Sắc trắng Tây Bắc giữa lòng Tây Nguyên
Cách trung tâm TP. Đà Lạt tầm 40km, làng hoa mận trắng tại xã Đạ Chais (huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng) nằm trên Quốc lộ 27C cung đường “nối biển và hoa” đã thu hút nhiều du khách trong những ngày qua.
Nơi đây được mệnh danh là “Mộc Châu thu nhỏ” giữa cao nguyên hoa.
Làng mận Đạ Chais được người dân trồng 4-5 vườn để thu quả, mỗi vườn tầm 40-50 cây mận có tuổi đời từ 7-9 năm. Vào cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch, các vườn mận này nở hoa trắng muốt “nép mình” bên thung lũng xanh, điểm xuyến giữa khu rừng già tạo nên bức tranh phong cảnh chốn cao nguyên hoa đầy cuốn hút.
Dưới đây là một số hình ảnh phóng viên Báo Đắk Lắk ghi nhận:
Vòng quanh qua những con đường đèo uốn lượn từ TP. Đà Lạt tới huyện Lạc Dương, du khách có thể tìm đến quán cà phê Gấu (xã Đạ Chais) để ngắm nhìn vườn mận đang độ rộ bông trắng muốt.
Dưới nền trời xanh, những bông hoa mận khoe sắc trắng tinh khôi.
Hoa mận thường nở thành một chùm dày, những cánh hoa mỏng manh gắng mình ôm trọn lấy nhụy vàng nhưng rất chóng tàn, một làn gió nhẹ thoảng qua đã khiến cho nó “rủ nhau” cuốn theo chiều gió.
Các bạn trẻ thích thú, vượt hàng chục km từ TP. Đà Lạt tới để lưu lại những khoảnh khắc đẹp với sắc trắng của hoa mận.
Nhiều du khách còn mang theo trang phục và phụ kiện của phụ nữ dân tộc thiểu số phía Bắc để chụp được những bức hình đúng phong cách ở Tây Bắc.
Video đang HOT
Dưới những tán hoa mận trắng tinh khôi, du khách có thể thoải mái thả hồn mình vào không gian đầy thơ mộng.
Chị Trần Yến (TP. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng) cho hay, là người thích du lịch, khám phá, khi nghe tin có vườn mận này, tôi đã rủ bạn bè đến “check in”, thật sự vườn hoa mận rất đẹp, như một “Mộc Châu” thu nhỏ.
Đây là giống mận Tam Hoa nên hoa thường không mọc lẻ tẻ mà mọc san sát nhau, cùng nở rộ, khoe sắc thắm dưới ánh nắng của trời Tây Nguyên sẽ thêm phần lung linh.
Nếu bỏ lỡ ngắm hoa mận dịp này, du khách đến đây vào tháng 4-5 sẽ được tự tay hái và thưởng thức những trái mận chín đỏ ửng, nặng trĩu cành.
Tuy không được trồng nhiều để làm nên sắc trắng ngập trời như vùng núi rừng Tây Bắc, nhưng nếu chưa một lần được ra phía Bắc ngắm hoa mận trắng thì đây là địa điểm không nên bỏ lỡ của du khách.
Sơn La - tâm điểm của cung đường du lịch Tây Bắc
Phát triển du lịch Sơn La trên cơ sở kế thừa phát huy và hoàn chỉnh 5 loại hình du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020.
Ngành du lịch Sơn La ở giai đoạn này đã đóng góp khoảng 6,6% GRDP với số lượng khách đến với Sơn La, đạt khoảng 2,5 triệu lượt khách trong 2019. Tăng trưởng nhanh ổn định ở mức khoảng 13 %/năm, tỉ lệ khách quốc tế đạt 4,4%, khách du lịch nội địa là 95,6%.
Năm 2021, tỉnh Sơn La tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và ứng dụng công nghệ cao. 2022, khu du lịch quốc gia Mộc Châu tỉnh Sơn La được vinh danh là "Điểm đến thiên nhiên khu vực hàng đầu thế giới 2022". Đồng thời tỉnh Sơn La cũng đăng cai tổ chức thành công sự kiện Hội nghị thủ tướng Chính phủ đối thoại với nông dân và Festival trái cây.... Đã tạo điều kiện để du lịch Sơn La đã thay đổi cùng với những thành công gắn liền với thương hiệu du lịch xanh, du lịch bền vững. Điều này cũng đã trở thành lợi thế để Sơn La tập trung phát triển sản phẩm du lịch nông nghiệp nông thôn.
