Sách bôi nhọ ông Putin không nhận được đồng tình
Tổng thống Nga Vladimir Putin có thể sử dụng bất kỳ chiếc nào trong số 4 du thuyền sang trọng hay 43 máy bay phản lực nhà nước dành cho ông, cũng như lựa chọn nghỉ ngơi ở một trong số 20 dinh thự của chính phủ khi cân nhắc những cách tốt nhất để giải quyết các công việc của đất nước.
Những điều này hiển nhiên là bị điện Kremlin bác bỏ, thậm chí ngay cả đối với một số người chỉ trích Putin mạnh mẽ. Những chi tiết này nằm trong một cuốn sách mới xuất bản của cựu phó thủ tướng Boris Nemtsov, lãnh đạo phe đối lập chống lại ông Putin.
Đó là một cuốn sách nhỏ có tựa “The Life of a Galley Slave,” trích dẫn một cụm từ mà Putin từng sử dụng để mô tả công việc của mình khi còn trẻ.
Các thành viên của phe đối lập đã luôn tung ra những mỉa mai về bộ sưu tập đồng hồ đeo tay trị giá 700.000 USD của ông Putin và chiếc du thuyền cùng kiểu với chiếc thuộc sở hữu của tỷ phú Roman Abrammovich.
“Chúng tôi quyết định không ghi chép chi tiết về các đồ dùng hàng ngày như quần áo, giày dép và cà vạt – các mặt hàng có giá 10.000 USD nhưng lại quá rẻ mạt khi so sánh với biệt thự, phi cơ, đồng hồ và xe hơi,” Nemtsov nói.
Video đang HOT
Nhưng cuốn sách cũng nêu ra câu hỏi quan trọng là tại sao Tổng thống Nga lại cần đến 20 nhà ở chính thức trong khi đồng sự của ông tại Mỹ, Tổng thống Barack Obama, lại chỉ có hai.
“Chúng tôi xin lưu ý rằng 9 trong số những ngôi nhà này xuất hiện trong thời gian Putin làm lãnh đạo,” Nemtsov đã viết trong cuốn sách, với đồng tác giả là Leonid Martynyuk.
Người phát ngôn chính thức của Putin, Dmitry Peskov đã nhanh chóng lưu ý rằng thông tin này đã được công bố từ lâu và nhấn mạnh rằng bản thân Putin không bao giờ yêu cầu có được những tài sản này.
“Trên thực tế, ông ấy buộc phải sử dụng rất nhiều những thứ này,” Peskov nói với nhật báo kinh tế Kommersant.
Ngay cả một số người phê phán Putin cũng phải đồng ý.
Cuốn sách của Nemtsov lần đầu tiên được công bố trên một tờ báo đối lập, Novaya Gazeta, mà website của tờ báo đã tràn ngập những ý kiến hoài nghi của độc giả, những người nói rằng họ chờ đợi những báo cáo nghiêm trọng hơn.
“Đây rõ ràng là một tài sản thuộc về nhà nước và không phải thuộc về Putin,” một độc giả xưng tên là Pavel, đến từ phía nam thành phố Rostov-on-Don, viết.
“Tôi tự hỏi làm Nemtsov nghĩ người đứng đầu nhà nước nên sống thế nào?” một người đọc khác tự xưng tên đơn giản là “kant” đặt câu hỏi./.
Theo TTXVN
Giải pháp cho Syria- Nga tiến thoái lưỡng nan
Việc lựa chọn phương án này hay phương án khác phụ thuộc vào việc đánh giá các rủi ro và lợi ích của Kremlin.
Theo Hãng tin Ria Novosti (Nga), cuộc khủng hoảng Syria leo thang và sự thất bại của cựu đặc phái viên Kofi Annan đang đặt ra thách thức mới cho chính sách đối ngoại của Nga.
Từ trước tới nay Nga đã xác định vai trò quan trọng của mình trong khu vực Trung Đông và nước này đã cùng với Trung Quốc từng 3 lần phản đối Nghị quyết của Hội đồng Bảo an LHQ với nỗ lực ngăn chặn tái diễn "kịch bản Libya" ở Syria.
Ria đặt câu hỏi: Bây giờ Moscow phải đối mặt với một tình thế tiến thoái lưỡng nan: phải làm gì tiếp theo? Ở thời điểm hiện tại, rõ ràng không thể vừa tuân thủ Kế hoạch hoà bình của ông Annan và vừa hỗ trợ ngoại giao cho Damascus.
Cuộc xung đột ở Syria vẫn tiếp tục leo thang (Ảnh: Ria)
Rõ ràng là cuộc khủng hoảng Syria hiện đang bước vào giai đoạn mới. Cuộc tấn công kép vào Damascus và Aleppo và cuộc tấn công khủng bố 18/7 chứng tỏ một điều, các nhóm phiến quân lẻ đã xuất hiện một chỉ huy thống nhất. Phe đối lập đã có vũ khí và những người ủng hộ mới. Với lý do đó, phe đối lập Syria đã leo thang chiến đấu trong những tháng gần đây, và còn rất ít động lực để đàm phán với chính quyền.
