Sắc màu nhịp sống vùng cao
Theo chân NSNA trẻ Nguyễn Hữu Thông ghi lại khoảnh khắc nhịp sống đầy sắc màu trên những nẻo đường vùng cao Tây, Đông Bắc Việt Nam.
Cuối năm là dịp đào rừng đua nở, phủ sắc hồng trên những vạt rừng vùng cao huyện Mù Cang Chải, Yên Bái. Trong tiếng H’Mông, loài hoa này được gọi là tớ dày, cây mọc tự nhiên ở các xã La Pán Tẩn, Nậm Khắt, Púng Luông và Dế Xu Phình. Hoa tớ dày nở báo hiệu xuân về, cũng là lúc không khí nhộn nhịp trên khắp bản làng Mù Cang Chải. Đào rừng có năm cánh hồng với nhụy dài đỏ rực, nở thành từng chùm cận Tết dương dịch và kéo dài đến hơn một tháng.
Bức ảnh nằm trong bộ ảnh “Sắc màu nhịp sống vùng cao ” do nghệ sĩ nhiếp ảnh Nguyễn Hữu Thông (sinh năm 1987, quê Việt Yên, Bắc Giang) thực hiện trong các dịp rong ruổi miền núi phía Bắc nước ta.
Khoảnh khắc xuân yêu thương của người mẹ H’Mông và hai con nhỏ giữa mùa hoa mận trắng trên vùng cao nguyên bản Phiêng Cành, xã Tân Lập, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.
Nụ cười của những phụ nữ Lô Lô trên cánh đồng hoa tam giác mạch dọc sườn đồi Lũng Cú, Đồng Văn. Nhiếp ảnh gia kể cứ mỗi dịp mùa xuân về là anh tới Hà Giang sáng tác ảnh, từ Phố Cáo, Lũng Táo, Sủng Là, Xà Phìn, Đồng Văn cho tới Hoàng Su Phì.
Hữu Thông chia sẻ, bức ảnh để lại nhiều cảm xúc với anh khi tác nghiệp là bức chụp đôi má trẻ thơ bên khóm hoa cải vàng tại Sủng Là.
Sủng Là nằm trên quốc lộ 4C, nối Yên Minh với cao nguyên đá Đồng Văn, làm say lòng du khách với những mái nhà trình tường bao quanh bởi hoa cải, hoa đào, mận nở rực rỡ.
Sắc xuân trên vùng cao nguyên đá Đồng Văn.
Video đang HOT
Cọn nước như bánh xe khổng lồ chậm rãi quay ngày đêm ở Trùng Khánh, Cao Bằng. Ruộng bậc thang nằm trên các lưng chừng đồi, không tập trung nên không chủ động nước tưới từ các công trình thủy lợi. Do đó, cọn nước, được làm từ tre nứa, gỗ, với 3 phần chính là trục giữa, nang cọn và cánh quạt, là trợ thủ đắc lực cho quá trình sản xuất nông nghiệp.
Thu hoạch trúc ở huyện Bảo Lạc, phía tây Cao Bằng. Nhiếp ảnh gia cho biết đầu năm 2020, anh cùng bốn người bạn đi du xuân ở Bảo Lạc thì bắt gặp các cô người Dao đang thu hoạch trúc sào, lúc đó chỉ có một chiếc máy ảnh duy nhất nên mấy anh em thay nhau chụp. Lúc này đã 17 giờ và trong rừng trời sụp tối nhanh, màu xanh mướt của rừng trúc và màu hồng của trang phục tạo nên bức hình ấn tượng. Ảnh đã được triển lãm tại cuộc thi Ảnh nghệ thuật Việt Nam 2020.
Trong các tác phẩm mà Nguyễn Hữu Thông chụp, thì có đến 90% ảnh anh chụp về vùng đất biên cương phía Bắc và cũng 90% số giải thưởng nhiếp ảnh mà anh đạt được là sáng tác từ vùng đất này.
Chiều bình yên với đàn ngựa trên thảo nguyên Hữu Lũng, Lạng Sơn. Đây đa phần là giống ngựa hoang dã được người dân thuần chủng, huấn luyện để du khách chụp ảnh hoặc thuê xe ngựa tham quan, kiếm thêm thu nhập.
Sắc đỏ vải thiều huyện miền núi Lục Ngạn, Bắc Giang. Vào tháng 6 hàng năm, dân thu hoạch vải thiều Lục Ngạn, đặc sản nổi tiếng cả nước. Sau khi thu mua vải từ nông dân, thương lái sẽ chọn lọc quả đẹp và đóng thùng chờ chuyển đi tiêu thụ.
Các ông đồ viết câu đối thư pháp trên giấy đỏ vào ngày Tết, giữ nét xuân xưa tại làng Thổ Hà, xã Vân Hà, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang.
Thổ Hà nằm bên dòng sông Cầu thơ mộng là một ngôi làng cổ phong cảnh hữu tình với cây đa, bến nước, sân đình, những nếp nhà cổ san sát nằm sâu trong ngõ.
Hội hát quan họ tổ chức tại chùa Bổ Đà, xã Tiên Sơn, huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang vào dịp đầu xuân hàng năm trở thành nơi gặp gỡ giao lưu của các liền anh liền chị và những người yêu mến làn điệu dân ca trữ tình này.
