Sách mới hé lộ nguyên nhân Melania từng trì hoãn tới Nhà Trắng
Đệ nhất phu nhân Melania năm 2017 trì hoãn chuyển từ New York đến Nhà Trắng vì muốn đàm phán lại thỏa thuận hôn nhân với Trump, theo cuốn sách sắp xuất bản.
Các nguồn tin thân cận với Melania cho biết bà muốn “sửa đổi thỏa thuận tài chính với Trump, điều mà Melania gọi là ‘chăm sóc Barron’”, tác giả Mary Jordan, phóng viên Washington Post, viết trong cuốn “Nghệ thuật thỏa thuận của bà: Chuyện chưa kể về Melania Trump”, dựa trên hơn một trăm cuộc phỏng vấn. Sách dự kiến phát hành tuần tới.
Cuốn sách cho biết Melania cần thời gian để “hạ hỏa” sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump bị cáo buộc “bất cẩn trong quan hệ tình dục”. Ba nguồn tin thân cận cho biết thỏa thuận hôn nhân mới giữa Melania và Trump đảm bảo Barron không bị loại khỏi công việc kinh doanh của gia đình.
“Bà ấy muốn văn bản chứng minh rằng khi bàn về cơ hội tài chính và thừa kế, Barron sẽ được đối xử ngang bằng với ba người con lớn nhất của Trump”, Jordan viết trong cuốn sách. Melania nhận thấy cơ hội để đàm phán lại thỏa thuận hôn nhân do biết rằng Trump và các con lớn của ông hiểu ảnh hưởng thầm lặng của bà với Tổng thống.
Video đang HOT
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) và Đệ nhất phu nhân Melania (phải) tới điện thờ St. John Paul II ở thủ đô Washington, Mỹ, ngày 2/6. Ảnh: Reuters.
Trump nhiều lần công khai ủng hộ ý tưởng bảo vệ sự giàu bằng một thoả thuận trước hôn nhân. “Tôi là một tín đồ lớn của thỏa thuận trước hôn nhân, dù chúng là những tài liệu khó chịu khủng khiếp”, Trump nói trên kênh CNN năm 1997.
Chánh văn phòng Đệ nhất Phu nhân Mỹ Stephanie Grisham bác thông tin đề cập trong cuốn sách. “Một cuốn sách khác về bà Trump với thông tin và nguồn tin sai lệch. Cuốn sách này thuộc về thể loại hư cấu”, Grisham nói.
Việc Melania trì hoãn chuyển đến thủ đô Washington sau khi Trump đắc cử được cho là nhằm giữ cuộc sống bình thường nhất có thể cho con trai Barron, khi đó 10 tuổi. Melania muốn Barron kết thúc năm học tại thành phố New York.
CNN đưa tin Melania không có đội ngũ cố vấn chính trị dày dặn kinh nghiệm để giúp bà biết nên làm gì, thậm chí nếu có bà cũng không làm theo khuyến cáo. Melania tự đưa ra quyết định theo quan điểm của mình.
Mary Jordan là nhà báo Mỹ từng đoạt giải thưởng báo chí Pulitzer của Đại học Columbia, tác giả của nhiều cuốn sách bán chạy. Jordan làm phóng viên ở nước ngoài trong 14 năm và có mặt tại gần 40 quốc gia trên thế giới.
Mỹ có thể cứu gần 36.000 người nếu hành động sớm
Nghiên cứu của Đại học Columbia cho rằng khoảng 35.700 người đáng lẽ đã được cứu sống nếu Mỹ áp cách biệt cộng đồng sớm hơn một tuần.
Mô hình nghiên cứu của Đại học Columbia cho thấy 61% trong hơn 700.000 ca nhiễm (tương đương 427.000 người) và 55% trong hơn 65.000 ca tử vong do nCoV (tương đương 35.700 người) ở Mỹ tính đến ngày 3/5 có thể đã được ngăn chặn nếu các biện pháp cách biệt cộng đồng và hạn chế đi lại được thực hiện sớm hơn một tuần.
Các nhà nghiên cứu nói thêm mô hình này cũng cho thấy sự nguy hiểm khi nới các lệnh hạn chế quá sớm. Với sự khuyến khích từ Tổng thống Donald Trump, 50 bang ở Mỹ đang rục rịch mở cửa trở lại ở nhiều mức độ khác nhau, nhằm hồi sinh nền kinh tế đang bị đại dịch tàn phá.
"Nỗ lực để tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng về khả năng lây nhiễm và bùng phát mạnh của Covid-19 vẫn rất cần thiết vào thời điểm quan trọng này", các nhà nghiên cứu của Đại học Columbia viết.
"Bảng tử thần Trump" thể hiện số người lẽ ra không phải chết vì Covid-19 trên Quảng trường Thời đại, New York, Mỹ, hôm 11/5. Ảnh: AFP
Nhà sản xuất phim Eugene Jarecki hôm 11/5 đã dựng "Bảng tử thần Trump" trên Quảng trường Thời đại, New York, hiển thị số người lẽ ra không phải chết vì Covid-19 nếu Tổng thống Mỹ áp các lệnh hạn chế vào ngày 9/3 thay vì 16/3. Số hiển thị trên bảng này cao hơn số liệu trong mô hình nghiên cứu của Đại học Columbia.
Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe Mỹ cũng nâng dự báo số ca tử vong ở nước này lên gần gấp đôi do "sự bùng nổ của hoạt động đi lại ở một số bang" sau khi nới phong tỏa.
Hầu hết các bang Mỹ đang mở cửa lại theo từng giai đoạn. Maryland và Virginia đã mở cửa trở lại từ 15/5 trong khi Washington tiếp tục yêu cầu người dân ở nhà đến tháng 6 vì tình hình dịch tại đây không cải thiện. New York, New Jersey, Connecticut và Delaware cũng mở lại bãi biển từ hôm nay.
Covid-19 đã xuất hiện tại hơn 210 quốc gia, vùng lãnh thổ, khiến hơn 5,1 triệu người nhiễm và hơn 334.000 người tử vong. Mỹ đang là vùng dịch lớn nhất thế giới với hơn 1,6 triệu ca nhiễm và hơn 96.000 người chết.
Nữ sinh viên tự nguyện đăng ký xử lý xác người tử vong vì dịch Tháng cuối cùng trước khi tốt nghiệp, Mariel Sander đăng ký làm việc tại nhà xác của một bệnh viện thành phố. Ca tử vong vì virus tăng nhanh chóng khiến tình trạng quá tải xảy ra. Zing trích dịch bài đăng trên New York Times, về câu chuyện của một nữ sinh viên năm cuối tại Mỹ quyết định dùng tháng cuối...