Sắc màu TPHCM sau 38 năm giải phóng
Sau 38 năm giải phóng niềm Nam, thống nhất đất nước, TP.Hồ Chí Minh đã khẳng định vị trí là trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ và là nơi giao lưu quốc tế của khu vực và cả nước; chiếm hơn 20% GDP và 1/3 ngân sách quốc gia.
Một trong những thành tựu cơ bản và then chốt để đưa TP.HCM phát triển mạnh mẽ và bền vững là các công trình xây dựng hạ tầng đô thị, nhất là các công trình giao thông quy mô lớn như: Đại lộ Nguyễn Văn Linh, đường Rừng Sác – Cần Giờ, Xa lộ Hà Nội, cầu Phú Mỹ, cầu Rạch Chiếc mới… đặc biệt là Đại lộ Đông – Tây.
Dự án Đại lộ Đông – Tây, nay là Đại lộ Võ Văn Kiệt và Mai Chí Thọ, đã trở thành cung đường đẹp nhất TP.HCM với điểm nhấn là hầm vượt sông Sài Gòn lớn nhất khu vực Đông Nam Á. Công trình giao thông đồ sộ với tổng số vốn hơn 16.000 tỷ đồng này đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị thành phố, rút ngắn khoảng cách và thời gian di chyển từ Đông sang Tây TP.Hồ Chí Minh và ngược lại. Cuộc sống của người dân cũng dần phát triển nhờ lưu thông được thuận lợi hơn.
Bác Nguyễn Thị Thương, nhà ở quận 2 vui mừng cho biết: “Sống ở đây hơn 50 năm, tôi thấy giờ thành phố mình thay đổi và phát triển nhiều quá. Công trình dân sinh mọc lên khắp nơi, nhiều tòa nhà chọc trời được xây dựng, đời sống của bà con được nâng cao rất nhiều”.
38 năm sau ngày giải phóng, TPHCM đã trở thành khu đô thị hiện đại, sầm uất
Để giảm tình trạng ùn tắc giao thông, TPHCM đã và đang triển khai hàng loạt công trình giao thông quan trọng như tuyến đường sắt đô thị số 1 Bến Thành – Suối Tiên, đường Vành đai Tân Sơn Nhất – Bình Lợi, đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây, cầu Sài Gòn 2, cầu Thủ Thiêm 2, tỉnh lộ 25B, mở rộng Xa lộ Hà Nội giai đoạn 2…
Phát biểu tại Lễ kỷ niệm 38 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Chủ tịch TP.HCM Lê Hoàng Quân nhấn mạnh: TP.HCM luôn giữ vững ổn định chính trị, kinh tế không ngừng phát triển, đời sống người dân ngày càng được ổn định và cải thiện, sức mạnh khối đại đoàn kết không ngừng được phát huy.
TP.HCM đã trở thành trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, khoa học công nghệ, giao lưu quốc tế của khu vực và của cả nước. TPHCM đã đóng góp ngày càng lớn vào quá trình tăng trưởng kinh tế đất nước (chiếm hơn 20% GDP và 1/3 ngân sách của cả nước).
Mới đây là các công trình cầu vượt bằng thép đã được thành phố xây dựng tại các nút giao tại các cửa ngõ thành phố. Các công trình cầu vượt Ngã tư Thủ Đức (quận Thủ Đức), Vòng xoay Hàng Xanh (quận Bình Thạnh), Lăng Cha Cả (quận Tân Bình) đã được đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả rất tốt. Trong thời gian tới, trên 10 cầu vượt bằng thép khác cũng dược thành phố triển khai.