Bên trong ngôi chùa có hàng nghìn con dơi
Khung cảnh và nhịp sống đời thường tại chùa Dơi mang vẻ đẹp riêng trong mùa nắng lạnh cuối năm.
Chùa Dơi là điểm du lịch nổi tiếng ở Sóc Trăng, có tên Khmer là Wath Sêrâytêchô Mahatup. Người Kinh và người Hoa đọc trại Mahatup thành "Mã tộc", nên chùa còn có tên gọc là chùa Mã Tộc.
Từ trung tâm thành phố Sóc Trăng, du khách đi đường Lê Hồng Phong, gần 2 km gặp cổng chào Khu du lịch chùa Dơi và rẽ phải đường Văn Ngọc Chính, phường 3, đi thêm một đoạn là tới.
Kiến trúc chùa Dơi bao gồm ngôi chính điện, Sala, nhà tăng, phòng khách, hồ cá, các tháp để tro cốt, được bố trí hài hòa trong khuôn viên có diện tích trên 3 ha.
Xung quanh khu vực từ cổng lớn dẫn lối vào chính điện trồng nhiều cây sao và dầu cổ thụ, mang đến không gian xanh cho ngôi chùa.
Theo thư tịch cổ của chùa Dơi còn lưu giữ, chùa được dựng từ năm 1569, do ông Thạch Út đứng ra xây dựng. Khởi đầu, chùa được xây bằng gỗ, lợp lá dừa nước, trải qua nhiều lần tu sửa, đến năm 1960, ngôi chính điện được trùng tu lại bằng vật liệu kiên cố.
Vị sư đang quét sân chùa, một nếp sinh hoạt thường ngày vào 6 giờ sáng của các sư đang tu học tại đây. Phía sau khuôn viên chùa là một hồ nước kè bằng đá nuôi các loài cá khác nhau, tạo cảm giác yên lành, thanh tịnh. Đứng trên bờ chỉ cần vỗ tay, cá dưới hồ ngoi lên và tranh nhau đớp mồi khi khách tham quan thả thức ăn xuống.
Một trong những nét kiến trúc Khmer độc đáo du khách nhận thấy là nụ cười huyền bí của những bức tượng tiên nữ Kemnar chắp tay trước ngực, đắp trên hành lang bao quanh gian chính điện. Ngoài ra, có nhiều tháp nhỏ trên mái chùa, phía đầu hồi chạm trổ hình rắn Naga uốn lượn đầy tinh xảo.
Phật tử cầu nguyện trước lúc làm lễ dâng cơm ngày rằm (theo lịch của người Khmer) lên Đức Phật cùng sư sãi, nhằm cầu siêu cho người quá cố và cầu bình an, hạnh phúc cho gia đình và người trong khóm, ấp. Khu vực họ đang thực hiện nghi lễ dâng cơm là Sala chùa đang được cải tạo, sửa chữa trong tháng 11-12/2020.
Trẻ em theo người lớn đi dâng cơm đang tò mò xem bức bích họa về Đức Phật tại khu vực Sala chùa đang sửa chữa.
Ngoài gian chính điện, trong khuôn viên chùa còn có nhiều bảo tháp chứa di hài, nơi thờ cúng các nhà sư quá cố.
Điều thích thú nhất với du khách khi đến chùa Mã Tộc là được chiêm ngưỡng cảnh hàng trăm con dơi treo mình lủng lẳng như trái cây trên cành lá, đặc biệt là chúng chỉ đậu trên những tán cây trong chùa, tuyệt nhiên không đậu ở bên ngoài.
Sư Trịnh Minh Cần, đang tu học tại chùa, cho biết loài dơi sống tại chùa chủ yếu là dơi quạ, dơi ngựa. Con trưởng thành có sải cánh 1 - 1,5 m và trọng lượng 0,5 - 1 kg. Lúc trời chạng vạng tối, đàn dơi bay đi kiếm ăn rồi quay về vào khoảng 3 - 4 h sáng hôm sau. Số lượng dơi hiện nay đã giảm nhiều do bị săn bắt khi chúng bay đi kiếm ăn.
Trong thời gian tham quan chùa Dơi, có dịp du khách cùng các sư đi khất thực trên những con hẻm nhỏ trong xóm, ấp và nhịp sống của bà con Khmer quanh chùa mang đến trải nghiệm thú vị.
Sức hút của chùa Dơi chính là cảnh quan gần gũi với thiên nhiên, một quần thể kiến trúc tôn giáo Khmer hòa quyện với môi trường sống của loài dơi hoang dã.
Sau khi tham quan, du khách có thể thưởng thức nước thốt nốt, vú sữa tím và chọn mua các mặt hàng đặc sản của người Khmer như mắm, chao hay khô cá lóc được bán trước cổng hay dọc lối vào chùa.
Chèo ghe trên phố cổ mùa lũ Ghe là phương tiện di chuyển chủ yếu của người dân Hội An vào mùa lũ đồng thời cũng là phương tiện cho khách trải nghiệm một phố cổ lạ. Phố cổ Hội vừa trải qua các đợt nước lên cao từ giữa tháng 10. Bộ ảnh "Chèo ghe khám phá phố cổ mùa nước lũ" do hai nhiếp ảnh gia Phan Vũ...