Sài Gòn đứng đầu top 100 công trình trăm tuổi của Việt Nam
TP.HCM đứng đầu danh sách các địa phương có số lượng công trình trăm tuổi lọt vào top 100 công trình trăm tuổi nổi tiếng Việt Nam vừa được công bố.
TP.HCM có 17 công trình lọt vào top 100 công trình trăm tuổi, gồm: Trường Lê Quý Đôn, Trường ĐH Mỹ thuật, trụ sở UBND TP, đình Thông Tây Hội, chùa Giác Lâm, chợ Bến Thành, Bến Nhà Rồng, nhà thờ Đức Bà, Cung văn hóa Lao động, nhà thờ Tân Định, khách sạn Continental, Bảo tàng TP.HCM, Bưu điện TP.HCM, nhà thờ Chợ Quán, Nhà hát Lớn, nhà thờ Cha Tam và nhà thờ Huyện Sỹ.
Bến Nhà Rồng
Xếp sau TP.HCM là Hà Nội và Thừa Thiên – Huế, mỗi địa phương có 13 công trình trăm tuổi lọt vào top 100. Các địa phương khác có kiến trúc trăm tuổi lọt vào danh sách này còn có: Quảng Nam (11 công trình), Bình Định (8), Hải Phòng (3), Ninh Thuận (3), Ninh Bình (3), Phú Yên (2)…
Bên trong nhà thờ Đức Bà
Đây là kết quả của Hành trình tìm kiếm top 100 công trình trăm tuổi ở Việt Nam do Tổ chức Kỷ lục Việt Nam tiến hành. Hành trình được triển khai rộng rãi ở các tỉnh, thành của Việt Nam nhằm tìm kiếm, hệ thống các công trình 100 tuổi.
Chương trình nhằm quảng bá rộng rãi tới du khách trong và ngoài nước, giúp người dân có cái nhìn đầy đủ và toàn diện hơn về những giá trị văn hóa, lịch sử và du lịch Việt Nam, chung tay cùng xã hội bảo vệ, giữ gìn và tôn tạo những tinh hoa văn hóa trong từng công trình 100 tuổi.
Video đang HOT
Cầu Long Biên là một trong 13 công trình trăm tuổi của Hà Nội vào top 100 này.
Từ nhiều đời nay, người ta vẫn lấy con số 100 làm thước đo cho nhiều giá trị mang ý nghĩa vững bền gần như tuyệt đối, cả tinh thần lẫn vật chất. Đây là con số mang ý nghĩa đủ bền vững, đủ chắc chắn để có thể hiểu tường tận, sâu sắc về một vấn đề nào đó.
Con số 100 năm được xem như một con số vừa vặn để tạo nên sự khác biệt, đủ uy tín để làm chuẩn mực tôn vinh những giá trị hàng đầu. 100 không chỉ đơn giản thì là một con số mà nó chứa đựng cả một chân trời giá trị mà ở đó sức mạnh tạo dựng và gìn giữ từ bàn tay và khối óc con người cần được tôn vinh.
Thừa Thiên – Huế có 13 công trình 100 tuổi, trong đó có chùa Thiên Mụ
Các công trình trăm tuổi ở Việt Nam được xây dựng với mục đích phục vụ nhu cầu văn hóa, kinh tế – chính trị hay tín ngưỡng… đều ẩn chứa và lưu giữ những giá trị lịch sử, có ý nghĩa lớn cho muôn đời sau. Hiện có những công trình vẫn giữ được nét nguyên vẹn như thuở sơ khai, có những công trình được trùng tu lại nhưng vẫn giữ được những kiến trúc nguyên sơ ban đầu.
Những công trình vững bền thực sự trở thành tài sản vô giá, là sự tổng hợp của nhiều yếu tố để trở thành tài sản chung của của cộng đồng xã hội, của quốc gia, khu vực và cả thế giới. Bởi đó là hiện thân tài hoa dựng xây của bao lớp người, là công sức giữ gìn, bảo tồn liên tục của rất nhiều thế hệ để tạo nên những giá trị to lớn góp phần khẳng định bản sắc văn hóa địa phương, quốc gia, dân tộc xứng đáng được lịch sử vinh danh, ngợi ca.