Không chỉ giao thông đường bộ, hạ tầng phục vụ cho hàng không, đường biển, đường thủy nội địa cũng được đầu tư, phát triển đồng bộ. Dự án cải tạo và nâng cấp Cảng hành không quốc tế Tân Sơn Nhất hoàn thành với năng lực đón tiếp hàng chục triệu khách quốc tế, trong nước mỗi năm. Hệ thống cảng biển được đầu tư, xây mới với các cảng biển có tầm quốc tế như Hiệp Phước, Cát Lái, Phú Hữu…
Sau hơn 20 năm cải tạo, dòng kênh Nhiêu Lộc giờ đã trong xanh, sạch, đẹp. Hai tuyến đường Hoàng Sa, Trường Sa dọc bờ kênh được nâng cấp, góp phần cải thiện tình trạng ùn tắc giao thông trong giờ cao điểm…
Hình ảnh đô thị TP.HCM sau 38 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước:
Hầm vượt sông Sài Gòn nối đôi bờ quận 1 và quận 2
Video đang HOT
Một góc TP.HCM nhìn từ trên cao
Cầu vượt Cát Lái, quận Thủ Đức, giải quyết bài toán giao thông tại cửa ngõ phía đông thành phố
Kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè được cải tạo, chỉnh trang trở thành “con kênh xanh xanh giữa lòng thành phố”
Cầu vượt bằng thép tại Lăng Cha Cả (quận Tân Bình)
Cầu vượt bằng thép tại ngã tư Hàng Xanh, quận Bình Thạnh giúp giảm kẹt xe đáng kể trong nội ô thành phố
Đại lộ Võ Văn Kiệt bên dòng kênh Tàu Hủ về đêm
Bên bờ sông Sài Gòn quận 1 hướng nhìn từ quận 2
Khu cao ốc tại quận Bình Thạnh hướng nhìn từ cầu Thủ Thiêm
Tòa nhà búp sen cao nhất Việt Nam Bitexco, quận 1 với 68 tầng
Cầu Ánh Sao, Khu Đô thị mới Phú Mỹ Hưng, quận 7 rực rỡ sắc màu về đêm. Đây là địa điểm lý tưởng để người dân đến tham quan, vui chơi.
Xe buýt chất lượng chở khách lưu thông trên đường Lê Duẩn (quận 1). Con đường được trang trí chào mừng chiến thắng 30/4/1975.
Đường Lê Duẩn (quận 1) rực rỡ sắc hoa trong ngày kỷ niệm 38 năm Thống nhất đất nước.
Theo 24h
Tạm ngưng hầm Thủ Thiêm khắc phục rỉ nước?
Từ ngày 9/4, dưới nền hầm ở các mối nối giữa đốt hầm số 3 và số 4 trên làn đường dành cho xe máy hướng từ quận 2 sang quận 1 (TP.HCM) xuất hiện vết rỉ nước.
Vị trí rò vẫn thấm nước
Tới chiều 10/4, theo quan sát của phóng viên, các vị trí rò nước xuất hiện ở vị trí các mối nối giữa đốt hầm số 3 và số 4 trên làn đường dành cho xe máy vẫn thấm nước. Vị trí rỉ nước tiếp giáp với hai khe nứt đã được trám trét từ lâu. Mỗi khi có xe chạy qua vị trí này là có thể thấy nước rỉ ra rất rõ ràng.
Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban Quản lý đầu tư xây dựng công trình giao thông đô thị TP.HCM (chủ đầu tư công trình hầm vượt sông Sài Gòn) cho biết, đã yêu cầu đơn vị tư vấn, nhà thầu công trình kiểm tra, tìm nguyên nhân khắc phục trong thời gian tới. Hiện tại chưa thể kết luận đây là hiện tượng thấm hay rò nước trong hầm vì phải chờ kết quả xác minh.
Cửa hầm Thủ Thiêm vượt sông Sài Gòn
Theo GS.TSKH Lê Quả, nguyên Phó Giám đốc Ban Quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và cải thiện môi trường nước TP.HCM, có thể do đó là lượng nước rò rỉ cho phép do mồ hôi từ xi măng, do thẩm thấu cho phép bởi thiết kế và kỹ thuật đúc đốt hầm. Qua một thời gian nếu nước tích lại thì gom chúng rồi bơm ra ngoài.
