Sài Gòn dày đặc sương mù
Sáng 16.10, nhiều khu vực tại TP.HCM đã xuất hiện sương mù dày đặc từ sáng sớm và kéo dài đến hơn 10 giờ 30.
Đến khoảng 9 giờ sáng 16.10, sương mù dày đặc vẫn còn trên kênh Tàu Hủ – Ảnh: Độc Lập
Tại một số khu vực ở các quận 1, 3, 4, 7, 8, Tân Bình, Gò Vấp,… người dân đều có thể cảm nhận khí trời se lạnh, sương mù dày đặc và tầm nhìn lưu thông trên đường bị hạn chế.
Bà Nguyễn Ngọc Thu (ngụ đường Phan Văn Trị, Q.Gò Vấp), cho biết: “Bình thường khoảng 5 giờ 30 phút sáng đã ra công viên đi bộ tập thể dục, đánh cầu lông với hội bạn. Thế nhưng sáng nay giờ đó sương mù mịt mờ, chẳng thấy được cầu bay đi đâu mà đánh nên cả hội chờ đến tận gần 8 giờ”.
Tại công viên Gia Định (Q.Gò Vấp), đến hơn 8 giờ sáng vẫn còn nhiều người tập thể dục trong màn sương mù và trời chưa có nắng, trong khi bình thường giờ này hầu như nắng đã lên cao.
Sáng sớm do sương mù dày nên rất ít người đi tập thể dục ở công viên – Ảnh: Nguyên Mi
Khoảng hơn 7 giờ sang, tại Công viên Gia Định (Q.Gò Vấp), trời vẫn còn âm u do sương mù – Ảnh: Nguyên Mi
Đến khoảng hơn 9 giờ sáng trời vẫn chưa có nắng và còn se lạnh – Ảnh: Nguyên Mi
Tại khu vực dọc đường Võ Văn Kiệt, trên kênh Tàu Hủ, khoảng 9 giờ sang, xe cộ vẫn di chuyển trong sương mù với tầm nhìn hạn chế. Khu vực trung tâm TP sáng nay màn sương cũng là là phủ khắp mặt đất.
Theo ông Nguyễn Minh Giám, Phó giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam bộ, sương mù xuất hiện là do ảnh hưởng của khối không khí lạnh phía bắc khuếch tán xuống phía Nam, gặp độ ẩm cao do hơi nước trong không khí ở Nam bộ những ngày cuối mùa mưa vẫn còn nhiều, gây ra hiện tượng sương mù.
Video đang HOT
Sương mù là hiện tượng bình thường vào những tháng cuối năm, khi TP.HCM nói riêng và Nam bộ nói chung bắt đầu bước vào giai đoạn chuyển mùa từ mùa khô sang mùa mưa. Đây đang là giai đoạn chuyển mùa của Nam bộ. Trong thời gian này, nền nhiệt độ của Nam bộ cũng đang hạ dần, với nhiệt độ cao nhất khoảng 31-32 độ C, thấp nhất khoảng 21-23 độ C. Thời tiết miền Nam sẽ dần hết nắng nóng. Trong thời gian tới sẽ hiếm khi có nắng nóng lên đến 34 độ C. Tuy nhiên, theo ông Giám, phải qua đến tháng 12, gần Noel thì trời mới se lạnh, ở mức nhiệt 20-21 độ C. Từ nay đến cuối năm, TP.HCM và miền Nam sẽ còn nhiều đợt sương mù nữa.
Sáng 16.10, TP.HCM được bao phủ trong sương mù – Ảnh: Bạch Dương
Nhiều tuyến đường tại TP.HCM sáng nay mờ sương như Đà Lạt – Ảnh: Bạch Dương
Sương mù bao phủ khu vực trung tâm TP.HCM – Ảnh: Độc Lập
Dinh Thống Nhất khoảng gần 10 giờ sáng nay – Ảnh: Độc Lập
Tầm nhìn hạn chế trên kênh Tàu Hủ và dọc đường Võ Văn Kiệt do sương mù – Ảnh: Độc Lập
Theo TNO
Lời khai mâu thuẫn của bị cáo vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường
Tin tức đã tìm thấy xác chị Huyền vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường đang gây xôn xao dư luận khiến nhiều người không khỏi nhớ lại hành trình gian nan tìm thi thể nạn nhân từ những lời khai đầy mâu thuẫn của bị cáo vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường.
Đã 10 tháng kể từ khi vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường xảy ra làm rúng động dư luận. Trong suốt quãng thời gian đó, những lời khai mập mờ, mâu thuẫn của bị cáo Nguyễn Mạnh Tường và những người liên quan đến vụ án càng khiến việc điều tra vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường và hành trình tìm xác nạn nhân Lê Thị Thanh Huyền thêm khó khăn, tốn kém.
