“Sài Gòn hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo” – câu nói tưởng vô thưởng vô phạt nhưng lại khiến biết bao trái tim người Sài Gòn đau đến thế
Từ khi nào mà “NỖI ĐAU CŨNG CÓ PHÂN BIỆT GIÀU, NGHÈO!?”
Thay vì nói Sài Gòn hoa lệ như mọi khi, dạo này người ta thường nói một câu dài hơn và đôi lúc nó cũng trở nên sâu sắc hơn: “Sài Gòn hoa lệ, hoa cho người giàu, lệ cho người nghèo”.
Tôi nhớ lần đầu tiên đọc được câu nói này là trong quyển Khóc Giữa Sài Gòn của Nguyễn Ngọc Thạch, hiện giờ khi Sài Gòn trở thành tâm điểm đại dịch, tôi lại thường thấy nó xuất hiện trên mạng xã hội theo nhiều ngữ nghĩa “vô thưởng, vô phạt”.
Ở nơi người nghèo hạnh phúc, bình an
Phải kể đến chuyện, tôi sống ở trong 1 dãy nhà trọ, tiếc là ở Sài Gòn không có ngách, nếu có phải là 2 lần của ngách thì mới đến đúng nơi tôi ở. Kể từ hồi không sống cùng với ba mẹ, tôi định nghĩa được giàu và nghèo. Ở sâu trong hẻm nhỏ “nhiều xẹt”, khi số đông cho đó là một cuộc sống khổ cực thì tôi và những người xung quanh mình vẫn sống rất bình an và… rực rỡ.
Xóm trọ của tôi có nhiều nhánh rẽ, nhiều hẻm, xung quanh thường là sinh viên, những ông – bà cụ bán vé số. Phòng trọ được dựng từ những miếng ván ép, bên trên có một cái gác lửng chỉ dành chứa đồ, mưa xuống trời ẩm phải khiến người ta bức rức, những sinh vật lạ xem đấy như nhà của chúng.
Chắc chắn bạn sẽ chẳng thể tưởng tượng được rằng, ở nơi thiếu điều kiện như thế cuộc sống vẫn diễn ra như bình thường.
Người khác có thể gọi đó là “khu ổ chuột”, nơi mà học thức, quyền hạn, sức khoẻ không có giá trị, người dân khu ổ chuột lại không xem điều ấy là đáng để thương hại
Video đang HOT
Người khác có thể gọi đó là “khu ổ chuột”, nơi mà học thức, quyền hạn, sức khoẻ không có giá trị. Người dân khu ổ chuột lại không xem điều ấy là đáng để thương hại. Với họ, đó như là từ dùng chung cho những nơi có mức sống thấp, không đủ điều kiệm, không có sự chọn lựa. Thứ họ được chọn duy nhất chính là sự bình an và hạnh phúc.
Mỗi ngày ở đây mặt trời đều lên và xuống như những nơi khác, ai ai cũng đều đi làm, tiết kiệm từng đồng. Nếu có bệnh tật, ốm đau thì đều được chấp nhận, cảm giác khó khăn chung hầu như ai cũng có. Cả ở những ngôi nhà cao tầng, người ta đôi khi vẫn luôn thấy khó khăn.
Hầu hết chúng tôi không nghĩ mình khổ dù chúng tôi thật sự “nghèo”. Chúng tôi còn hay nói đùa mình “giàu”, mà đúng thật: Giàu kinh nghiệm sống giữa những khó khăn, giàu sự bao dung với cuộc đời, giàu những kỷ niệm khốn khó – điều mà không người lớn nào cũng được trải nghiệm!
Và khi những người giàu cũng đổ lệ…
Chỉ thị 16 của Ban chỉ đạo Phòng chống dịch Thành phố khéo dài suốt 2 tháng liền, các hàng quán vốn dĩ đã đóng cửa trước đó rất lâu, hàng loạt nhà máy, cơ sở ngưng sản xuất.
Chủ doanh nghiệp như chết đứng khi doanh số giảm mạnh do thị trường tiêu thụ chậm. Để duy trì sản xuất, họ phải chủ động cắt giảm chi phí sản xuất, vận hành. Một số khác kém may mắn hơn khi nguồn vốn xoay vòng cạn kiệt và nợ ngân hàng “gõ cửa” buộc họ phải phá sản, tuyên bố đóng cửa.
Nhiều doanh nghiệp, cửa hàng đóng cửa vì dịch bệnh hoành hành
Xin được trích dẫn một dòng trạng thái tôi vô tình đọc được trên mạng xã hội như thế này:
“Tôi biết những người giàu rơi lệ: Họ phá sản; họ mất mẹ, mất cha, mất ông bà, chồng vợ… vì dịch bệnh.
Tôi biết những người giàu cứu trợ không tiếc chi, không ngừng nghỉ, không than thở gì… chỉ khóc khi không thể làm nhiều hơn.
Tôi cũng biết những người nghèo không rơi lệ: Họ bình an, có gia đình bên mình, có con chó, con mèo cùng chia suất cơm từ thiện. Họ cười cho tình người còn đó, và may mắn vẫn ghé từng ngày”.
Người ta thường có quan điểm giàu có thì mới có thể vui vẻ, bình an. Mặc dù, sự vui vẻ, bình an vốn dĩ không mang giá trị vật chất.
Bạn có còn nhớ hình ảnh người phụ nữ “đại gia” lái xe hơi tiền tỷ dừng ở trước cổng chào thành phố Nghệ An, cầm sấp tiền hơn 100 tờ 500.000 đồng phát cho công nhân về quê tránh dịch?
