Sách lậu “vào mùa”
Năm học mới đã chính thức bắt đầu, và đây cũng chính là thời điểm “bùng nổ” việc in, phát hành sách lậu với nhiều hình thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi
Thiết bị và sản phẩm được phát hiện tại một cơ sở in, phát hành sách lậu
Phát hiện nhiều lò sách lậu lớn
Liên tiếp trong vòng 4 ngày cuối tháng 8 vừa qua, Phòng An ninh chính trị nội bộ CATP Hà Nội phối hợp với CAH Từ Liêm, CAQ Thanh Xuân, thanh tra văn hóa đã phát hiện 2 cơ sở sản xuất, kinh doanh sách lậu với số lượng và quy mô lớn.
Qua công tác trinh sát và xác minh nguồn tin, Phòng An ninh chính trị nội bộ phát hiện tại khuôn viên Công ty Xuất nhập khẩu Prosimex trên địa bàn phường Khương Đình, quận Thanh Xuân có cho một số cơ sở in, gia công sau in thuê làm cơ sở sản xuất. Trong số này có xưởng in của Công ty TNHH Thiên Thành hoạt động in lậu sách. Chiều 27-8, lực lượng chức năng tổ chức kiểm tra đã phát hiện xưởng in của Công ty Thiên Thành đang in và hoàn thiện sau in 9 đầu sách thuộc lĩnh vực giáo dục từ mẫu giáo đến Đại học của một số NXB như Giáo dục, Hà Nội, Đại học Kinh tế quốc dân. Ông Đỗ Trung Triều là Giám đốc Công ty Thiên Thành không xuất trình được hợp đồng in và quyết định xuất bản của các xuất bản phẩm nói trên.
Trước đó, vào ngày 23-8, lực lượng công an cũng tiến hành kiểm tra cửa hàng và kho sách của bà Ngô Thị Thu tại địa chỉ 35 Lương Thế Vinh, Trung Văn, Từ Liêm. Kết quả đã phát hiện và lập biên bản tạm giữ hơn 2 tấn sách đựng trong 62 bao tải nghi có nguồn gốc in sao lậu. Chủ cửa hàng không xuất trình được giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hóa đơn nguồn gốc sách. Số sách thu được tại cửa hàng của bà Thu gồm khoảng 100 đầu sách là giáo trình của hầu hết các trường Đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội, mang tên rất nhiều nhà xuất bản khác nhau. Cơ sở này kinh doanh đã gần 10 năm nay, gần đây nổi lên hiện tượng phát hành sách, giáo trình lậu với số lượng lớn. Ngoài ra, bà Thu còn là đầu mối phát hành đến nhiều điểm kinh doanh sách lậu trên địa bàn Hà Nội cũng như một số tỉnh khác.
Video đang HOT
Thủ đoạn ngày càng tinh vi
Thượng tá Trần Văn Thuận, Phó trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ cho biết: Thời điểm cuối tháng 8 đầu tháng 9, các đối tượng đang “vào mùa” tập trung sản xuất sách giáo trình lậu để phục vụ cho sinh viên vào năm học mới. Cách đây 2 năm, do các quyển giáo trình được in lậu bằng phương pháp in offset cả bìa lẫn nội dung nên sách có giá thành cao, số lượng bản in lớn. Do đó, khi chưa bán được thì bắt buộc phải có kho hàng để chứa và rất dễ bị “lộ”. Không những vậy, số vốn đọng ở đây khá lớn khiến ai phải “trường vốn” mới dám làm sách.
