nên tôi phải dùng áo mưa che pô xe lại, nhỡ chết máy thì khổ lắm”, anh Minh Hồng (quận 12) giải thích.
Video đang HOT
Mỗi khi mưa ngập nặng trên đường Phan Huy Ích, anh Nguyễn Tài Dũng cùng nhóm thợ của mình lại mang đồ nghề sửa xe ra trước điểm ngập, treo bảng sửa miễn phí cho người dân.
“Mình từng sửa xe nhưng giờ đã đổi nghề. Chuyển qua công việc khác nhưng mình vẫn yêu nghề này lắm, thấy nhiều người dắt bộ, khổ sở nên muốn giúp đỡ họ thôi”, anh Dũng chia sẻ.
Đến 18h, mưa đã tạnh nhưng nước vẫn chưa rút hết. Do đây là tuyến đường chính nối quận Tân Bình – Gò Vấp nên không thoát khỏi cảnh kẹt xe giờ cao điểm.
Cảnh ùn tắc kéo dài gần 2 tiếng, các phương tiện bấm còi inh ỏi. Những con hẻm hai bên đường cũng kẹt cứng. Người dân cố gắng luồn lách trên vỉa hè để tìm lối đi khác.
“Dưới chân thì nước đến đầu gối, xe cộ lại ùn tắc chỉ còn cách dắt bộ. Ngày nào cũng mưa to lại kẹt thế này chắc chết mất”, chị Mai (công nhân) than thở.
“Tôi cố gắng chạy xe lên vỉa hè cho dễ di nhưng đường trơn quá nên ngã”, người đàn ông giải thích.
Đến 19h, nước vẫn ngập lênh láng, cảnh ùn tắc còn tiếp diễn. Không chỉ trên đường Phan Huy Ích, mưa lớn còn gây ngập, kẹt xe trên các tuyến đường ở quận Tân Bình như Nguyễn Văn Quá, Cộng Hòa, Trường Chinh…
Quỳnh Trần
Theo VNE
TP HCM nêu 5 nguyên nhân ngập sau trận mưa lịch sử
Mưa lớn bất thường, hệ thống thoát nước bị nghẽn rác, nhiều dự án đang thi công đã ngăn dòng chảy... là nguyên nhân TP HCM ngập nặng sau trận mưa chiều 26/9.
Trận mưa lớn kéo dài 2 giờ chiều hai hôm trước đã gây ngập nặng 59 tuyến đường của TP HCM khiến giao thông rối loạn, hàng loạt nhà dân và cửa hàng bị nước tràn vào, nhiều bãi đỗ trong sân bay Tân Sơn Nhất bị ngập làm hàng chục chuyến bay phải chuyển hướng... gây xáo trộn cuộc sống hàng triệu người ở đô thị lớn nhất nước.
Lý giải tình trạng TP HCM bị ngập nặng sau một cơn mưa lịch sử, Trung tâm điều hành chống ngập thành phố chỉ ra 5 nguyên nhân:
Mưa quá lớn - cống quá nhỏ
Vũ lượng quá lớn, vượt xa tần suất thiết kế hệ thống thoát nước hiện nay nên đã gây ngập trên diện rộng. Thậm chí, một số tuyến đường đã được đầu tư, nâng cấp hệ thống thoát nước vẫn bị ngập như: Phan Xích Long, Trường Sơn, Song hành quốc lộ 22, Phan Văn Hớn, Nguyễn Ảnh Thủ, Tô Ngọc Vân...
Theo Quyết định 752 của Thủ tướng về Phê duyệt Quy hoạch tổng thế hệ thống thoát nước TP HCM đến năm 2020 đối với tuyến cống cấp 2, lượng mưa đạt trong 1 giờ 30 phút ứng với chu kỳ 100 năm chỉ là hơn 137 mm. Còn tần suất thiết kế cống hiện nay, tuyến cống cấp 3 là mưa gần 76 mm trong 3 giờ; tuyến cống cấp 2 là mưa hơn 85 mm; kênh, rạch chính cấp 1 là mưa gần 96 mm trong 3 giờ; đỉnh triều thiết kế là 1,32 m.
TP HCM bị ngập nặng sau trận mưa chiều 26/9. Ảnh: Duy Trần
Trong khi đó, những năm gần đây, tình trạng biến đổi khí hậu khiến lượng mưa ngày càng lớn và đỉnh triều trên sông ngày càng cao. Cụ thể, các cơn mưa có vũ lượng trên 100 mm xuất hiện ngày càng nhiều (mỗi năm 3 lần) và triều cường năm sau luôn cao hơn năm trước, hiện là 1,68 m so với 10 năm trước đây chỉ là 1,5 m.
Trận mưa hai hôm trước kéo dài 2 giờ với vũ lượng hơn 179 mm (đo tại quận 1) và các quận, huyện khác đều trên hoặc xấp xỉ 100 mm được Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ đánh giá là cơn mưa lớn nhất xảy ra tại Sài Gòn trong 40 năm qua.
