Sách lược của Trung Quốc khi tung “đòn” giận vào Canada thay vì Mỹ
Có một lý do khiến Bắc Kinh gây áp lực với Canada chứ không phải Mỹ sau vụ bắt giữ Giám đốc Tài chính của Huawei, bà Meng Wanzhou. Úc và New Zealand có thể là những quốc gia tiếp theo chịu áp lực từ Trung Quốc.
Trung Quốc đang ép buộc các đồng minh của Mỹ phải lựa chọn: đứng về phía Bắc Kinh hoặc ít nhất không đứng về phía Washington.
Đầu tháng 12 năm 2018, Sarah McIver, một giáo viên người Canada, bị bắt giam tại Trung Quốc vì làm việc bất hợp pháp. Cô trở thành công dân Canada thứ ba bị giam giữ tại Trung Quốc sau khi Canada bắt giữ bà Meng Wanzhou, giám đốc tập đoàn công nghệ Trung Quốc Huawei. Nhiều tin tức cho thấy có tới 13 người Canada bị giam tại Trung Quốc kể từ khi bà Meng bị bắt. Một số người trong đó đã được chính quyền Trung Quốc thả, bao gồm McIver.
Tuy nhiên, hai người Canada đầu tiên bị bắt tại Trung Quốc hiện vẫn bị giam giữ. Cựu nhà ngoại giao Michael Kovrig và doanh nhân Michael Spavor đều bị bắt vì tội nghiêm trọng hơn: gây tổn hại đến an ninh quốc gia Trung Quốc.
Vụ bắt giữ Meng khiến Trung Quốc tức giận và Bắc Kinh đang có hành động trả đũa. Tuy nhiên, Trung Quốc có hai phản ứng khác nhau: tiếp cận vấn đề một cách nhẹ nhàng với Mỹ (quốc gia yêu cầu bắt giữ Meng) và có hành động nghiêm khắc với Canada. Khi làm vậy, Bắc Kinh hy vọng ngăn cản Canada làm theo lời Mỹ, chống lại Trung Quốc. Tóm lại, Bắc Kinh dường như đang muốn ngăn Washington hình thành một cuộc công kích trong khu vực và trên toàn cầu chống lại Bắc Kinh, theo The Diplomat.
Bằng cách này, Trung Quốc bắt đầu một cuộc chiến để buộc các đồng minh của Mỹ phải lựa chọn: đứng về phía Bắc Kinh hoặc ít nhất không đứng về phía Washington.
Sau vụ bắt giữ giám đốc Huawei, Trung Quốc nhận ra Mỹ đang kêu gọi đồng minh “bao vây” các công ty công nghệ cao Trung Quốc. Điều này có thể tạo điều kiệu cho việc Mỹ tập hợp đồng minh gây sức ép với Trung Quốc ở các lĩnh vực khác trong tương lai.
Video đang HOT
Tờ Thời báo Hoàn Cầu của Trung Quốc đăng một bài xã luận có tên “Hãy để quốc gia đang xâm chiếm lợi ích của Trung Quốc phải trả giá” vào ngày 16.12.2018.
Bài báo viết “đối với những nước không quan tâm đến lợi ích của Trung Quốc và có hành vi bất thường, Trung Quốc sẽ kiên quyết chống trả để những nước này phải trả giá, và thậm chí chịu tổn thất rất lớn”.
Chưa hết, báo Trung Quốc nhấn mạnh: “Chúng ta cần chọn mục tiêu phản công và khiến những quốc gia đó bị vùi dập một cách đau đớn. Chúng tôi cho rằng trong trò chơi phức tạp này, Trung Quốc nên tập trung vào những quốc gia liên minh Five Eyes, đặc biệt là Úc, New Zealand và Canada”.
Five Eyes là một liên minh tình báo bao gồm Úc, Canada, New Zealand, Anh và Mỹ. Báo Trung Quốc viết rằng liên mình này đã “theo chân Mỹ làm tổn hại đến lợi ích của Trung Quốc. Hành động của họ cực đoan và họ là một trong những mục tiêu mà Trung Quốc nên nhắm tới trước tiên”.
Qua bài báo, Bắc Kinh dường như tuyên bố công khai họ sẽ trả đũa đồng minh của Mỹ như Canada. Và việc gây áp lực với Canada cũng là để gửi thông điệp tới những quốc gia khác.
Vậy tại sao Trung Quốc lại chọn chiến lược mềm mỏng với Mỹ nhưng khắc nghiệt với đồng minh Mỹ?
Đầu tiên, Trung Quốc biết hầu như tất cả đồng minh của Mỹ đều duy trì quan hệ kinh tế và thương mại tích cực với Trung Quốc. Cả Úc và New Zealand đều coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn nhất của mình và Canada coi Trung Quốc là đối tác thương mại lớn thứ hai. Vì vậy, Trung Quốc có vẻ như có nhiều biện pháp để đối phó với những nước này.
