Sách trắng Đức chỉ rõ ‘Nga là đối thủ’
Berlin khẳng định Moscow không còn là đối tác của nước này, theo bản tài liệu quốc phòng sửa đổi mới công bố.
Đức và Nga từng có mối quan hệ thân thiết. Ảnh minh họa: AP
Nga được cho là một trong những mối đe dọa chính của Đức, tờ Die Welt hôm nay dẫn lại Sách Trắng của nước này cho biết.
Theo đó, Nga được cho là “sẵn sàng giành lấy các lợi ích bằng vũ lực”, đề cập tới các sự kiện ở Crimea và đông Ukraine. Moscow cũng được đánh giá đang rời xa phương Tây, tập trung vào ganh đua chiến lược và gia tăng hoạt động quân sự ở biên giới bên ngoài EU.
Chính phủ Đức quan ngại sâu sắc về “những công cụ lồng ghép được đưa ra để xóa mờ ranh giới giữa chiến tranh và hòa bình, các hoạt động mang tính lật đổ chống lại các nước khác”, cũng theo tài liệu này.
Video đang HOT
Do đó, Berlin cho rằng nếu không có thay đổi cơ bản, “Nga sẽ tạo ra mối đe dọa an ninh với lục địa của chúng ta trong tương lai có thể dự đoán được”.
Sách Trắng của Đức chưa từng được sửa đổi từ 2006. Bản mới cập nhật này cho thấy tình hình thế giới đã thay đổi rất nhiều, các vấn đề liên quan đến an ninh trở nên phức tạp và thay đổi khó lường.
Bản tài liệu dài 89 trang do Bộ Quốc phòng Đức cùng các cơ quan chịu trách nhiệm về an ninh quốc gia soạn thảo.
Quan hệ giữa Nga với các nước châu Âu và Mỹ trở nên căng thẳng sau khi nước này sáp nhập bán đảo Crimea từ Ukraine hồi đầu 2014. Phương Tây cũng áp đặt các lệnh trừng phạt với Nga, cho rằng Moscow hỗ trợ phiến quân ở miền đông Ukraine, khiến lệnh ngừng bắn ở khu vực bị phá vỡ. Nga đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.
Thủ tướng Đức Angela Merkel đã thực hiện các nỗ lực nhằm kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin sử dụng sức ảnh hưởng của ông nhằm giúp xung đột ở đông Ukraine xuống thang. Tuy nhiên Moscow vẫn giữ quan điểm cứng rắn.
Khánh Lynh
Theo VNE
G7 ủng hộ tiếp tục trừng phạt Nga
Các lãnh đạo G7 nhấn mạnh lệnh trừng phạt Nga sẽ duy trì cho tới khi hiệp định hòa bình Minsk ở Ukraine được thực thi đầy đủ.
Lãnh đạo G7 trong phiên làm việc hôm qua tại Ise Shima, Nhật. Ảnh: Reuters
"Chúng tôi tái khẳng định tuyên bố lên án Nga sáp nhập bất hợp pháp bán đảo Crimea và tái khẳng định chính sách không công nhận, trừng phạt với các bên liên quan", Sputnik dẫn thông cáo chung của lãnh đạo Nhóm các nước công nghiệp phát triển G7 phát hôm nay tại Nhật.
Các lãnh đạo G7 cho rằng xung đột ở Ukraine chỉ có thể được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, tuân thủ toàn diện luật quốc tế, đặc biệt là nghĩa vụ pháp lý trong việc tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và độc lập Ukraine.
G7 cũng cho hay lệnh trừng phạt có thể được rút lại khi Nga thực hiện đầy đủ cam kết trong thỏa thuận Minsk, nhưng dọa có thêm biện pháp để buộc Moscow trả giá nếu cần thiết. Lãnh đạo G7 chỉ ra rằng duy trì đối thoại với Nga vẫn là điều thiết yếu nhằm giải quyết khủng hoảng nội bộ ở Ukraine.
Lãnh đạo các nước công nghiệp phát triển gồm Anh, Italy, Đức, Pháp, Canada, Nhật và Mỹ hôm qua bắt đầu dự hội nghị thượng đỉnh tại vùng Ise Shima, Nhật. Cuộc họp theo truyền thống xử lý các vấn đề kinh tế toàn cầu.
Liên minh châu Âu (EU) áp đặt lệnh trừng phạt với Nga vào tháng 7/2014, sau vụ sáp nhập Crimea và trong bối cảnh xung đột ở đông Ukraine. Sau đó, họ hai lần gia hạn lệnh trừng phạt năm 2015. Bỉ cáo buộc Nga "làm xói mòn chủ quyền Ukraine", trong khi Moscow bác bỏ bất cứ sự liên quan nào đến cuộc khủng hoảng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Ukraine cấm cửa cựu lãnh đạo Liên Xô Gorbachev Ukraine đã cấm cựu lãnh đạo Liên Xô Gorbachev nhập cảnh Ukraine trong vòng 5 năm, sau khi ông Gorbachev công khai ủng hộ việc sáp nhập Crimea vào Nga. Ông Gorbachev ủng hộ việc Nga sáp nhập Crimea. AFP Hãng tin Interfax (Nga) ngày 26.5 đưa tin Cơ quan an ninh Ukraine (SBU) đã quyết định cấm nhập cảnh đối với cựu...