Xả rác bừa bãi, kênh rạch bị lấn chiếm
Tình trạng người dân xả rác xuống hệ thống thoát nước (miệng thu hầm ga, kênh rạch) còn phổ biến. Nên khi mưa lớn, áp lực nước cao sẽ cuốn rác vào lưới chắn, cản trở dòng chảy. "Trước khi xuất hiện mưa, chúng tôi đã triển khai vớt rác trước miệng thu nước và bố trí người trực những nơi có khả năng gây ngập nhưng cũng chỉ hạn chế được một phần", đại diện Trung tâm chống ngập cho biết.
Nghị định 179 năm 2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường đã quy định hành vi "Đổ rác, chất thải hoặc bất cứ vật gì khác vào hố ga, hệ thống thoát nước công cộng, trên vỉa hè, lòng đường" sẽ bị phạt 1-2 triệu đồng. Tuy nhiên, hầu như rất ít người bị phạt do khó bắt được quả tang.
Tình trạng lấn chiếm hệ thống thoát nước, cửa xả, kênh rạch còn phổ biến nhưng việc xử lý còn quá chậm dù chính quyền thành phố đã chỉ đạo xử lý nhiều lần, gần nhất là Văn bản hôm 19/8.
Trong chuyến khảo sát các tuyến kênh thoát nước cho sân bay Tân Sơn Nhất mới đây của Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong, đoàn đã ghi nhận hàng loạt công trình nhà dân xây lấn chiếm bờ kênh. Dưới lòng kênh cũng có lượng lớn rác thải và vật liệu xây dựng nằm ngổn ngang, chắn ngang dòng chảy, bít kín cửa thoát nước khiến nước tù đọng, bốc mùi khó chịu.
Dự án chống ngập 'rùa bò'
Nhiều dự án đãđược triển khai để xóa các điểm ngập còn lại (giai đoạn 2016-2020) nhưng tiến độ chậm do vướng thủ tục, như: Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm, Cải tạo rạch Ông Búp, Kênh tiêu Liên Xã... Hoặc thi công chậm như: Xa lộ Hà Nội (chân cầu Rạch Chiếc), Nguyễn Văn Quá (quận 12)...
Gần một ngày sau trận mưa lịch sử, nhiều nơi ở TP HCM vẫn còn ngập nặng. Ảnh:Mạnh Tùng
Dự án cải tạo rạch Xuyên Tâm với tổng số vốn hơn 5.100 tỷ đồng nhằm giúp thoát nước, giảm ngập úng cho 700 ha tại nhiều khu vực ở các quận Bình Thạnh, Gò Vấp được giao cho một công ty tư nhân đầu tư từ năm 2015 hiện giậm chân tại chỗ. Mới đây, báo cáo UBND thành phố, các sở ngành cho biết vẫn chưa có động tĩnh gì từ phía nhà đầu tư chốt lại thời điểm khởi động, hoàn thành dự án cải tạo tuyến rạch huyết mạch vùng nội thành thành phố này.
Chưa thực hiện các dự án hỗ trợ thoát nước
Dù đã được quy hoạch từ lâu, song các dư an hỗ trợ thoát nước trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu, diễn biến thủy văn phức tạp tại thành phố đã được Thủ tướng phê duyệt 8 năm trước chưa thể triển khai thi công. Hiện, chỉ mới xây dựng được một trong 10 cống kiểm soát triều (Nhiêu Lộc - Thị Nghè) và hơn 40% hệ thống đê bao (60 km đê bao trong tổng số 149 km).
"Chậm trễ là do thiếu vốn. Để triển khai các quy hoạch chống ngập cần số tiền lên đến hàng trăm nghìn tỷ đồng nhưng thực tế thành phố mới đầu tư được 25.000 tỷ, nên khối lượng công việc còn rất hạn chế. Bên cạnh đó, việc giải phóng mặt bằng quá chậm cũng ảnh hưởng đến tiến độ thi công các dự án chống ngập", báo cáo của UBND TP HCM cho biết.
Dự án thoát nước đang triển khai ngăn dòng chảy
Một số công trình thoát nước đang thi công cũng được cho là một trong những nguyên nhân làm anh hương đến khả năng thoát nước của tuyến cống hiện hữu. Ngoài ra, theo Trung tâm chống ngập, có những tuyến đường đã xử lý ngập bằng giải pháp tạm (đấu nối mở thêm hướng thoát nước mới, cải tạo miệng thu...) trong khi chờ các dự án lớn triển khai đã xuất hiện ngập khi mưa to.
Hữu Công
Theo VNE
Giao thông trung tâm Sài Gòn rối loạn trong mưa lớn Chiều 19/5, trận mưa xối xả kèm gió giật khiến nhiều tuyến đường trung tâm TP HCM bị rối loạn giao thông, xe cộ kẹt cứng. 16h30, trận mưa đổ ập xuống trung tâm TP HCM làm giảm tầm nhìn của nhiều người đi đường, xe cộ ùn tắc trên các tuyến đường Tôn Đức Thắng, Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Du... Trời mưa...