Sách ‘Ung thư không phải là chết’ bị tố đưa thông tin phản khoa học
Trước khi chính thức được phát hành, 3 trang thuộc cuốn sách “Ung thư không phải là chết” của bác sĩ Nguyễn Lê vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Mới đây, một cuốn sách sắp xuất bản trong tháng 9 với tựa đề Ung thư không phải là chết (NXB Dân trí)được viết bởi bác sĩ Nguyễn Lê gây tranh cãi trên mạng xã hội. Bác sĩ này từng được biết đến qua những câu chuyện 10 năm ung thư gan vẫn sống khỏe nhờ “thần dược” đu đủ Mỹ. Trước khi chính thức được phát hành, 3 trang thuộc cuốn sách Ung thư không phải là chết vấp phải nhiều ý kiến trái chiều.
Ruy Băng Tím là tổ chức phi lợi nhuận về phòng chống ung thư tại Việt Nam, được thành lập vào ngày 12/12/2015 với sự tham gia của các bác sĩ ung bướu, các nhà khoa học nghiên cứu về ung thư trong và ngoài nước.
Đáng chú ý, các nhà khoa học, bác sĩ thuộc tổ chức Ruy Băng Tím cho rằng nội dung của những trang sách này có nhiều điểm sai, phản khoa học, dễ hướng người đọc nhìn nhận lệch lạc khi lựa chọn thuốc hay phương pháp để điều trị ung thư.
Dưới đây là những điểm được cho là phản khoa học trong 3 trang sách Ung thư không phải là chết do các nhà khoa học, bác sĩ của Tổ chức Ruy Băng Tím đưa ra:
Cây đu đủ tại Mỹ có thể tiêu diệt các tế bào ung thư?
Tác giả viết : “Thay cho việc dùng hóa trị, tôi tìm kiếm các liệu pháp hỗ trợ thay thế an toàn hơn. Ngày nay, nó được coi là một biện pháp an toàn và khá hiệu quả gọi là ‘y học hỗ trợ và thay thế’ (Complementary and Alternative Medicine), gọi tắt là CAM”. Bác sĩ này đã chọn cây đu đủ tại Mỹ có chất Acetogenin giúp diệt các tế bào ung thư.
3 trang sách gây tranh cãi trên mạng xã hội. Ảnh: Ruybangtim.
Về quan điểm này, Tổ chức Ruy Băng Tím khẳng định biện pháp y học hỗ trợ thay thế chưa từng được xem là phương pháp an toàn và hiệu quả để điều trị cho bệnh nhân ung thư. Đặc biệt, bệnh nhân ung thư giai đoạn sớm còn nhiều khả năng được điều trị hiệu quả bằng các phương pháp hiện đại.
Một bài báo gần đây được đăng trên tạp chí khoa học chuyên ngành Journal of the National Cancer Institute cũng đưa ra khẳng định tương tự, dựa trên số liệu thống kê từ hàng triệu người ung thư.
Bác sĩ Skyler Johnson, Bệnh viện Y, Đại học Yale, Mỹ, đứng đầu nghiên cứu này, nhận xét: “Bỏ điều trị ung thư bằng phương pháp thông thường để theo các phương pháp thay thế làm tăng nguy cơ chết của bệnh nhân”.
Ngoài ra, tác giả cho rằng cây đu đủ tại Mỹ có chất Acetogenin giúp diệt các tế bào ung thư để sử dụng cho việc điều trị trên người là hoàn toàn sai. Rất nhiều nghiên cứu sử dụng chất này để điều trị ung thư, nhưng hầu hết đều thực hiện trên tế bào trong phòng thí nghiệm, động vật và chưa có thành công nào được công bố trên người.
“Tác giả chỉ dựa vào một vài trường hợp thành công mơ hồ, đơn lẻ, không có số liệu rõ ràng, chưa kiểm tra được sự thật về cách điều trị và kiểm chứng trong quá trình đó người bệnh có sử dụng bất kỳ phương pháp nào khác hay không. Việc đưa ra nhận định như trên là sai lầm”, các nhà khoa học của Tổ chức Ruy Băng Tím khẳng định.