Theo quan điểm của Ria, với sự chia rẽ trong Hội đồng Bảo an về vấn đề Syria, giữa một bên là Nga và Trung Quốc, và bên kia là Mỹ, Anh và Pháp - phe đối lập Syria đang cảm thấy khá tự tin. Các cường quốc phương Tây đang lên án các vụ bạo lực do lực lượng của ông Assad gây ra, đồng thời họ coi bạo lực do quân nổi dậy gây ra là phản ứng không thể tránh khỏi của cuộc chiến.
Theo nhận định của giới phân tích, Nga hiện nay có vài phương án để lựa chọn, nhưng phương án nào cũng có mặt tích cực và tiêu cực.
Lựa chọn thứ nhất là Moscow vẫn duy trì chính sách trước đây là tiếp tục hỗ trợ ngoại giao cho chính phủ Assad và ngăn chặn các biện pháp trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Syria. Tuy nhiên, trong tình thế hiện nay, chính sách này chỉ làm cho cuộc xung đột giữa các bên thêm kéo dài thời gian. Cuộc xung đột đó có thể trở thành nội chiến với cán cân dần dần nghiêng về phe đối lập nhờ sự hậu thuẫn của nước ngoài, cuối cùng sẽ dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Assad.
Một lựa chọn khác là "ép" Tổng thống Syria từ chức để nhường quyền cho nhân vật thân cận nào đó. Điều này có thể là một con bài ngoại giao: "Để Assad ra đi, chúng ta cùng đàm phán". Nhưng nếu Tổng thống Syria chấp nhận từ chức, phe đối lập sẽ hiểu rằng có thể đạt được bất cứ mục đích nào nhờ sử dụng bạo lực, điều này khiến cho phe này không sẵn lòng đối thoại với chính quyền.
Phương án sau nữa, Moscow có thể chia sẻ gánh nặng khủng hoảng Syria với các nước khác, cụ thể là Trung Quốc và Iran. Tehran hiện đang quan tâm ổn định tình hình tại Syria và duy trì chính quyền thân thiện đó, để tránh rơi vào tình trạng bị cô lập địa chính trị do bản thân nước này luôn phải đối mặt với mối đe dọa của nước ngoài. Tuy nhiên, Trung Quốc, với mối quan tâm chủ yếu vẫn là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, rất có thể sẽ theo gương Nga. Điều đó mở ra khả năng cuộc chiến sẽ lan rộng hơn ở Trung Đông, dẫn đến sự sụp đổ của chính phủ Syria và chống lại Tehran.
Tuy nhiên, Moscow cũng có thể đóng một vai trò tích cực hơn. Bên cạnh việc hỗ trợ ngoại giao cho chính phủ Assad, Moscow có thể cung cấp các loại vũ khí, thiết bị cần thiết để đối trọng với việc phe đối lập ở đây được các cường quốc phương Tây hậu thuẫn. Với sự giúp đỡ của lực lượng tình báo, Nga có thể thu thập và truyền tải thông tin về các nhóm vũ trang đối lập. Hải quân Nga cũng có thể tổ chức tuần tra bờ biển Syria để đánh chặn các tàu cung cấp vũ khí cho phe đối lập.
Lựa chọn sau cùng này chắc chắn sẽ khiến Nga tham gia sâu hơn trong cuộc xung đột tại Syria. Mặt khác, lựa chọn này cho thấy phe đối lập sẽ phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng nếu tiếp tục cuộc chiến. Nhưng cái giá phải trả cho quan hệ ngoại giao của Nga với các cường quốc phương Tây không giống như Syria, các cường quốc này vẫn là đối tác kinh tế quan trọng của Moscow.
Tất cả các kịch bản này, tất nhiên, hoàn toàn là lý thuyết. Việc lựa chọn phương án này hay phương án khác phụ thuộc vào việc đánh giá các rủi ro và lợi ích của Kremlin. Có lẽ vai trò quan trọng ảnh hưởng đến sự lựa chọn là tuyên bố của Tổng thống Vladimir Putin về nguyên tắc nước ngoài không có quyền can thiệp các quyết định nội bộ của quốc gia có chủ quyền.
Giờ đây, chúng ta chỉ có thể hy vọng rằng Kremlin sẽ lựa chọn phương án nào đem lại lợi ích cho Nga và cũng mang lại lợi ích cho người dân Syria./.
Theo VOV
Ấn Độ: Ngăn Quốc hội, ép Thủ tướng từ chức Hôm qua phe đối lập của Ấn Độ đã tuyên bố phong tỏa quá trình họp của quốc hội chừng nào Thủ tướng từ chức vì bê bối than, khiến dấy lên nguy cơ hoạt động lập pháp bê tắc và trì hoãn các cải cách. Thủ tướng Manmohan Singh Cuối tuần trước, kiểm toán quốc gia đã nhắc đến Thủ tướng Manmohan...