Sắc xuân trên chợ nổi lớn nhất miền Tây
Những ngày giáp Tết, chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) thu hút hàng nghìn du khách trong ngoài nước đến tham quan, khám phá văn hóa sông nước.
Chợ nổi Cái Răng sôi động một khúc sông Cần Thơ.
Giáp Tết, chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) rất nhộn nhịp, đây là khu chợ nổi trên sông được du khách trong và nước yêu thích. Chợ nổi họp chợ bằng các phương tiện xuồng, ghe lớn nhỏ ở khắp nơi tụ họp về thành một khu chợ kéo dài 1 – 1,5 km. Trong những ngày cận Tết (từ 20 – 30 âm lịch) chợ nổi trên sông càng sầm uất hơn, xuồng ghe tấp nập.
Những ngày giáp Tết là thời điểm sôi động nhất của chợ nổi Cái Răng. Chợ bắt đầu sôi động từ rạng sáng; các thuyền, ghe chở hàng được bày trí bằng những cây bẹo treo cao để thu hút mọi ánh nhìn. Chợ nổi Cái Răng còn nổi tiếng với các loại cây trái đặc sản miền Tây, cùng các món ăn truyền thống.
Hàng chục năm sống gắn bó với nghề mua bán nông sản, chị Huỳnh An Nhiên (tiểu thương chợ nổi Cái Răng) chia sẻ: Những ngày giáp Tết, chợ nổi Cái Răng sôi nổi lên với lượng lớn du khách đổ về tham quan trải nghiệm văn hóa chợ trên sông, việc buôn bán của các tiểu thương cũng khấm khá hơn.
Theo chị Nhiên, buôn bán trên chợ nổi những ngày bình thường gia đình chị thu nhập khoảng 200.000 – 250.000 đồng. Dịp Tết, việc mua bán có phần tốt hơn, mỗi ngày gia đình thu được khoảng 400.000 – 500.000 đồng. Chi phí đó đủ để gia đình chị phục vụ sinh hoạt trong những ngày đón năm mới sắp tới.
Chợ nổi Cái Răng là một trong những chợ nổi ở miền Tây sông nước còn hoạt động và đón khách du lịch. Đây không chỉ là nơi mua bán hàng hóa, còn là biểu tượng văn hóa sông nước.
Một số hình ảnh chợ nổi Cái Răng (TP Cần Thơ) những ngày giáp Tết:
Chợ nổi Cái Răng nhộn nhịp với hàng trăm ghe và thuyền chở hàng, tạo thành một bức tranh sôi động trên sông Cần Thơ.
Người bán hàng trưng bày những loại hoa quả tươi ngon trên các gian hàng với màu sắc rực rỡ thu hút ánh nhìn của du khách và người dân địa phương.
Thương hồ cười vui trong quá trình mua bán tại chợ nổi, thể hiện sự gần gũi và ấm áp của văn hóa miền Tây.
Video đang HOT
Thuyền, ghe chở hàng đang bày bán các loại đặc sản và hàng hóa truyền thống của miền Tây trên dòng sông, tạo nên cảnh quan độc đáo của chợ nổi Cái Răng.
Phụ nữ trổ tài làm “tài công” chinh phục sông nước mưu sinh.
Ẩm thực trên chợ nổi Cái Răng thu hút du khách.
Tàu chở du khách tham quan đổ về khu vực chợ nổi Cái Răng để mua sắm và trải nghiệm văn hóa miền Tây trong ngày giáp Tết.
Nụ cười thân thiện, ấm áp của du khách trong không gian của chợ nổi.
Các loại trái cây tươi ngon trưng bày trên gian hàng, làm bừng sáng không gian chợ nổi.
Những hình ảnh thường nhật của chợ nổi Cái Răng trong dịp Tết.
Khung cảnh chợ nổi Cái Răng lúc bình mình.
Ghé rừng tràm đẹp nhất miền Tây, nơi phim "Đất rừng phương Nam" bấm máy
Rừng tràm Trà Sư (An Giang) đang dần trở thành một "phim trường lớn", hút khách sau khi xuất hiện trong phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam".