Sử dụng nano bạc giúp cơ thể tiêu diệt tới 650 loại vi khuẩn…?
Một nội dung khác cũng gây tranh cãi trong cuốn sách này là việc sử dụng nano bạc để chống lại ung thư. “Tôi cần một sản phẩm cho việc tăng cường sức đề kháng, miễn dịch cho cơ thể, liệu pháp cơ bản trong chống lại bệnh ung thư. Tôi đã chọn Silver Shield, đó là nano bạc được bào chế bằng công nghệ Aqua Sol Technology (dạng dung dịch), một chất kích thích miễn dịch mạnh bật nhất. Nano bạc có thể giúp cơ thể tiêu diệt được tới 650 loại vi khuẩn, virus và nấm các loại” – trích sách Ung thư không phải là chết.
Video đang HOT
Theo các nhà khoa học của Tổ chức Ruy Băng Tím, đây là nhận định sai khác và nguy hiểm nếu người bệnh ung thư nghĩ chúng đúng. Nano bạc tác giả nhắc đến trong sách là các hạt bạc nhỏ trộn trong dung dịch được quảng cáo có lợi cho hệ miễn dịch (Colloidal Silver), có thể giúp tiêu diệt vi khuẩn và nấm.
Thực tế, chúng chưa từng được đánh giá khoa học về tác dụng có lợi trên người. Ngược lại, Viện Sức khỏe Quốc gia Mỹ còn đưa ra khuyến cáo nano bạc có thể gây nên những phản ứng phụ nguy hiểm cho người sử dụng, phổ biến là hội chứng Argyria, da bị nhuộm màu bạc, chuyển màu xanh xám (bluish-gray), ngăn cản sự hấp thu của các thuốc điều trị.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) từng đưa ra cảnh báo sử dụng nano bạc là thiếu an toàn và không hiệu quả cho bất cứ mục đích chữa bệnh nào. Do vậy, thông tin sai khoa học rất nguy hiểm cho người đọc.
Bác sĩ Nguyễn Lê. Ảnh: FBNV.
Trà, thực phẩm chức năng được sử dụng điều trị ung thư?
Bác sĩ Nguyễn Lê còn liệt kê một loạt các sản ph ẩm thực phẩm chức năng khác trong sách như Etea (trà Essiac), bộ ba sản phẩm của hãng Nature’s Sunshine hay Herbalife, Synergy để sử dụng hỗ trợ cho điều trị ung thư.
Phản biện lại vấn đề này, các nhà khoa của của Tổ chức Ruy Băng Tím cho rằng không có bằng chứng khoa học chứng minh được hiệu quả của thực phẩm chức năng trong điều trị bệnh trên người.
Đặc biệt, không có cơ quan chức năng nào đứng ra bảo đảm an toàn cho việc sử dụng các sản phẩm này. FDA cũng đã khẳng định ngay trên website của mình: “FDA không có thẩm quyền kiểm tra các thực phẩm chức năng để đảm bảo an toàn và hiệu quả của chúng trước khi chúng ra thị trường” (nghĩa là không có ‘tiền kiểm’)”.
Tổ chức này nhận định một thực phẩm chức năng trên thị trường gây hại cho người dùng là việc có thể xảy ra, kể cả những hãng sản xuất thực phẩm chức năng chính ngạch. Ví dụ, gần đây được ghi nhận ở Ấn Độ về ca nhiễm độc gan, dẫn đến cái chết sau 2 tháng sử dụng thực phẩm chức năng của hãng Herbalife. Vì vậy, việc lạm dụng nhiều loại thực phẩm chức năng đối với bệnh nhân ung thư có thể trạng yếu rất nguy hiểm.
Trước ý kiến phản biện của Tổ chức Ruy Băng Tím, đại tá Nguyễn Lê, nguyên bác sĩ chuyên ngành gan mật, khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Quân y 103 (Hà Nội), cho hay 3 trang sách gây tranh cãi này nằm trong tổng số 175 trang sách thuộc cuốn Ung thư không phải là chết mà ông là tác giả.
