Sài Gòn cũng có những kiểu chấm bánh mì độc đáo không kém Hà Nội, đặc biệt là món số 4
Nếu để ý, bạn sẽ thấy sự biến hóa đa dạng của bánh mì trong nhiều món ăn kiểu chấm ở Sài Gòn.
Phải công nhận bánh mì dù chỉ là một món bình dân nhưng lại mang đến sự đa dạng hương vị mà không gì sánh được. Nếu như bánh mì ăn kiểu khô khiến người ta phải phân vân vì có hơn cả chục loại nhân thì đến khi kết hợp chấm cùng các món nước, bạn cũng sẽ bất ngờ về độ độc đáo và hấp dẫn. “Nói có sách, mách có chứng”, hãy xem những kiểu bánh mì chấm ở Sài Gòn sau đây sẽ rõ.
Người ta có thể ăn cà ri cùng bún, mì nhưng thực chất, cách thưởng thức chuẩn xác nhất của món này là phải kèm bánh mì. Làn nước dùng béo đặc nấu từ nước dừa, bột cà ri, gia vị mang màu vàng tươi như thế nên lúc nào cũng khiến người ta muốn thưởng trọn.
Bánh mì phải có độ giòn và nóng để khi chấm chúng không quá nhão nhưng vẫn thấm tháp được mọi thành phần. Cà ri béo, thịt mềm ngọt, bánh mì giòn thơm, bộ ba này đã “dắt tay” làm nên một bản giao hoà vị giác vô cùng ấn tượng. Bạn có thể thưởng thức những phần cà ri bánh mì hấp dẫn ở quán Cà Ri Gà đường 3 Tháng 2 (quận 10), quán Cô Lan ở đường Nguyễn Trãi (quận 5), cà ri vịt ở đường Ngô Quyền (quận 10)…
Bò kho thường ăn theo hai kiểu là trụng mì hoặc bánh mì. Nếu như kiểu mì hấp dẫn ở độ dai thơm thì bánh mì sẽ đem đến sự tinh tế trong cách thưởng thức. Nước bò kho đặc trưng là độ sệt cùng với mùi thơm dậy lên từ bò, các loại thảo mộc, quế… Bởi chính độ nồng nàn và ngậy mùi sẽ dễ mau ngán nên người ta sẽ kết hợp cùng bánh mì để dung hoà lại bằng cái giòn thơm.
Thêm vào đó, miếng bò gân màu nâu cũng tạo được điểm sáng trong vị giác với cái dai giòn thú vị. Để rồi cà rốt ninh thật mềm tiếp thêm độ bùi bùi làm tổng thể món đặc sắc hơn bao giờ hết. Bạn có thể tìm đến hàng Bánh mì bò kho Ấn Độ ở đường Võ Văn Tần (quận 3), bò kho Út Nhung ở Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), bò kho Bà Chánh ở Trần Văn Hoàng (quận Tân Bình)…
Món ăn vặt quen thuộc của Sài Gòn cũng có một phiên bản kết hợp cùng bánh mì, đó chính là phá lấu. Chén phá lấu nhỏ gọn thế thôi nhưng lại có độ ngậy và đậm đà, bởi thế mà người ta tận dụng bánh mì để cân bằng lại món. Không hiểu sao, cái giòn rụm đặc trưng của bánh khi thấm trong nước phá lấu béo thơm thì lại ăn ý đến lạ.
Video đang HOT
Nhấn nhá thêm hương vị cho món là mấy miếng đồ lòng giòn dai, nhai rất “đã” miệng. Nhờ bánh mì mà món ăn tưởng chỉ lai rai quà vặt cũng khiến bạn no lửng bụng và thêm phần kích thích vị giác hơn. Bạn có thể thưởng thức bánh mì phá lấu ở bất kì nơi đâu tại Sài Gòn, nhưng nổi tiếng nhất thì có phá lấu Dì Nủi (quận 4), phá lấu Cô Oanh (quận 4), phá lấu Kì Đồng (quận 3)…
Không phải chấm cùng món mặn, đậm đà hay nóng sốt mà bánh mì còn “sánh đôi” cùng với cacao để tạo nên kiểu ăn vặt hấp dẫn. Phần cacao được pha cùng sữa và khuấy đều, sau đó cho thêm đá ngập vào ly. Thú vị là chúng không thưởng thức riêng lẻ mà còn có thêm đĩa bánh mì kèm theo để chấm cùng.