Lời khai của bác sĩ Tường tại phiên tòa xét xử vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường
Trong phiên tòa xét xử vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, thẩm phán Lê Thị Hợp đã đặt ra câu hỏi "Ai là người quản lý điều hành tại thẩm mỹ viện Cát Tường" và nhận được câu trả lời từ bị cáo Tường như sau, điều hành thẩm mỹ viện Cát Tường là chị Lê Thị Thủy Mai (34 tuổi, ngụ ở Lạc Trung, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội) - cử nhân Đại học Công đoàn và không có chuyên môn gì về ngành y.
Lời khai của bác sĩ Tường khiến những người quan tâm đến vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường phẫn nộ và khó hiểu.
Theo lời bị cáo Tường, khi có khách tới thì chị Mai là người tư vấn bởi trước đó đã có kinh nghiệm từng tham gia làm thẩm mỹ. Ngoài ra, chị Mai cũng phụ trách viết các bài quảng cáo nhưng tất cả đều hỏi qua bị cáo.
Bị cáo Tường cũng thừa nhận hút ngực thẩm mỹ là không được phép. Do gây tê, gây mê nên phải thực hiện trong các bệnh viện nhà nước. Trên cơ sở khách hàng tới nhiều, qua khám xét các bệnh tật, thấy không thấy bất thường, bị cáo tin tưởng là mình làm được nên đã nhận lời.
Bảo vệ thẩm mỹ viện Cát Tường mới là kẻ chủ mưu vụ ném xác chị Huyền xuống sông Hồng?
Theo lời khai của các bị cáo trong phiên tòa xét xử vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường, sau khi xảy ra vụ án, bác sĩ Tường cùng một số nhân viên đưa thi thể chị Huyền lên xe ôtô để chở đến Bệnh viện Bưu Điện. Khánh cầm túi xách và đi xe máy Lead của chị Huyền đi theo.
Khi đến cổng bệnh viện, bác sĩ Tường thấy có nhiều người và xác chị Huyền bị cứng nên dừng lại ngoài đường. Thấy vậy, Khánh nói với ông chủ không đưa xác nạn nhân xấu số vào bệnh viện nữa mà ném xác xuống sông để phi tang. Bác sĩ Tường đồng ý rồi lái xe chở xác chị Huyền đi. Lúc này, Khánh chở chị Hằng (vợ Tường) bằng xe máy của nạn nhân đi theo sau. Ba người đi theo đường Trần Khát Chân - Kim Ngưu - Lạc Trung - Minh Khai - cầu Vĩnh Tuy.
Khánh - bảo vệ thẩm mỹ viện Cát Tường là người đề nghị ném xác chị Huyền xuống sông?
Khi đến đường Cổ Linh (huyện Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội) Khánh vượt ngang xe ôtô ra hiệu cho bác sĩ Tường dừng xe. Thanh niên này bỏ xe máy và túi xách của chị Huyền ở vỉa hè rồi cùng Hằng lên xe ôtô của Tường. Trên xe, Hằng can ngăn việc chồng và nhân viên của mình đang làm nhưng không có kết quả. Tường tiếp tục lái xe đi ra quốc lộ 5 lên cầu Thanh Trì qua vị trí có nước khoảng 150m, gần cột đèn số 44 thì dừng lại. Thấy không có xe và người qua lại, Tường và Khánh, nâng xác chị Huyền qua thành cầu rồi thả xuống sông Hồng.
Lời khai chấn động của y tá thẩm mỹ viện Cát Tường
Theo lời khai của y tá Nguyễn Ngọc Thư: Khi bơm được 1-2 ống bơm tiêm, chị Huyền bắt đầu có biểu hiện co giật nhưng bác sĩ vẫn tiếp tục hút được 5-6 ống bơm trên mỡ bụng thì mới dừng lại. Lúc này bác sĩ Tường dùng dao mổ rạch 2 vết nhỏ ở phía dưới 2 bên bầu ngực rồi bắt đầu bơm các ống bơm tiêm chứa dung dịch mỡ bụng vừa hút bơm vào ngực của chị Huyền, khâu 2 vết rạch ở bụng xong thì bác sĩ Tường, y tá Thư và Hoa bê bệnh nhân ra phòng hậu phẫu. Trong quá trình bơm mỡ vào ngực thì bệnh nhân vẫn co giật, sùi bọt mép, người cứng lại.
"Trong suốt quá tình phẫu thuật, chị Huyền luôn trong tình trạng co giật, sùi bọt mép, mắt trợn ngược, phải thở ô xy. Thấy tình trạng như vây nên cứ khi nào chị Huyền co giật thì bác sĩ Tường lại bảo tiêm Diazepam (thuốc ngủ) và Dimedzon (thuốc chống nôn). Tổng cộng trong quá trình phẫu thuật bác sĩ Tường bảo Hoa tiêm 6 ống Diazepam và 2 ống Dimedzon" - y tá Nguyễn Ngọc Thư khai thêm.
Bác sĩ Tường vẫn "cố" phẫu thuật khi chị Huyền có dấu hiệu co giật.