Nhưng từ 2 năm trở lại đây, một số đối tượng sản xuất và phát hành sách lậu đã thay đổi phương thức hoạt động. Đó là chỉ in offset bìa sách với số lượng từ 1.000-2.000 bản, sau đó đặt hàng photo, vào bìa, hoàn thiện sách với số lượng theo nhu cầu thị trường. Cơ sở in không phải thuê nhà kho, đặt thành phẩm luôn tại cửa hàng nên khá kín đáo, phát hành nhanh gọn và tránh được sự phát hiện của các cơ quan chức năng. Thêm vào đó, việc đầu tư cũng không tốn nhiều vốn, số vốn đọng cũng không lớn vì sách sản xuất theo số lượng đăng ký, hết mới sản xuất thêm. Điển hình như trong vụ việc liên quan đến bà Ngô Thị Thu, khoảng 100 đầu sách thu được ở cửa hàng 35 Lương Thế Vinh chủ yếu là sách ngoại ngữ và sách giáo trình được in bìa offset còn ruột sách được photocopy để hạ giá thành.
Với chế tài xử phạt thấp, lợi nhuận cao, kinh doanh quanh năm, các cơ sở in, phát hành sách lậu vẫn ngang nhiên hoạt động, đòi hỏi cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lý mạnh hơn đối với loại hình này.
Châu Anh
Theo ANTD
Thu phí đường bộ đối với xe máy: Còn nhiều vướng mắc
Từ 21-7, các xã, phường trên địa bàn TP Hà Nội bắt đầu triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy. Tuy nhiên, đến nay, hầu hết các xã, phường mới bắt tay vào việc kiểm kê. Cụ thể, việc thu phí ra sao, cơ chế nào để đảm bảo người sử dụng xe máy đóng phí vẫn còn bỏ lửng.
Chưa có chế tài rõ ràng bắt buộc người sử dụng xe máy đóng phí
Mới bắt đầu kiểm kê
Theo thống kê, đến năm 2012, toàn TP có 4,5 triệu xe máy. Ước tính, nếu triển khai thu phí bảo trì đường bộ đối với xe máy, một năm sẽ thu về hơn 600 tỷ đồng. Việc thu phí đối với xe máy sẽ được giao cho UBND cấp phường, xã thực hiện, trong khi, kinh phí bảo trì đường bộ hàng năm mất khoảng hơn 840 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đến hôm qua 22-7, theo ghi nhận, hầu hết các phường, xã đều chưa tổ chức triển khai thu phí. Ông Lê Văn Việt, Chủ tịch UBND xã Tây Tựu, Từ Liêm cho hay, hiện xã đang giao các lực lượng Công an xã, dân phòng đi kê khai cụ thể số lượng xe máy của từng hộ gia đình. Sau khi có con số, sẽ lên phương án tổ chức thu. Theo ông Lê Văn Việt, Tây Tựu là vùng sản xuất hoa, nên ít nhất mỗi hộ gia đình có một chiếc xe máy, ước số lượng xe cần phải thu phí bảo trì theo quy định lên tới vài nghìn chiếc. Bởi vậy, lãnh đạo xã này không khỏi băn khoăn, việc thu phí sẽ gặp khó khăn và vướng mắc nếu như người dân chưa đồng thuận, tự nguyện. Hơn nữa, số lượng xe máy lớn như vậy, khó tránh khỏi bỏ sót. Thực tế, việc thu phí hiện nay phần lớn cũng là tự nguyện, không có chế tài bắt buộc người sử dụng xe máy phải đóng phí.
Tương tự, trên địa bàn phường Long Biên, ông Nguyễn Ngọc Phan, Chủ tịch UBND phường Long Biên, quận Long Biên bày tỏ, mặc dù chưa nhận được văn bản chỉ đạo của UBND quận, nhưng phường đã giao nhiệm vụ cho một số đơn vị chức năng đi thống kê lượng xe máy hiện có. "Phải nắm được đầy đủ số lượng xe máy, tình hình cụ thể ra sao thì mới có phương án thu được", ông Nguyễn Ngọc Phan phản ánh. Theo lãnh đạo phường này, lượng xe máy trên địa bàn phường Long Biên tương đối lớn, nên ngay từ khi phương án thu phí được thông qua, phường đã chủ động tuyên truyền đến các hộ dân. "Tôi tin sau khi được tuyên truyền, giải thích người dân sẽ đồng tình, việc thu phí sẽ không khó khăn, vì số phí phải đóng trên một đầu xe máy một năm là không lớn", ông Nguyễn Ngọc Phan nói.