Món ăn không chỉ độc đáo trong kiểu thưởng thức mà còn lạ lẫm về hương vị. Cacao sữa vừa béo đặc vừa đăng đắng, bởi thế mà khi quệt đều lên miếng bánh đã tạo ra một “phản ứng hoá học” đặc sắc. Bánh mì giòn xốp vừa nhai vừa bùng toả trong miệng cái mát lạnh tê tái. Bạn có thể đến hàng Bà Tám ở hẻm 14 Trần Bình Trọng (quận 5) để thưởng thức thử kiểu chấm cacao mới lạ này.
Thông thường đến quán ốc, ai cũng phải gọi vài ba phần sốt me hay sốt bơ để nhâm nhi. Nhưng liệu có lãng phí quá nếu chúng ta thưởng thức hết ốc mà vẫn còn phần sốt đậm đà kia. Bởi thế mà nhiều quán đã phục vụ thêm bánh mì giúp thực khách “vét sạch” cả nước lẫn cái.
Nước xào ốc thường có độ sánh sệt và nóng hổi, nhưng lúc ăn ốc thì bạn chẳng thể tận hưởng đủ đầy. Ấy vậy mà chỉ cần xé miếng bánh mì, nhúng đều để tận dụng lại cái nóng sốt thì mọi hương vị như bùng toả trong miệng. Cái giòn rụm của bánh thấm tháp cùng vị chua ngọt của nước xào me hay béo thơm theo kiểu xào bơ mới hấp dẫn làm sao. Cầu kì hơn thì thêm rau răm, thịt ốc để tăng độ cay the, giòn ngọt cho miếng bánh mì bình dân này.
Bạn nên chọn những hàng ốc có những kiểu xào đặc sắc để chấm bánh mì sẽ ngon miệng hơn. Có thể kể đến kiểu sốt me của Ốc Đào ở Nguyễn Trãi (quận 1), xào bơ thì nên đến Ốc Loan ở chung cư Nguyễn Thiện Thuật (quận 3) hay sốt trứng muối ở Ốc Chút Chít đường Cách Mạng Tháng 8 (quận 10)..
Theo kenh14.vn
Phải công nhận là người Sài Gòn rất "sủng ái" vịt, không tin cứ nhìn list này mà xem
Độ dai mềm, ngọt thơm tự nhiên của loại gia cầm này đã được người dân nơi đây tận dụng trong nhiều món ăn hấp dẫn.
Không quá hảo hạng như thịt bò, không được thông dụng như thịt gà nhưng vịt vẫn là một cái tên có mặc trong nhiều món ăn đặc sắc ở Sài Gòn. Người ta kết hợp, thêm thắt nguyên liệu để góp phần tôn lên hương vị đặc trưng của loại gia cầm này. Điểm qua những món ăn từ vịt ở Sài Gòn dưới đây chắc chắn sẽ làm bạn cảm thấy thòm thèm lắm đấy.
Mì vịt tiềm
Hấp dẫn và được yêu thích nhiều nhất trong danh sách các món từ vịt có lẽ là mì vịt tiềm. Đây là một đặc sản của người Hoa và tạo dấu ấn vị giác bởi cái mềm thơm, ngọt dịu tinh tế của từng nguyên liệu. Vịt sau khi ướp cùng gia vị, thảo mộc thì ninh thật lâu trong nước dùng. "Tiếp sức" vào còn có các loại thuốc bắc nên dù là món nóng sốt nhưng vẫn đọng lại ở cổ họng chút thanh mát sảng khoái.
Xé miếng vịt mềm mại, mùi thơm lan tỏa ngào ngạt thật khó lòng cưỡng lại. Cái thú vị là dù lớp da bên ngoài gion giòn thì bên trong xớ thịt vẫn đỏ ửng, giữ nguyên độ beo béo, ẩm mịn. Không phải dễ để chế biến đúng vị món ăn này, bởi thế mà người ta thường đến các quán ăn người Hoa dù mức giá có hơn cả trăm nghìn mỗi tô. Bạn có thể tham khảo những gợi ý như: mì vịt tiềm Thêm Huy (quận 5), Lương Ký Mì Gia (quận Bình Thạnh), quán Tân Tòng Lợi (quận 3)...
Vịt chiên sả ớt
Vịt chiên sả ớt là biến tấu đặc sắc của món ăn này theo khẩu vị của người Hoa. Vịt được luộc sơ, sau đó tẩm ướp cùng ngũ vị hương, gia vị cho thật thấm để lớp da chuyển sang màu đỏ cam. Nhờ chiên ngập dầu cùng sả ớt mà lớp da trở nên săn và phồng rộp đưa đẩy vị giác hơn hẳn. Chạm đến phần thịt bên trong, bạn sẽ cảm nhận độ ẩm mềm của từng xớ thịt hài hoà trong miệng.
