Sắc và uống thuốc Đông y thế nào cho đúng?
Người xưa cho rằng: Thuốc có công hiệu hay không một phần quan trọng là do cách sắc thuốc và uống thuốc.
Cách sắc thuốc
Để nâng cao hiệu quả và tác dụng của thuốc cần sắc thuốc đúng cách trên cơ sở khoa học như sau:
Ấm sắc thuốc: Nên dùng ấm bằng đất nung hoặc bằng sứ, không nên dùng ấm bằng kim loại kể cả nhôm để sắc thuốc bởi vì trong các vị thuốc có rất nhiều các hoạt chất hữu cơ dễ bị kim loại phân hủy đặc biệt là tanin, sẽ làm biến đổi các hoạt chất của thuốc, đôi khi còn có thể gây độc ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng thuốc.
Nước sắc thuốc: Dùng nước sạch để sắc thuốc (nước mưa, nước giếng, nước máy). Lượng nước sử dụng để sắc thuốc tùy theo lượng thuốc nhiều hay ít mà đổ nước cho vừa phải. Theo kinh nghiệm nên đổ nước ngập thuốc chừng 2 đốt ngón tay là vừa đối với lần đầu; những lần sắc sau thì nên đổ ít hơn lần trước một chút.
Cách sắc thuốc: Trước khi sắc thuốc, nên ngâm thuốc vào nước ấm hoặc nước lã sạch 15-30 phút, để tạo điều kiện cho các hoạt chất tách ra được dễ dàng và rút ngắn được thời gian sắc thuốc.
Nếu là thuốc bổ nên sắc 3 lần, dùng lửa nhỏ sắc lâu. Mỗi lần sắc từ 60-90 phút.
Nếu là các loại thuốc có tính phát tán, công hạ dùng chữa bệnh ngoại cảm, phong tà nên sắc 2 lần, dùng lửa lớn và sắc nhanh trong khoảng 10-20 phút. Cần lưu ý có một số vị thuốc có cách sắc khác nhau: các thuốc là khoáng vật cần sắc trước, các thuốc có nhiều tinh dầu như gừng, bạc hà, tía tô… nên cho sau khi thuốc đã sắc gần xong. Một số thuốc quý như nhân sâm, linh chi, sừng tê giác… cần sắc riêng rồi phối hợp vào nước thuốc đã sắc. Các loại cao thuốc, a giao, mật ong… sau khi chắt nước thuốc hòa với các vị trên uống khi còn nóng.
Mỗi bài thuốc, vị thuốc có cách sắc khác nhau. Do vậy cần thực hiện cách sắc thuốc theo đúng chỉ dẫn của thầy thuốc, lương y.
Cách uống thuốc
Uống thuốc vào thời điểm nào, mỗi lần uống bao nhiêu, uống làm bao nhiêu lần… cũng có ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả của thuốc. Vì vậy khi uống thuốc Đông y cần lưu ý một số điểm như sau:
Thời gian uống thuốc:
- Chữa bệnh ở thượng tiêu (các bệnh tim, phổi, nên uống thuốc sau khi ăn).
- Chữa bệnh ở trung hạ tiêu ( bệnh ở gan, mật, dạ dày, bàng quang…) uống thuốc trước khi ăn.
Video đang HOT
- Chữa bệnh ở kinh mạch, tứ chi uống thuốc vào lúc sáng sớm chưa ăn gì.
- Chữa bệnh ở xương tủy uống thuốc lúc ăn no vào buổi tối.
- Uống thuốc an thần nên uống trước khi đi ngủ.
- Uống thuốc để chữa các bệnh cấp tính nên uống thuốc khi cần.
- Nếu là thuốc bổ nên uống trước khi ăn.
- Nếu là thuốc chữa bệnh nên uống vào lúc đói.
- Mỗi thang thuốc nên chia uống làm 3-4 lần trong 1 ngày, nếu thuốc chữa bệnh cấp tính thì uống hết trong một lần.
- Thuốc thang thì nên trộn đều các lần sắc với nhau và chia đều uống trong 1 ngày, uống khi thuốc còn ấm. Nếu là thuốc giải cảm khi uống xong cần phải tránh gió và đắp chăn cho ra mồ hôi vừa để đuổi tà khí.
- Nếu là thuốc hàn (lạnh) để chữa bệnh nhiệt nên uống lúc còn nóng.
- Nếu đã dùng thuốc đúng bệnh, uống thuốc rồi nhưng vẫn bị nôn thì nên giảm lượng thuốc uống hoặc thêm 3 lát gừng sống cho vào thuốc sắc hoặc là nhấm 1 lát gừng tươi trước khi uống thuốc.