Phải có hướng dẫn rõ ràng
Địa bàn quận Hoàn Kiếm hiện nay có khoảng 57.000 xe máy, trong đó có 30% là xe máy không chính chủ. Việc thu quỹ sẽ được tập trung vào 18 phường, với 696 tổ dân phố. Theo ông Nguyễn Quốc Hoa, Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm, quận này đã chỉ đạo các phường làm điều tra về số lượng xe của các hộ, qua đó nắm được từng gia đình có bao nhiêu xe được sử dụng. Trước sự băn khoăn của không ít người về việc dễ xảy ra thất thoát đối với lượng xe máy đang được sở hữu không chính chủ, nhiều lãnh đạo quận, huyện cho rằng, việc thu phí là trách nhiệm của những cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu phương tiện cũng như người sử dụng, quản lý phương tiện. Như vậy, chủ phương tiện, người không phải chủ phương tiện nhưng quản lý và sử dụng phương tiện đều phải trả tiền phí bảo trì đường bộ đối với xe máy.
Tuy nhiên, ông Nguyễn Quốc Hoa cũng cho rằng, có thể giai đoạn đầu sẽ khó khăn, vất vả hơn vì còn phải đến từng nhà điều tra, kê khai số xe. Những lần sau hồ sơ có rồi thì cứ thế mà thu. Được biết, UBND quận Hoàn Kiếm đã hướng dẫn tới các phường, chỉ đạo việc thu quỹ sẽ tiến hành bắt đầu từ tháng 8, và tập trung chủ yếu trong quý IV năm 2013. Từ năm 2014 trở đi, việc thu quỹ bảo trì đường bộ sẽ được tập trung vào 1 tháng chứ không rải rác.
Phó Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm chỉ ra 3 vấn đề còn đang băn khoăn trong việc thu quỹ bảo trì đường bộ. Thứ nhất, cơ quan chức năng cần làm rõ và hướng dẫn thêm đối với trường hợp người điều khiển phương tiện mất giấy tờ, hoặc mất đăng ký, thì sẽ căn cứ vào đâu để thu? Thứ hai, số tiền 10% trích lại tổng số tiền thu lại được thì sử dụng thế nào. Riêng vấn đề này, Sở Tài chính phải có hướng dẫn rõ ràng, thì địa phương mới mong minh bạch và kiểm soát được. Thứ ba là làm thế nào để kiểm soát xe nào đã nộp phí, xe nào chưa? Nếu không có chế tài rõ ràng thì e rằng quy định sẽ không thực hiện được.
Ông Nguyễn Quốc Hoa thẳng thắn bày tỏ: "Để việc thu phí và kiểm soát các chủ phương tiện đã nộp phí được minh bạch, dễ dàng, theo tôi ngành giao thông nên nghiên cứu việc dán tem chứng nhận khi chủ phương tiện, người sử dụng, quản lý phương tiện đã nộp phí (chịu được nắng, mưa) để dán lên xe máy tại một vị trí nhất định".
Nghị định 71/2012 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, Điều 33 quy định: Phạt từ 800.000 - 1.200.000 đồng đối với chủ xe mô tô, xe gắn máy không mua hoặc nộp phí cho phương tiện khi tham gia giao thông theo quy định.
Theo ANTD
Sắp tết, thực phẩm bẩn liên tục tuồn về thành phố Chỉ trong buổi sáng, tại khu vực cửa ngõ TP.HCM lực lượng chức năng đã phát hiện lượng lớn thực phẩm bốc mùi hôi thối, không rõ nguồn gốc. Ngày 3/2, bà Đặng Thị Tuyết - trạm trưởng trạm kiểm dịch động vật quận Thủ Đức, TP.HCM cho biết, cơ quan này đã phối hợp cùng đội CSGT Rạch Chiếc, thuộc phòng CSGT...