Đối với Việt Nam, đất nước trải qua nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược, đồng thời chịu sự khắc nghiệt của khí hậu nhiệt đới nóng ẩm gió mùa, không ít công trình đặc sắc đã bị tàn phá, hư hại. Vì thế, những công trình “đi cùng năm tháng” trường tồn đến ngày nay là kết tinh của những giá trị vĩnh cửu và sự cố gắng nỗ lực của những con người khát khao lưu giữ những giá trị lịch sử cho hậu thế.
Theo Zing
Sài Gòn xưa và nay
Với những cư dân lâu năm của Sài Gòn, thành phố này ngoài ý nghĩa là nơi cư trú, đây còn là kỷ niệm và chiếc nôi văn hóa phương Nam.
Sài Gòn trong những tấm ảnh xưa và nay luôn gợi nhắc cho chúng ta nhớ lại một thời để hoài niệm, trân trọng và giữ lại cho mình sự bình lặng ở tâm hồn, giữa sự phát triển nhanh chóng và vòng xoay không ngừng của cuộc sống.
Trải qua nhiều thăng trầm lịch sử, nhưng đâu đó nhiều tuyến phố, công trình, con đường... vẫn lưu giữ những dấu vết cổ xưa. Đặc trưng của Sài Gòn là những con phố sầm uất, phồn thịnh và trầm mặc, một Sài Gòn nhộn nhịp ngựa xe, ồn ào phố thị với nhịp điệu cuống cuồng, hối hả... Sau hơn 300 năm hình thành và phát triển, Sài Gòn xưa và nay là TP.HCM đã trở thành một trung tâm thương mại sầm uất, lớn nhất nước.
Tuy nhiên, những ký ức về một Sài Gòn xưa yên ả, thơ mộng, thanh lịch mà không kém phần kiêu sa vẫn còn đọng lại ở những công trình kiến trúc cổ vẫn trường tồn đến ngày nay, mặc dù đô thị hóa đã phần nào làm thay đổi dáng dấp Sài Gòn xưa.
Những hình ảnh về Sài Gòn xưa và nay.
Ngày 11/11/1860, "sở Dây thép" Sài Gòn (tức Bưu điện Sài Gòn) được thành lập. Ngày nay, bưu điện thành phố vẫn giữ nguyên dáng dấp cổ kính như cách đây nhiều thập niên.
Nhà thờ ức Bà còn gọi là nhà thờ Chánh tòa Sài Gòn, một công trình kiến trúc lớn ở quảng trường công xã Paris, trung tâm thành phố được xây dựng 1863-1865. Đây là một trong những hạng mục hiếm hoi hầu như không thay đổi theo năm tháng. Nơi đây trở thành điểm tham quan du lịch nổi tiếng.
Nhà hát Thành phố được xây dựng từ năm 1898 đến 1900, kiến trúc theo phong cách Pháp.
Chợ Bến Thành có từ trước khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé. Bến này dùng cho khách vãng lai và quân nhân vào thành vì vậy có tên gọi là Bến Thành.
Dinh Thống đốc Nam kỳ được xây dựng 1870- 973. Sau khi xây dựng xong, dinh được đặt tên là Norodom, lấy theo tên của Quốc vương Campuchia lúc bấy giờ. Từ 1887 đến 1945, toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Vào thời khắc lịch sử ngày 30/4/1975, nhân dân ta đã giành lại được dinh Độc Lập và nay đổi tên thành hội trường Thống Nhất.
Nhiều tòa nhà cao tầng mọc lên trên thành phố năng động phát triển.
Mảng xanh của TP.HCM xuất hiện ngày càng nhiều trên các tuyến đường.
Theo Zing
5 ngôi chợ lâu đời và nổi tiếng dọc miền đất nước Chợ Đồng Xuân, chợ Đông Ba hay chợ Bến Thành đều là những ngôi chợ nổi tiếng lâu đời nằm dọc mảnh đất Việt Nam. Chợ vừa là nơi trao đổi, giao lưu, mua bán vừa là nơi thể hiện văn hóa tinh tế đặc sắc của từng vùng miền. Vào chợ du khách không chỉ mua những món đồ mình yêu thích...