Bác sĩ này nhận định: “Những người phản bác chưa hề đọc cuốn sách và chỉ dựa vào 3 trang để đánh giá là phiến diện, khiến tôi rất bất ngờ. Cuốn sách của tôi không đơn thuần là sách khoa học, mà là tự truyện của bản thân. Tôi trình bày ở khía cạnh vừa là bác sĩ, vừa là bệnh nhân kể về hành trình của mình. Mục tiêu đơn giản của tôi để tăng thêm nhận thức, niềm tin, nghị lực sống cho bệnh nhân. Mọi người đang hiểu sai cuốn sách của tôi và đánh giá phiến diện”.
Trên nhiều trang bán hàng trực tuyến Ung thư không phải là chết (NXB Dân trí) được giới thiệu là: “Tự truyện của một bác sĩ mắc căn bệnh ung thư gan nguyên phát. Nhờ vào sự hiểu biết, kiến thức y khoa cùng ý chí kiên cường, tinh thần lạc quan, bác sĩ Nguyễn Lê đã trải qua 2 lần phẫu thuật, dùng các biện pháp y học hỗ trợ, rèn luyện cơ thể và một chế độ dinh dưỡng hợp lý đã sống 10 năm sau khi phát hiện bệnh. Cuốn sách không chỉ kể lại quá trình đấu tranh với bệnh tật, mà còn cung cấp trải nghiệm, kinh nghiệm, kiến thức, hiểu biết giúp những người bệnh ung thư khác có thêm tin tưởng, lạc quan để chiến đấu và chiến thắng bệnh”.
Tài liệu tham khảo của Tổ chức Ruy Băng Tím
https://nccih.nih.gov/health/colloidalsilver
https://www.fda.gov/food/buy-store-serve-safe-food/what-you-need-know-about-dietary-supplements
https://www.fda.gov/consumers/consumer-updates/it-really-fda-approved
Philips CA et al., 2019. Slimming to the Death: Herbalife-Associated Fatal Acute Liver Failure-Heavy Metals, Toxic Compounds, Bacterial Contaminants and Psychotropic Agents in Products Sold in India. J Clin Exp Hepatol. 9:268-272.
Theo Zing
Trung thu đượm buồn của ba đứa trẻ không cha, đau đớn nhìn người mẹ nằm chờ chết vì thiếu tiền chữa bệnh
Trung thu của bạn bè đồng trang lứa là tiếng cười nói ấm áp, là quà bánh ngọt ngào bên gia đình nhưng với 3 đứa trẻ tội nghiệp, Trung thu là lúc chúng quây quần chăm sóc cho người mẹ đang ngày một yếu đi. Chỉ sợ, đây sẽ là Rằm tháng Tám cuối cùng của mẹ...
Những ngày qua, tình cảnh éo le của ba đứa trẻ tại khu phố 2, thị trấn Võ Xu, huyện Đức Linh, tỉnh Bình Thuận khiến nhiều người không khỏi xót xa.
Các em lần lượt tên Lê Thị Trinh (13 tuổi), Lê Nguyễn Mỹ Anh (11 tuổi) và Lê Gia Bảo (9 tuổi), là con của chị Lê Thị Thủy (33 tuổi) - người nằm thoi thóp trên giường bệnh, sự sống đang vô cùng ngắn ngủi.
Ba đứa nhỏ bên người mẹ thoi thóp.
Mỗi ngày sau giờ đi học, ba chị em lại thay phiên nhau người đút cơm, người lau mặt, người cho mẹ uống nước.
Nhìn cảnh các cháu quây quần bên người mẹ đáng thương, chị Lê Thị Mai cay đắng thốt lên: "Không ngờ cuộc đời em tôi cay đắng đến vậy...".
Chị Thủy hiện đang rất nguy kịch.
Theo lời kể của người chị, từ 15 tuổi vì cuộc sống gia đình khó khăn, chị Thủy đã vào Sài Gòn một thân một mình làm mướn. Số phận cho chị gặp người đàn ông đầu đời, lấy nhau và có chung 2 mặt con gái.
