Sắc xuân trên cao nguyên đá Hà Giang
Hà Giang là vùng đất ở cực Bắc của nước ta, nơi có đường biên giới đất liền với nước bạn Trung Quốc dài gần 300km.
Thiên nhiên đã ban tặng cho Hà Giang vẻ đẹp hùng vĩ và đầy quyến rũ khi vào tiết trời xuân.
Đường về Hà Giang. Ảnh: N.Đ.N
Đến Hà Giang, du khách bị mê hoặc bởi cao nguyên đá Đồng Văn, cổng trời Quản Bạ, cột cờ Lũng Cú, sông Nho Quế, đèo Mã Pì Lèng…; nơi còn nguyên sơ vẻ đẹp từ các nền văn hóa với nét đặc trưng riêng của từng dân tộc Mông, Tày, Mường, Thái…
Khoác lên mình chiếc áo rực rỡ sắc màu từ cỏ cây hoa lá, những đám ruộng bậc thang nhấp nhô, những cung đường gợn sóng cho đến những cao nguyên đá chập chùng. Hà Giang đẹp nhất là vào những ngày đầu xuân khi lấp lánh màu vàng của hoa cải và lúa chín, màu xanh của những đám mạ non, màu tím của hoa tam giác mạch, trắng muốt của hoa mận, sắc hồng của mai anh đào…, cùng chập chùng sương trắng quanh năm bao phủ lưng chừng núi
Tình ca mùa xuân. Ảnh: N.Đ.N
Video đang HOT
Chở xuân về bản. Ảnh: N.Đ.N
Mùa xuân của em. Ảnh: N.Đ.N
Hoa mận trắng đồi. Ảnh: N.Đ.N
Đi qua mùa hoa cải. Ảnh: N.Đ.N
Sắc xuân dưới chân Mã Pì Lèng. Ảnh: N.Đ.N
Dòng sông Nho Quế mãi một màu xanh. Ảnh: N.Đ.N
Khám phá Lễ hội Hoa tam giác mạch qua nền tảng số
Lần đầu tiên tỉnh Hà Giang tổ chức một chương trình trải nghiệm du lịch trực tuyến nhằm quảng bá Lễ hội Hoa tam giác mạch và hình ảnh du lịch Hà Giang.
Hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành một thương hiệu du lịch của tỉnh Hà Giang. (Ảnh: Nguyễn Hồng)
Lễ hội Hoa tam giác mạch tỉnh Hà Giang đã trở thành một trong những sự kiện du lịch thu hút đông đảo du khách thập phương. Trong bối cảnh ảnh hưởng của dịch Covid-19, chương trình Lễ hội Hoa tam giác mạch năm 2021 được tỉnh Hà Giang tổ chức trực tuyến vào tối 27/11 qua ứng dụng công nghệ số.
Với chủ đề "Hoa của đá" được phát sóng 45 phút, khán giả và du khách được thưởng thức nhiều chương trình đặc sắc như bức tranh toàn cảnh về Hà Giang, giới thiệu những vẻ đẹp về thiên nhiên và con người trên Cao nguyên đá Đồng Văn; những hình ảnh về các danh thắng, di tích vùng Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Hình ảnh đẹp của thiên nhiên Hà Giang còn thể hiện trong nụ cười từ già tới trẻ ở khắp các cung đường, bản làng; những bước chân trần của trẻ con, người già, trai gái thanh niên đi trên đường đèo, ruộng bậc thang, qua những đồi hoa dạt dào hương sắc...
Đặc biệt, du khách còn được thưởng thức những tiết mục biểu diễn nghệ thuật của nhiều nghệ sĩ như màn hát múa Trầm tích cao nguyên đá, múa Hồn khèn, ca khúc Đường về tây Côn Lĩnh, múa Trống thần dân tộc Giáy, Đàn đá, hát múa liên khúc Hà Giang mùa hoa tam giác mạch và sắc màu Hà Giang... nhằm giới thiệu văn hóa độc đáo của cao nguyên đá gắn với "đặc sản" của tỉnh là hoa tam giác mạch.
Chương trình quảng bá Lễ hội Hoa tam giác mạch trên nền tảng trực tuyến giới thiệu về một hình ảnh Hà Giang tươi đẹp, tràn đầy sức sống. (Ảnh chụp màn hình)
Nhiều năm trở lại đây, hoa tam giác mạch trên Cao nguyên đá Đồng Văn đã trở thành một thương hiệu du lịch của tỉnh Hà Giang. Không chỉ là loài hoa dùng làm lương thực lâu đời của đồng bào các dân tộc thiểu số, tam giác mạch còn mang lại vẻ đẹp thơ mộng, tạo nên nét độc đáo nơi vùng cao núi đá.
Từ tháng 10 đến tháng 12 là thời gian hoa tam giác mạch đổ màu tím hồng nở trên Cao nguyên đá ồng Văn. Đây là thời điểm lý tưởng để Hà Giang tôn vinh những giá trị đặc sắc, những hình ảnh đẹp về con người, tổ chức quảng bá, giới thiệu sản phẩm du lịch đặc trưng của tỉnh, thu hút khách du lịch đến với Hà Giang để trải nghiệm và khám phá, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Là một trong những địa phương gần cuối cùng trong cả nước xuất hiện ca mắc và bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nhưng với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tình hình dịch bệnh đã được kiểm soát tốt.
Hiện Hà Giang đã sẵn sàng đón du khách trở lại và tích cực chuẩn bị cho chuỗi sự kiện quan trọng nhân kỷ niệm 130 năm ngày thành lập tỉnh (20/8/1891 - 20/8/2021), 30 năm tái lập tỉnh (1/10/1991 - 1/10/2021) và 60 năm Bác Hồ lên thăm Hà Giang, dự kiến diễn ra vào đầu tháng 12 tới đây.
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang, trong năm 2021 và những năm tiếp theo, tỉnh Hà Giang xác định phát triển du lịch là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở, tỉnh đẩy mạnh thu hút đầu tư của doanh nghiệp, phát huy vai trò và sự đồng thuận của người dân.
Hà Giang phát triển du lịch theo hướng bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên, bảo vệ môi trường, nhất là quản lý tốt quy hoạch Công viên Địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Tỉnh cũng tập trung huy động các nguồn lực cho phát triến du lịch; đa dạng hóa các sản phẩm du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng, hiệu quả; đồng thời tăng cường liên kết, hợp tác, mở rộng thị trường và nâng cao năng lực cạnh tranh của du lịch Hà Giang.
Hà Giang phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế, gắn với nâng cao nhận thức và cải thiện đời sống cho nhân dân, giảm nghèo bền vững, phát huy văn hóa truyền thống, cảnh quan thiên nhiên và kiến trúc bản địa.
Xây dựng du lịch Hà Giang theo hướng chuyên nghiệp, có tính cạnh tranh cao, gắn với các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của địa phương, đảm bảo phát triển bền vững, tỉnh chú trọng phát triển du lịch nội địa, kết hợp phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội gắn với kiểm soát dịch Covid-19, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
Thèn Pả - ngôi làng Mông bình yên ở cao nguyên đá Hà Giang Nằm ngay dưới chân Cột cờ Quốc gia Lũng Cú (Hà Giang), Thèn Pả, ngôi làng hàng trăm năm tuổi còn giữ được hầu như nguyên vẹn nét truyền thống của người Mông. Làng Thèn Pả nằm bình yên dưới chân Cột cờ Lũng Cú, Hà Giang. (Nguồn: TITC) Từ Cột cờ Quốc gia Lũng Cú nhìn xuống, ngôi làng Thèn Pả hiện...