Để triển khai thực hiện được các mục tiêu phát triển du lịch tỉnh, ngành Văn hóa - Thể thao - Du lịch Sơn La đã xác định chiến lược phát triển du lịch Sơn La đến năm 2025 và phương hướng đến 2030, tầm nhìn 2050, cụ thể:
Tăng cường mối liên kết giữa các tỉnh, vùng
Quan điểm phát triển du lịch Sơn La phù hợp với chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 đã được phê duyệt bởi quyết định số 147/2020/QĐ-TTg và các định hướng của tỉnh về du lịch đang có hiệu lực thi hành.
ThS Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh Sơn La
Theo ThS Trần Xuân Việt - Phó Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch tỉnh, Sơn La chú trọng phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế trọng điểm mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy phát triển các ngành và lĩnh vực khác, góp phần quan trọng hình thành cơ cấu kinh tế hiện đại của tỉnh Sơn La trên cơ sở tăng cường mối liên kết giữa các tỉnh vùng trung du và miền núi Bắc Bộ và với các vùng khác. Đồng thời liên kết quốc tế trong phát triển du lịch để phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh về du lịch của địa phương.
Phát triển du lịch theo hướng đa dạng, đa lĩnh vực sản phẩm trên cơ sở khai thác có chọn lọc tự nhiên, văn hóa, lịch sử, xã hội và nhân văn. Hình thành trọng điểm các tour - tuyến du lịch nổi bật và có tính đặc thù, kế thừa và phát huy hệ thống hạ tầng sản phẩm du lịch hiện hữu, phát triển những giá trị mới.
Hình thành trọng điểm các tour - tuyến du lịch nổi bật và có tính đặc thù (Ảnh: Lòng hồ Sông Đà)
Chú trọng phát triển du lịch nhanh và bền vững gắn với bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, di sản văn hóa vật thể phi vật thể và sản vật địa phương. Phát triển du lịch sinh thái nghỉ dưỡng gắn với bảo vệ tôn tạo cảnh quan môi trường. Phát triển du lịch văn hóa với giá trị cốt lõi là bản sắc văn hóa truyền thống dân tộc làm nền tảng để hình thành các loại hình du lịch khác. Đồng thời, khuyến khích mở rộng phát triển du lịch cộng đồng tạo ra việc làm và gắn với xóa đói giảm nghèo và phát triển nông thôn mới.
Ths Trần Xuân Việt nhấn mạnh, Sơn La sẽ phát triển du lịch theo hướng chuyên nghiệp, chất lượng hiệu quả, đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho du lịch. Phát triển đồng thời du lịch quốc tế và du lịch nội địa. Đẩy mạnh xuất khẩu tại chỗ thông qua du lịch. Phát triển du lịch phải đặt trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển du lịch các tỉnh Tây Bắc mở rộng và thu hút kết nối với các trung tâm du lịch lớn như: Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh Bắc Lào.
Mục tiêu phát triển du lịch bền vững
Ths Trần Xuân Việt cũng cho biết, ngành Du lịch Sơn La chia thành 2 giai đoạn thực thiện mục tiêu phát triển du lịch. Trong đó, diai đoạn 2021-2030, Sơn La đặt mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững đa dạng hóa các sản phẩm phấn đấu đến 2030 trở thành ngành kinh tế mũi nhọn và đóng góp 10-13 % GRDP. Đến 2050, du lịch Sơn La trở thành kinh tế trụ cột của tỉnh, đóng góp 15-18% GRDP. Đưa du lịch Sơn La trở thành điểm đến an toàn hấp dẫn; là trọng điểm của vùng du lịch biên giới Việt Nam - Lào và trung du miền núi Bắc Bộ, có chất lượng và tính chuyên nghiệp cao sức cạnh tranh cao.