Thứ hai là do trong quá trình đúc đốt hầm không bảo đảm chất lượng như nền bể đúc không ổn định, lún không đều làm cho đốt hầm vênh xoắn gây nứt chân chim. Thời kỳ khắc phục chưa làm triệt để vẫn xót lại vết nứt mắt người khó kiểm tra, lâu dần nước theo đó rò vào trong hầm.
Thứ ba là do vết nứt cũ giai đoạn khắc phục sửa chữa đã bơm phụt nhựa hóa chất có độ bền bị lão hóa cộng vào đó xe cộ tải trọng nặng chạy qua rung động vết nứt bị nứt trở lại làm nước rò rỉ vào hầm. Ngoài ra, cũng có thể do xe cộ nẵng chạy rung động làm những nơi cố kết kém bị nứt ra.
Mối nối rỉ nước
Bơm phụt xi măng và nhựa hóa chất vào nơi bị rò nước
GS.TSKH Lê Quả còn cho rằng có thể do đế nền đốt hầm dưới lòng đất sông không ổn định. Để khắc phục chỉ còn cách bơm phụt xi măng và nhựa hóa chất vào nơi bị rò nước, khắc phục cục bộ cho tới khi hết nước rò rỉ thì thôi. Đồng thời, gom nước và nhanh chóng bơm ra ngoài bảo đảm giao thông bình thường, hầm không bị hỏng thêm. Nếu thời gian bảo hành còn thì nhà thầu chính phải chịu trách nhiệm sửa chữa nhanh đảm bảo giao thông được thông suốt, an toàn cho người dân khi lưu thông qua hầm.
Có chỗ nước đọng thành vũng
Người dân khi lưu thông qua hầm trong những ngày qua đã bày tỏ sự lo lắng vì vết nước rò rỉ rất rõ ràng. Anh Nguyễn Quốc Hưng ngụ tại Nhơn Trạch, Đồng Nai lo lắng: "Tôi thường xuyên lưu thông qua hầm từ trung tâm thành phố qua phà Cát Lái (quận 2) về KCN Nhơn Trạch (Đồng Nai) thấy lượng xe lưu thông qua hầm cũng rất nhiều, mà hầm lại xuất hiện những vết nứt thấm nước liên tục như vậy cũng thấy không yên tâm khi qua đây. Cơ quan chức năng nên tìm ra giải pháp khắc phục tình trạng này, có thể nên tạm ngưng mọi phương tiện lưu thông qua cầu một thời gian để tìm cách khắc phục sự cố cho thật an toàn, chắc chắn thì mới tiếp tục mở cửa hầm".
Hầm vượt sông Sài Gòn là hạng mục quan trọng của đại lộ Đông Tây được khánh thành, đưa vào sử dụng từ ngày 20/11/2011 với tổng vốn đầu tư gần 10 nghìn tỷ đồng. Hầm có chiều dài 1,49km, rộng 33m, cao 9m, với 6 làn xe lưu thông, mỗi bên 3 làn cho cả ô tô và xe máy.
Đầu tháng 8/2012, trên nóc đốt giữa hầm Thủ Thiêm xuất hiện nhiều vết ố đen và vết trám kéo dài ở cả 2 chiều từ quận 1 sang quận 2. Đến tháng 12/2012, nền hầm Thủ Thiêm lại xuất hiện nhiều vết trám dọc ngang ở làn xe máy, ôtô, chiều từ quận 1 sang quận 2 và ngược lại.
Theo 24h
Hầm Thủ Thiêm chi chít vết nứt Hầm Thủ Thiêm (hầm vượt sông Sài Gòn) lại bị nứt. Lần này là những vết nứt dọc ngang, dài ngoằn ngoèo trên nền đường đi của cả hai đường hầm. Ghi nhận của Thanh Niên Onlinetại hầm Thủ Thiêm sáng nay (21.12), những vết nứt này xuất hiện ở cả làn đường dành cho xe hai bánh và ô tô, cả hai...