- Uống thuốc thấy bị đi lỏng, phân nát thì phải cho thêm ít gừng nướng, đập dập sắc chung với nước.
- Uống thuốc thấy đi ngoài phân táo cần cho thêm vài ba đốt mía vào sắc chung hoặc cho thêm 1 thìa mật ong vào nước thuốc để uống.
- Đối với người già khi uống thuốc nên dùng lượng nhỏ, chia nhiều lần để thăm dò.
Kiêng kỵ khi uống thuốc
Kiêng kỵ có tác dụng hạn chế những tác dụng không mong muốn của thức ăn, đồ uống đến tác dụng của thuốc và nâng cao hiệu quả dùng thuốc.
Một số loại thực phẩm như đậu xanh, giá đỗ, rau cải xanh giảm mất tác dụng của thuốc vì vậy khi uống thuốc Đông y nên kiêng.
Một số vị thuốc tương kỵ với một số thức ăn như: thuốc có hà thủ ô đỏ kiêng ăn cá không vẩy như lươn, trạch, cá trê… Kiêng thịt chó khi uống thuốc có cát cánh, cam thảo, hoàng liên, ô mai. Kiêng ba ba khi uống thuốc có bạc hà, kiêng dấm khi uống thuốc có phục linh. Kiêng chè khi uống có thổ phục linh. Kiêng thịt lợn khi thuốc có ké đầu ngựa.
- Những người tỳ vị hư hàn hoặc uống thuốc ôn thông kinh lạc, khử hàn trừ thấp, kiện tỳ noãn vị không nên ăn các thức ăn sống lạnh.
- Những người mắc bệnh âm hư hỏa động: Đại nhiệt, háo khát uống nước hoàn dương để dưỡng âm tăng dịch, hoặc thuốc thanh nhiệt lương huyết không được ăn các thức ăn cay nóng.
- Khi uống thuốc không nên ăn thực phẩm có nhiều dầu mỡ, thường trợ thấp sinh đờm, làm giảm quá trình hấp thu của thuốc.
Tóm lại, sử dụng thuốc Đông y vừa phải nắm vững nguyên tắc vừa phải vận dụng linh hoạt cụ thể vào từng bệnh, người bệnh và các vị thuốc mới có tác dụng nâng cao hiệu quả điều trị.
Theo Lương y Vũ Quốc Trung
Theo SK&ĐS
Chữa ù tai bằng thuốc Đông y
Tai là một trong các bộ phận giác quan của con người. Nó có vai trò cô cùng quan trọng. Đặc biệt, tai còn có quan hệ mật thiết với thận và giây thần kinh não.
Ảnh minh họa: Internet
Theo Đông y, tai là cửa ngõ của tạng thận. Thận khai khiếu ra tai. Ngoài ra, tai còn chứa dây thần kinh sọ não số 8 có tác dụng tiếp nhận và phân tích những âm thanh.
Chứng tai ù khiến cho người bị ù tai có cảm giác tai bị ong ong. Các âm thanh từ bên ngoài được truyền vào tai bị nhiễu. Những người ù tai thường nghe thấy âm thanh bên ngoài nhỏ hơn mức bình thường.
Theo Đông y, ù tai giống như tiếng ve kêu hoặc to, hoặc nhỏ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng ù tai. Song thường phổ biến khi cơ thể bị bệnh hay lúc quá giận dữ.
Chứng ù tai được chia làm hai loại thực và hư. Chức ù tai hư có các biểu hiện như đầu choáng, mắt hoa, tim rung động, eo lưng nhức mỏi, lưỡi đỏ nhợt, mạch tế. Còn chức thực ngoài những hiện tượng trên còn có cả hiện tượng đau nhức, mặt đỏ, hay giận, lòng buồn bực, ít ngủ, lưỡi đỏ hoặc rêu vàng nóng, mạch huyền.
Chứng tai điếc có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân do ù tai lâu ngày dẫn tới bị điếc. Tương tự, tai điếc cũng có chứng thực và chứng hư.
Nguyên nhân ù tai
Nguyên nhân gây bệnh ở tai có thể do nhiễm trùng, nấm, nhiễm độc, dị ứng, chấn thương hay lão hóa... Đông y cho tai là cửa ngõ của tạng thận. Thận khai khiếu ra tai. Nhưng lại có đường kinh như kinh đởm, tam tiêu, đi trước và vòng quanh tai nên khi nói bệnh ở tai thì thầy thuốc chú ý tới tạng thận, can, đởm.