Sơn La phấn đấu là trọng điểm của vùng du lịch biên giới Việt Nam - Lào và trung du miền núi Bắc Bộ (Ảnh: Đèo Pha Đin)
Phát triển du lịch Sơn La trên cơ sở kế thừa phát huy và hoàn chỉnh 5 loại hình du lịch đã hình thành từ giai đoạn 2011-2020 gồm: Du lịch sinh thái nông nghiệp; Du lịch văn hóa lịch sử; Du lịch cộng đồng; Du lịch nghỉ dưỡng, giải trí và sức khỏe; Du lịch chuyên đề với hạ tầng du lịch đồng bộ hiện đại và chuyên nghiệp. Phấn đấu đến năm 2030 du lịch Sơn La trở thành một ngành kinh tế quan trọng đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Thúc đẩy ngành kinh tế khác cùng phát triển, góp phần vào việc xóa đói giảm nghèo, bảo đảm an sinh an toàn xã hội và an ninh quốc phòng.
Sơn La chú trọ phát triển du lịch gắn liền với phát triển an sinh xã hội
Định hướng đến 2030, Mộc Châu được công nhận là "Khu du lịch quốc gia, trở thành một trong những khu du lịch hàng đầu của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ giữ vững hạng mục giải thưởng điểm đến du lịch thiên nhiên hàng đầu thế giới".
Đồng thời, thúc đẩy đào tạo nhân lực và chuyển đổi số trong ngành du lịch phát triển du lịch thông minh vận hành hiệu quả trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại và nền tảng công nghệ số. Phấn đấu đưa Sơn La trở thành một điểm đến trong chiến lượng "điểm đến hấp dẫn" của Việt Nam giai đoạn 2023-2050.
Chiến lược sản phẩm du lịch xanh
Để thực hiện các mục tiêu của giai đoạn trên, Sơn La cũng đặt ra chiến lược phát triển cụ thể đó là phát triển các loại hình du lịch trên địa bàn tỉnh với 5 loại hình du lịch trọng điểm. Bên cạnh đó, Sơn La chú trọng phát triển, không gian du lịch gồm các trọng điểm du lịch và các khu du lịch như: Khu vực Mộc Châu và phụ cận hoặc Khu vực thành phố Sơn La và khu vực lòng hồ Sông Đà; hái dâu tây và thưởng thức các sản phẩm dâu tây VietGAP tại Chimi Farm...
Trải nghiệm hái dâu tây là một không gian du lịch độc đáo và hấp dẫn đông đảo du khách khi đến với Sơn La
Xây dựng các tuyến du lịch nội tỉnh và các tuyến liên tỉnh và quốc tế như: Tuyến di sản và cách mạng Sơn La, Điện Biên; Kết nối hai thành phố với sản phẩm về du lịch lịch sử văn hóa; Tuyến đường thủy bộ kết hợp với ba khu vực thành phố Sơn La, Quỳnh Nhai và Mường La.
Cùng với đó Sơn La chú trọng việc phát triển các dịch vụ thiết yếu để phục vụ cho du lịch. Khuyến khích phát triển các dịch vụ lữ hành hiện tại trên địa bàn tỉnh và các dịch vụ vận chuyển hành khách lưu trú ăn uống và cung cấp thông tin hướng dẫn hướng dẫn du lịch.
Ths Trần Xuân Việt nhấn mạnh: "Ngành văn hóa thể thao và du lịch Sơn La kỳ vọng với những định hướng cụ thể như trên cùng với sự quan tâm chỉ đạo thực hiện của các cấp uỷ, chính quyền các cấp của tỉnh, sự vào cuộc của địa phương và nhân dân các dân tộc Sơn La sẽ làm du lịch sớm trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong những năm tới. Và du lịch Sơn La luôn trở thành điểm đến đầu tiên hàng đầu trong phát triển du lịch của du khách trong nước và quốc tế".
Phượt cung đường Trường Sơn Đông huyền thoại ngắm nhìn khung cảnh đẹp như tranh Đi dọc cung đường Trường Sơn Đông ngắm nhìn khung cảnh thiên nhiên tươi đẹp của Việt Nam từ những khu bảo tồn xanh mướt mắt đến các thửa ruộng bậc thang hay con suối bên đường đẹp nên thơ. Cung đường Trường Sơn Đông là một trong những cung đường độc đáo nhất Việt Nam. Ngày nay đây là tuyến đường giao...