Đại cảnh chợ nổi là một trong những phân đoạn hoành tráng nhất của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam"(Ảnh: Ban quản lý rừng Trà Sư cung cấp từ tư liệu phim "Đất rừng phương Nam").
Đại cảnh này có sự góp mặt của gần 400 diễn viên quần chúng, sử dụng hơn 500 bộ phục trang.
Theo thông tin từ Ban quản lý rừng Trà Sư, để thiết kế đại cảnh chợ nổi, đoàn làm phim đã xuống khảo sát trước nhiều tháng. Hơn 20 nhân công địa phương phải làm việc xuyên suốt 60 ngày trước khi bấm máy.
Đoàn làm phim đã tái hiện chợ nổi miền Tây Nam Bộ với hàng chục ghe thuyền giao thương tấp nập, hai bên bờ là những hiệu buôn, tiệm ăn với biển hiệu vẽ tay hoài cổ. Tới nay, các căn nhà lá, gian hàng, biển hiệu đạo cụ của phim vẫn được giữ nguyên trạng để du khách tham quan, chụp hình.
Hiện nay, người dân miền Tây phần lớn sử dụng ghe, thuyền bằng nhựa composite nên đoàn phim phải đặt đóng lại 50 thuyền gỗ ở Đồng Tháp, sau đó vận chuyển đến rừng Trà Sư để phục vụ quay cảnh phim.
Theo ông Trần Minh Trí - Giám đốc Công ty Cổ phần Du lịch An Giang (đơn vị quản lý và khai thác du lịch tại rừng Trà Sư), sau khi đoàn phim quay xong, đơn vị cố gắng giữ lại những phân cảnh trong phim, góp phần quảng bá hình ảnh du lịch Trà Sư đến du khách và bạn bè quốc tế.
"Những nghệ nhân của đoàn phim đã làm việc cực kỳ sáng tạo để dựng lên hình ảnh cây cầu Kiều đầy nét hoài cổ", ông Trí chia sẻ.
Không chỉ được đoàn phim "Đất rừng phương Nam" chọn làm bối cảnh quay hình, trước đó từng có những đoàn làm phim, gameshow đến bấm máy tại khu vực rừng Trà Sư như phim Thất Sơn tâm linh, chương trình Đại chiến ẩm thực...
Nơi đây dần trở thành một "phim trường lớn", được những người đam mê văn hóa, nghệ thuật quan tâm.
Năm 2020, Trà Sư được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là rừng tràm đẹp và nổi tiếng nhất ở Việt Nam để du lịch vào mùa nước nổi. Mỗi ngày, Khu du lịch sinh thái rừng tràm Trà Sư đón tiếp cả ngàn lượt khách nội địa và quốc tế đến tham quan.
Rừng Trà Sư được trồng theo mô hình hệ sinh thái của vùng ngập nước, cùng thảm thực vật đa dạng, khí hậu mát mẻ, ôn hòa.
Nơi đây cũng được đánh giá là cánh rừng có tầm quan trọng quốc tế trong công tác bảo tồn đất ngập nước tại vùng đồng bằng, là điểm đến cho các nhà nghiên cứu thiên nhiên hoang dã.
Tại rừng tràm Trà Sư, du khách có thể di chuyển xuyên các cánh rừng bằng tàu máy hoặc xuồng chèo tay, với giá vé 50.000/khách mỗi loại. Ngoài ra, còn có dịch vụ đạp xe đạp xuyên bìa rừng, dã ngoại, cùng nhiều hoạt động lý tưởng.
Theo đại diện Vivu Journeys (Tập đoàn du lịch Thiên Minh), cùng với cơn sốt của phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam", rừng tràm Trà Sư đang thu hút lượng lớn du khách quan tâm tìm hiểu, đặt tour tham quan trải nghiệm.
Khám phá nét đặc sắc riêng của 5 chợ nổi nức tiếng miền Tây Những đặc trưng nổi bật giúp các khu chợ nổi miền Tây thu hút lượng lớn du khách ghé thăm. Chợ nổi được xem là "linh hồn" của vùng miền Tây Nam Bộ. Nơi đây hấp dẫn du khách không chỉ vì nét đẹp sông nước hữu tình, mà còn bởi những trải nghiệm buôn bán, ăn uống trên ghe xuồng nhộn nhịp,...