Vịt chiên sả ớt đã làm mới hương vị cho món ăn quen thuộc này. Người ta cứ phải nhớ mãi cái gion giòn, cay the vừa tinh tế vừa lạ lẫm. Nếu muốn thưởng thức món này, bạn hãy đến số 65 Vạn Kiếp (quận 5) để tìm hàng vịt chiên độc đáo ở đây.
Vịt nấu chao
Không ngờ chao bình dân và mộc mạc thế lại là điểm nhấn khi kết hợp cùng vịt. Món được phục vụ như một kiểu lẩu với phần nước dùng ngập tràn và thơm nồng. Ngoài ra, bạn sẽ còn chìm đắm trong cái béo bùi do thành phần cốt dừa chan hoà trong cái nóng sốt hấp dẫn. Vịt vừa mềm vừa thấm trong vị chao. Cắn chạm vào từng miếng thịt, bạn phải hít hà trong cái nồng ấm cùng vị ngọt béo đan xen vào nhau. Chắc chắn nồi vịt nấu chao sẽ lưu mãi dư vị nơi cổ họng thực khách.
Để thưởng thức món ăn hiếm hoi này ở Sài Gòn, bạn hãy thử ghé quán Vịt Vu Vu ở 55 Đặng Văn Ngữ (quận Phú Nhuận). Quán chuyên phục vụ các món từ vịt nên bạn tha hồ cùng nhóm bạn khám phá nhé.
Gỏi vịt
Nếu muốn tìm sự thanh mát nhưng không kém phần tươi ngon thì gỏi vịt là gợi ý hợp lý. Món gỏi được lòng người Sài Gòn vì rất dễ ăn lại có thể nhâm nhi mãi mà không hề ngấy. Bắp cải, bắp chuối xắt vừa miệng rồi trộn cùng giấm đường tạo nên vị chua ngọt đầy kích thích. Xếp đều bên trên phần gỏi là thịt vịt luộc vàng ươm, lớp da óng ánh.
Độ dai ngọt, beo béo của thịt vịt cùng cái giòn sật của gỏi đã tạo nên phép cộng hoàn hảo. Vịt làm đĩa gỏi đặc sắc hơn, còn gỏi thì dung hoà lại cái ngầy ngậy của vịt. Nhấn nhá thêm hành phi thơm lừng, đậu phộng rang beo béo, rồi chấm cùng mắm gừng the the thì đã "quá đủ cho một cuộc tình".
Bạn có thể đến các địa chỉ như: gỏi vịt Bảy Khương ở đường 3 Tháng 2 (quận 10), quán Liên ở đường Nguyễn Thiện Thuật (quận 3), quán Bà Lâm ở đường Tô Hiến Thành (quận 10)
Vịt quay
Nhắc đến vịt quay, người ta nghĩ ngay đến những miếng vịt đỏ nâu bắt mắt cùng với mùi thơm khó cưỡng. Lớp da vịt thấm đều với các loại gia vị ướp cùng, mềm mại nhưng vẫn giữ được độ dai giòn đặc trưng. Thịt thì ngọt thơm, đậm đà ăn kèm cùng nấm mèo hay nguyên liệu chế biến cùng là đủ đầy hương vị. Cắn vào mà cái béo ngầy ngậy cùng chút cay the được dịp bung toả mới kích thích làm sao.
Vịt quay phải ăn kèm cùng bánh mì hoặc bánh bao trắng mới "đúng bài". Chấm miếng bánh giòn rụm vào nước sốt gia vị, lót kèm miếng thịt vịt làm người ta cứ thòm thèm suốt. Bạn có thể đến những hàng vịt quay nổi tiếng như vịt quay Đắc Hoà (quận Tân Phú), vịt quay Phát Thành (quận 5)...
Theo kenh14.vn
Sài Gòn: Nếu chưa biết ăn gì khi đến đường Trương Định thì đây là những gợi ý bổ ích dành cho bạn Nhớ lưu lại địa chỉ các quán này để "chống đói" khi đến khu này nhé! Khu Trương Định thường là điểm di chuyển thường xuyên của dân văn phòng, học sinh, sinh viên vì là tuyến đường trung tâm. Tuy không có nhiều hàng quán sáng đèn nhưng nếu để ý, nơi đây cũng có những cái tên hấp dẫn đủ để...