Khi chữa có thể dùng châm cứu huyệt ế phong, thính hội. Cũng có thể dùng huyệt phong trì, giác tôn, hợp cốc hoặc châm e phong, thính cung... Dùng thuốc có thể chọn các vị: Hoàng cầm 12g, sài hồ 12g, long đởm 8g, bán hạ 10g, hạ khô thảo 12g, sinh khương 3 lát, chi tử 8g, sắc uống.
Chữa ù tai theo hư chứng và thực chứng
Theo GS.TS Dương Trọng Hiếu (Bệnh viện Y học Cổ truyền T.Ư): Ù tai là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng hay gặp hơn ở người cao tuổi. Tai ù thường chia ra thực chứng và hư chứng. Nếu đột ngột xảy ra ù tai là thực chứng. Nếu tai ù đến sau các bệnh gây tổn thương tâm, can, tỳ, phế, thận, hoặc mất máu, suy nhược là thuộc hư chứng.
- Nếu tai ù ở người mất ngủ thường có biểu hiện miệng đắng, rêu lưỡi vàng nhạt... Đông y cho tai ù là do đàm hỏa cản trở, có thể dùng bài thuốc: Liên kiều 12g, chi tử 8g, cúc hoa 8g, mẫu đơn bì 8g, tang diệp 12g, xuyên tiêu 8g, quả lâu bì 10g, sắc uống.
- Trường hợp ù tai không thường xuyên, khi mệt ù phảng, người mệt mỏi, hơi thở ngắn, giảm thính lực... có thể dùng bài thuốc: Xương bồ 8g, sài hồ 12g, mộc hương 12g, xuyên khung 12g, ô dược 10g, thanh bì 10g, hoàng kỳ 16g, mạn kinh 10g, tô diệp 12g, đại phúc bì 10g, sắc uống.
- Nếu ù tai kiêm đau thắt lưng mỏi gối, váng đầu hoa mắt, người mệt mỏi... có thể dùng bài thuốc: Thục địa 12g, ngưu tất 12g, ngũ vĩ 8g, mạch môn 12g, thiên môn 12g, huyễn hoái 8g, quy bản 10g, từ thạch 6g, sơn thù 8g, bạch thược 12g, sắc uống.
- Nếu ù tai có cảm giác có tiếng ve kêu trong tai, mắt khô, choáng váng... móng tay chân khô, đó là can huyết không đủ, có thể dùng bài thuốc: Cát lâm 10g, sơn thù 8g, hoàng kỳ 16g, sát căn 20g, phục linh 8g, đương quy 12g, trư linh 8g, thục địa 12g, bạch thược 12g, cảm thảo 6g, xuyên khương 12g, sắc uống.
- Nếu ù tai lâu, giảm thính lực, bệnh kéo dài, mệt mỏi, người sợ lạnh chân tay lạnh, đau lưng mỏi gối tiểu nhiều, són đái, liệt dương... cần chú ý thận dương. Có thể dùng bài thuốc: Lộc nhung 6g, ba kích 12g, bạch thược 12g, từ thạch 6g, nhục thuy dung 8g, nhục quế 8g, đỗ trọng 16g, mẫu lệ 10g, ngũ vĩ 8g, đương quy 12g, độc hoạt 12g. Tất cả đem tán bột luyện mật thành viên uống.
Để phòng bệnh ở tai cần giữ vệ sinh tai, không tùy tiện dùng các vật cứng ngoáy vào lỗ tai, không để nước chảy vào trong tai trong lúc tắm, rửa. Nếu không may nước vào tai thì lấy tăm quân bông khô sạch lau nhiều lần cho khô.
Khi thấy có hiện tượng bất thường trong tai cần đi khám ngay. Nhiều khi do tai tăng xuất tiết, ráy tai thành cục lớn chính là nguyên nhân gây ù tai và giảm thính lực. Lấy ráy tai, hết ù.
Theo SKGĐ
Món ăn bài thuốc chữa chứng xuất tinh sớm Đông y cho rằng, chứng xuất tinh sớm có liên quan mật thiết đến tim, lách, gan, thận. Nếu tim, lách hư tổn, thận khí không đủ, can kinh thấp nhiệt dẫn đến tâm hỏa quá vượng, dương hỏa đốt nóng, không đủ sức níu giữ, do đó xuất hiện xuất tinh sớm, tức khi giao hợp, người nam xuất tinh quá sớm,...