Theo các luật sư của phía bị hại, tại Bút lục 906 ngày 24.10.2013, y tá Thư còn khai: "Bác sĩ tường sát khuẩn cho bệnh nhân, rạch 2 vết trên bụng khoảng 0,3 cm, bơm thuốc tê vào vùng bụng, sau đó bơm tiêm 2 ông Diazepam do Hoa tiêm. Lúc này bác sĩ Tường vẫn tiêm thuốc tê cho bệnh nhân, còn tôi ở đầu giường bệnh nhân. Được khoảng 15 phút sau thì bệnh nhân lên cơn co giật, sùi bọt mép, giật mắt. Thấy vậy, bác sĩ bảo Vân đi mua thuốc chống động kinh Amenazin nhưng không có và bác sĩ Tường vẫn tiếp tục hút mỡ cho bệnh nhân. Lúc này bệnh nhân vẫn lên cơn co giật, còn tôi giữ đầu bệnh nhân nghiêng sang một bên".
Trong khi đó, y tá Bùi Thị Hoa khai: "Bác sĩ Tường trực tiếp gây tê vào ổ bụng của chị Huyền, trong khi làm thì hết bơm 50 nên chị Vân chạy ra ngoài mua, lúc đó chị Huyền lên cơn co giật, sùi bọt mép thì bác sĩ Tường bảo tôi tiêm Diazepam cho chị Huyền tổng cộng là 5 ống Diazepam và 2 ông Dimedral. Sau đó bác sĩ Tường tiếp tục hút mỡ bụng. Lúc đó chị Thư làm nhiệm vụ giữ tay, tôi giữ chân chị Huyền để bác sĩ Tường tiếp tục hút mỡ từ bụng chị Huyền... Khi lên cơn co giật thì hai chân chị Huyền duỗi thẳng, cứng lại, hai tay giơ lên phía đầu, bàn tay nắm chặt, toàn thân người cứng lại và rung giật, bác sĩ Tường hút mỡ ra ống xi lanh 50, tổng số 11 bơm 50 chứa dịch và mỡ hút từ bụng chị Huyền..."
Nguyên nhân vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường là do bác sĩ Tường bỏ mặc chị Huyền trong cơn nguy kịch?
Tại Bút lục 910 ngày 25.10.2013, khi được hỏi trong suốt quãng thời gian chị Huyền bị co giật đến khi chị Huyền tử vong, bác sĩ Tường có hành động, động thái gì không thì y tá Nguyễn Ngọc Thư khai: "Bác sĩ Tường không có hành động, động thái gì cả. Bác sĩ Tường bỏ mặc chị Huyền ở đó. Bác sĩ Tường bỏ đi đâu, làm gì tôi không rõ, chúng tôi gọi mãi bác sĩ mới về thẩm mỹ viện".
Y tá thẩm mỹ viện Cát Tường cho rằng nguyên nhân cái chết của chị Huyền là do sự vô trách nhiệm của bác sĩ Tường. Ảnh minh họa
Còn y tá Bùi Thị Hoa khai: "Sau khi cùng bác sĩ Tường đưa chị Huyền ra phòng hậu phẫu để nghỉ, lúc đó chị Huyền vẫn đang lên cơn co giật. Anh Tường bảo y tá Thư theo dõi còn tôi và Vân vào phòng phẫu thuật thu dọn đồ đạc, còn bác sĩ Tường đi ra ngoài trung tâm phẫu thuật ngay sau đó".
Khi Tường và bạn gái đang đi lễ chùa Quán Sứ thì nhận được điện thoại của nhân viên thông báo tình trạng chị Huyền đang nguy cấp vì có biểu hiện tím tái, mạch khó bắt, huyết áp không đo được. Trong trường hợp này, bắt buộc Tường phải ra y lệnh cho nhân viên đưa chị Huyền đến cơ sở gần nhất để cấp cứu, nhưng trên thực tế, Tường đã không làm những điều đó mà bắt nhân viên "đợi anh về xử lý".
Ngoài ra, trong các lời khai của PGĐ thẩm mỹ viên Cát Tường tên Mai, chị cũng đã nhiều lần gọi điện thông báo tình hình và hỏi ý kiến về việc đưa chị Huyền đi cấp cứu, nhưng Tường một mực nói "anh đang về, chờ anh về xử lý". Có thể nói, nguyên nhân vụ án thẩm mỹ viện Cát Tường nằm ở sự vô trách nhiệm với người bệnh của bác sĩ Tường và cả nhân viên viện thẩm mỹ.
Theo Vietbao
TPHCM nghỉ lễ trong mưa chuyển mùa Trời nhiều mây và thỉnh thoảng có mưa giúp giải nhiệt cho TPHCM sau những ngày cao điểm nắng nóng. Người dân TPHCM sẽ có kỳ nghỉ lễ mát mẻ. Tuy có những lo ngại về dịch sởi trong kỳ nghỉ lễ lễ 30/4 và 1/5 nhưng lượng người kéo đến các địa điểm vui chơi giải trí rất đông. Từ sáng 30/4,...