Bạn có còn nhớ ông cụ vô gia cư bán vé số nhanh nhẹn chia một nửa gia tài là cái bánh mì nóng cho chú chó nhỏ?
Người nghèo có thể khổ hơn nhưng người giàu cũng chẳng thể khá gì khi hoàn cảnh không bao giờ phân biệt vai vế, thứ tự. Cũng có những người nghèo “sống trong cái khổ mà không thấy mình khổ thì không thể coi là khổ được và ngược lại cũng có những người giàu họ sống trong sự sung túc nhưng lại thấy rất khổ.
Sao phải cường điệu hoá khái niệm giàu, nghèo khi mà khổ đau không phân biệt giai cấp hay đúng sai?!
Cô bé 2 tuổi vừa hát líu lo vừa chạy đến nhận cơm từ thiện: Sự hồn nhiên khiến người lớn cay mắt
Em bé Chuột đã trở thành một "người quen" của đội phát cơm từ thiện vì nhiều ngày nay, cứ thấy đội đến là bé tung tăng chạy ra xin.
Có ai đó từng sống ở Sài Gòn, rất yêu Sài Gòn đã bảo rằng, thành phố này cái gì cũng đắt đỏ, chỉ có tình người là rẻ thôi. Khi có tiền, bạn có thể tốn vài triệu cho một bữa ăn nhậu. Nhưng kể cả có một ngày cạn túi, bạn vẫn có thể sống ở thành phố này vài ngày mà không lo đói. Vì có nhiều người, nhiều hội nhóm ở Sài Gòn làm từ thiện, san sẻ cơm áo cho những người nghèo, người vô gia cư, tiếp sức để không ai bị bỏ lại phía sau.
Những ngày đại dịch Covid-19 hoành hành, nghĩa cử ấy vẫn được tiếp diễn trong lòng thành phố vắng vẻ. Và có những hồn nhiên vẫn lớn lên nhờ sự cưu mang của người dưng, như em bé tung tăng chạy ra nhận cơm từ thiện mỗi ngày này. Em vừa nhảy chân sáo vừa hát líu lo, nhận được cơm là vội vã cầm về đưa cho mẹ.
Em bé vừa hát khe khẽ, vừa tung tăng chạy đến xin cơm.
Trong clip mới nhất được nhóm từ thiện ghi lại, cô bé 2 tuổi này sau khi nhận cơm, mừng quá đã quên cảm ơn. Thấy người phát cơm nhắc nhở, cô bé dừng lại, quay đầu la lớn: "Con cảm ơn cô", rồi tiếp tục chạy. Khoảnh khắc ấy khiến người lớn xem clip mà cũng thấy thương gì đâu!
Trong hành trình phát cơm từ thiện của nhóm, có thể thấy họ hỗ trợ nhiều người nghèo, người vô gia cư, không phân biệt trẻ, già, thấy ai khó là tặng. Nhưng em bé 2 tuổi này được chú ý nhiều vì sự hồn nhiên của em.
Có người nhắc nhóm từ thiện lần sau hãy để người lớn ra lấy cơm, sợ nguy hiểm cho con. Cô gái quay clip cho biết thêm, em bé rất thích chạy ra nhận cơm, tự coi đó là "công việc" của mình để giúp mẹ, chứ họ cũng nhắc bé nhiều lần rồi.
Cô bé trở thành một "người quen" của đội từ thiện này vì ngày nào cũng được phát cơm, phát sữa.
Hóa ra, khoảng 1 tháng nay, đội từ thiện đã phát cơm xung quanh khu vực em bé 2 tuổi này sinh sống. Cô bé được gọi tên thân mật là bé Chuột. Bé Chuột có anh trai khoảng 6 - 7 tuổi nữa. Hai anh em chỉ sống với mẹ, không có ba.
Trong một số clip có sự xuất hiện của bé Chuột, có thể thấy bé khá thân thiết với nhóm phát cơm. Hình ảnh lũn cũn của cô bé bê hộp cơm, túi sữa to ngang người đã khiến những clip hành trình của họ thêm phần dễ thương.
Thấy bóng dáng của các cô chú, bé Chuột vội vã chạy ra.
Cô bé rất thích thú với việc này và thường "giành" với mẹ để ra nhận hỗ trợ.
Những khoảnh khắc nho nhỏ của bé Chuột khiến người lớn thấy quá đỗi yêu thương, và cũng cay mắt. Bé còn nhỏ xíu, vẫn rất hồn nhiên khi tung tăng chạy chơi, cười đùa nhưng cũng đã biết cảm ơn, đưa hai tay khi nhận quà.
Nhiều người cũng khen ngợi cách làm từ thiện của nhóm khi theo dõi hành trình tặng cơm của nhóm, họ đều nói chuyện rất nhẹ nhàng, tình cảm và tôn trọng người nghèo. Người nhận quà từ thiện còn được tặng thêm nụ cười qua lớp khẩu trang, những lời động viên, đó mới là thứ giúp họ có động lực để vượt qua cơn khó khổ.
Clip: Cô gái thất nghiệp 2 tháng đi nhận đồ từ thiện bị giựt lại, 'họ nghĩ em giàu, vì miếng ăn, sĩ diện em mất hết rồi' Đoạn tâm sự của cô gái trẻ về việc đi nhận đồ từ thiện nhưng bị 'đuổi khéo' vì ngoại hình trông giống 'nhà giàu' đang nhận được nhiều sự chú ý trên mạng xã hội. Mới đây, một tài khoản Tiktok chia sẻ đoạn clip kể về việc đi nhận đồ từ thiện mùa dịch nhưng bị nhầm là người giàu có...