Thứ hai, Bắc Kinh không muốn làm suy yếu sự đồng thuận và thỏa thuận thương mại đạt được giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 năm ngoái. Đó là lý do tại sao Trung Quốc cố gắng tránh xung đột trực tiếp với Mỹ.
Ngoài ra, những đồng minh của Mỹ như Canada không mạnh bằng Mỹ, khiến họ trở thành mục tiêu dễ dàng hơn. Do đó, trong sự vụ bà Meng bị bắt, Trung Quốc tránh đối đầu trực tiếp với Mỹ, tập trung vào Canada, tận dụng điều này để chia rẽ và ngăn chặn những nước khác theo Mỹ “bao vây” Trung Quốc.
Tuy nhiên, không rõ liệu các quốc gia như Canada và Úc có bị ép đứng về phía Trung Quốc hay không. Để vượt qua cuộc công kích của Mỹ chống lại các công ty công nghệ cao và viễn thông Trung Quốc, Bắc Kinh không thể thành công chỉ bằng chiến thuật này. Nhiều nước phương Tây đã ngừng sử dụng sản phẩm dịch vụ viễn thông của Trung Quốc. Làm thế nào để xử lý cuộc khủng hoảng niềm tin này là một vấn đề lớn mà Trung Quốc đang phải đối mặt.
Theo Danviet
Đô đốc TQ đề xuất đánh chìm 2 tàu sân bay Mỹ khiến 10.000 người thiệt mạng
Bắc Kinh có kế hoạch tàn khốc để "đuổi" Mỹ ra khỏi Biển Đông và Biển Nhật Bản, và kế hoạch này có thể khiến 10.000 người Mỹ thiệt mạng, theo một đô đốc Trung Quốc.
Tàu sân bay Mỹ sát cánh hai tàu của Nhật Bản trên biển Philippines
Chuẩn Đô đốc Trung Quốc Lou Yuan vừa có bài phát biểu ngày 20.12.2018, nói rằng căng thẳng với Mỹ đang diễn ra ở Biển Đông và Biển Nhật Bản (biển phía đông Hàn Quốc) có thể được giải quyết bằng cách đánh chìm hai siêu tàu sân bay Mỹ.
Hãng thông tấn trung ương Đài Loan (CNA) đưa tin Đô đốc Lou phát biểu về tình hình quan hệ Trung-Mỹ tại Hội nghị Danh sách ngành công nghiệp quân sự 2018 ở Thâm Quyến, Trung Quốc. Nhà bình luận quân sự cấp cao tuyên bố cuộc chiến thương mại hiện tại giữa hai nước không chỉ đơn giản là xích mích về kinh tế và thương mại mà cả "vấn đề chiến lược hàng đầu".
Ông Lou nói rằng các tên lửa hành trình và đạn đạo chống hạm mới của Trung Quốc có thể tấn công các tàu sân bay Mỹ kể cả khi chúng nằm giữa một hệ thống phòng thủ.
"Những gì Mỹ lo sợ nhất là thương vong", Đô đốc Lou tuyên bố.
Lou nói rằng nếu một siêu tàu sân bay Mỹ bị đánh chìm, 5.000 người làm việc trên tàu sẽ thiệt mạng. Con số này tăng gấp đôi nếu hai tàu bị đánh chìm.
"Chúng ta sẽ thấy nước Mỹ sợ hãi như thế nào", Lou nói.
Ông Lou hiện là phó trưởng viện khoa học quân sự Trung Quốc.
Trong bài phát biểu của mình, Lou thêm rằng Mỹ có năm khía cạnh mà các nước khác có thể khai thác: quân đội, tiền bạc, tài năng, hệ thống bầu cử và nỗi sợ hãi trước kẻ thù.
Lou nói Trung Quốc nên "sử dụng sức mạnh của mình để tấn công những thiếu sót của kẻ thù. Tấn công bất cứ nơi nào kẻ thù sợ bị tấn công. Bất cứ nơi nào kẻ thù yếu".
Theo Danviet
Vụ giám đốc Huawei bị bắt: Trung Quốc tố Canada và Mỹ 'đạo đức giả' Trung Quốc nói Canada tùy tiện bắt Mạnh Vãn Chu, "đạo đức giả" trong vụ công dân bị Bắc Kinh bắt, và lên án Mỹ vì đứng về phía Ottawa. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh. Ảnh: Reuters. "Phía Canada không ngừng nói về nghĩa vụ pháp lý theo hiệp ước dẫn độ song phương với Mỹ. Điều...