Nhưng chẳng bao lâu, gã đàn ông lộ thói côn đồ, thường xuyên đánh vợ sau những cuộc nhậu. Cực chẳng đã, chị quyết định ký giấy ly hôn, ôm các con về gửi ông bà ngoại còn gã đàn ông thì theo người mới bỏ đi biệt tích.
Chị Thủy có với người chồng đầu hai con gái.
Khoảng 10 năm trước khi đang đi phụ quán cơm kiếm tiền nuôi con, duyên nợ khiến chị Thủy gặp người đàn ông thứ hai của cuộc đời. Lần này, họ lấy nhau và có quãng thời gian hạnh phúc, dù thiếu trước hụt sau.
Nhưng niềm vui ngắn chẳng tày gang, bé Gia Bảo chào đời được vài tháng cũng là lúc chồng chị Thủy phát hiện ung thư gan rồi qua đời.
Sau khi sinh bé Gia Bảo không lâu, chồng chị Thủy mất vì ung thư.
Để có tiền lo cho các con, một lần nữa người mẹ vào Sài Gòn tìm đủ công việc kiếm sống. Chị làm không ngơi nghỉ, dành dụm chắt chiu từng đồng hàng tháng gửi về quê cho ông bà ngoại nuôi cháu.
"4 năm trước em tôi đã phát hiện mình có vấn đề sức khỏe, thường xuyên đau bụng, đau đầu nhưng nó cố đi làm, cứ ra tiệm thuốc Tây mua thuốc giảm đau cầm cự mà không đi khám. Mới gần đây nó đổ bệnh, hàng xóm gần chỗ trọ phát hiện đưa đi viện cấp cứu..." - người chị kể tiếp.
Tại Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), bệnh nhân Lê Thị Thủy được xác định bị lupus ban đỏ hệ thống biến chứng phù tạng, bệnh vi mạch huyết khối, có virus lạ tấn công. Đau lòng hơn, chị còn phát hiện bị ung thư máu.
Giấy ra viện của chị Thủy tại Bệnh viện Chợ Rẫy.
Tại khoa Huyết học, bệnh nhân được điều trị tích cực, chạy thận và thay máu liên tục. Nhưng vì không đủ tiền đóng viện phí, gia đình xin đưa chị trở về.
"Tổng cộng hai lần nhập viện của em tôi, gia đình đã đi vay nóng hơn 200 triệu đồng, cứ mỗi 1 triệu là đóng tiền lãi 30 ngàn đồng. Bác sĩ nói bệnh của em tôi nặng lắm, có đủ tiền chữa cũng chưa chắc sẽ sống nên chúng tôi xin đem nó về..." - người chị nghẹn ngào.
Ba đứa nhỏ con chị Thủy đang tuổi ăn học.
Vì không có nhà cửa, những ngày qua chị Thủy tá túc trên một chiếc giường nhỏ của nhà cha mẹ ruột. Ba chị Thủy là chú Lê Chạn cũng đang ngụp lặn chống chọi với căn bệnh tim.
Vào năm học mới nhưng mẹ ra nông nỗi vậy, ba đứa con chị Thủy được các cô dì chú bác mỗi người cho một ít tiền đóng tạm học phí.
Nếu mẹ mất, con đường học tập của các em có thể dừng lại.
Tương lai của các em giờ đang là khoảng không mịt mù khi đã không có cha bên cạnh, giờ lại sắp mất đi người mẹ ruột.
Ba đứa trẻ xúm tụm quanh người mẹ lớn nhất mới qua lớp 7, còn Gia Bảo nhỏ nhất cũng vừa mới nhận lớp ba. Chúng lo sợ rằng đây sẽ là trung thu cuối cùng của mẹ.
Mọi sự ủng hộ cho hoàn cảnh nhân vật vui lòng liên hệ chị gái của bệnh nhân là Lê Thị Mai, SĐT: 0377101404.
Xin chân thành cảm ơn!
Theo Helino
Ung thư chỉ vì chủ quan với nấm mốc Ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, hầu hết chúng đều nguy hiểm cho sức khỏe con người. Theo Viện dinh dưỡng quốc gia, ước tính có khoảng gần 40% số loài nấm mốc đã được biết đến có thể sản sinh ra độc tố, hầu hết chúng đều...