Sắc màu lễ hội đua ghe Sóc Trăng
Cuối tháng 10, các cuộc đua của 47 đội ghe mang đậm dấu ấn văn hóa Khmer khép lại trong không khí rộn ràng.
12 giờ trưa 30/10, 42 đội ghe nam và 5 đội ghe nữ tập trung tại khán đài chính, cũng là nơi về đích trên sông Mapesro, TP Sóc Trăng để dự lễ khai mạc. Các đội ghe ngo nam tranh tài cự ly truyền thống 1.200 m và nữ cự ly 1.000 m.
Đua nghe ngo được xem là “môn thể thao vua” vùng sông nước Nam Bộ và hội đua ghe ngo luôn là sự kiện hấp dẫn nhất trong lễ hội Oóc Om Bóc. Người dân Khmer có mặt và đứng đông nghẹt hai bên bờ sông để dự lễ khai mạc và cổ vũ nhiệt tình cho các đội. Sau khi làm lễ, các đội ghe di chuyển về nơi xuất phát.
Trước đó gần một tháng, các đội ghe tại các chùa Khmer trên địa bàn thành phố, thị xã, huyện tích cực tập luyện chuẩn bị cho mùa giải. Trong ảnh là đội ghe của chùa PônôRôca, xã Phú Tâm, huyện Châu Thành tập luyện từ đầu tháng 10 trên sông hướng về huyện Sách.
Trong khi đó, tại chùa Chrôi Tưm Chắs (chùa Trà Tim cũ), phường 10, TP Sóc Trăng, các thành viên đội ghe háo hức tập luyện trên giàn trong mưa vào ngày 18/10.
Trước khi ghe ngo được đưa đi tranh tài ở ngày hội, các chùa Khmer và khóm, ấp luôn tổ chức lễ cúng đầu ghe (tiếng Khmer là Pithi Sene Kbal Tuok). Lễ này để hạ thủy ghe ngo, mang yếu tố tâm linh, đậm màu sắc văn hóa Khmer. Sau lễ, chiếc ghe lại được đưa lên bờ và bảo quản trong nhà. Trên ảnh là lễ hạ thủy ghe ngo được tổ chức trang trọng, ấm cúng tại chùa Chrôi Tưm Chắs.
Trong 47 đội ghe, có 5 đội thuộc Bạc Liêu, Kiên Giang. Sau vòng loại, cuộc đua chọn ra 32 đội nam bước vào vòng chung kết, còn 5 đội nữ thi đấu vòng tròn xếp hạng.
Video đang HOT
Khán đài B và bờ kè đường Lý Thường Kiệt tập trung đông cả du khách, người dân và sư sãi đến cổ cũ cho các trận chung kết ngày 31/10.
Trận chung kết quyết liệt của hai đội ghe nam chùa Tum Núp ( xã An Ninh, huyện Châu Thành, Sóc Trăng) và chùa Om Pou Yea (xã Thạnh Phú, huyện Mỹ Xuyên, Sóc Trăng). Lúc về đích và kết quả đội ghe chùa Tum Núp (áo xanh) xuất sắc cán đích trước, đoạt chức vô địch.
Còn đội ghe chùa Wáth Pích (thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) giành hạng 3 và đội ghe chùa Bâng Tone Sa (xã Viên An, huyện Trần Đề, Sóc Trăng) đứng ở vị trí thứ tư. Ở nội dung nữ, đội ghe ngo chùa Cà Nhung (huyện Gò Quao, tỉnh Kiên Giang) vô địch.
Đội ghe nam chùa Tum Núp ăn mừng chức vô địch. Lễ hội đua ghe ngo và các sự kiện văn hóa cộng đồng góp phần làm gia tăng tính nghệ thuật, quy tụ những sắc thái văn hóa đặc trưng, từ đó tạo những giá trị sống sinh động, đẹp đẽ cho vùng đất Sóc Trăng.
Các thành viên đội ghe chùa Tum Núp phấn kích vui mừng bên cúp vô địch. Ngoài cúp, cờ, bằng khen của UBND tỉnh Sóc Trăng, đội nhất nam nhận giải thưởng 150 triệu đồng.
Trong những ngày diễn ra Oóc Om Bóc còn có các hoạt động khác như lễ cúng trăng; lễ kỷ niệm 100 năm hình thành phát triển nghệ thuật sân khấu Dù kê; công bố quyết định công nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia nhạc ngũ âm và múa rom-vong của đồng bào Khmer; hội chợ xúc tiến thương mại đặc sản vùng miền của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.
Nét đẹp phụ nữ Việt dọc miền đất nước
Theo chân nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân săn tìm những hình ảnh khắc họa vẻ đẹp bình dị, chịu khó của người phụ nữ Việt Nam.
Nhân dịp ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, nhiếp ảnh gia Cao Kỳ Nhân (TP HCM) chia sẻ bộ ảnh "Sắc màu nhịp sống phụ nữ Việt Nam" được anh ghi lại trong các chuyến sáng tác ảnh trên khắp vùng miền.
Trên hình là khoảnh khắc những phụ nữ Mông đang sàng lọc hạt ngô và địu bé trên lưng ngủ ngon lành ở Mù Cang Chải, Yên Bái. Ngô là cây lương thực quan trọng trong đời sống và phát triển kinh tế của đồng bào Mông. Cứ sau mỗi mùa thu hoạch, ngô được phơi trên hiên nhà, chờ thật khô mới đem đi tách hạt, chế biến các món ăn khác nhau.
Trong một chuyến đi Mù Cang Chải, tác giả bắt gặp hình ảnh cụ bà nở nụ cười với phông nền hoa tam giác mạch đang khoe sắc. Mù Cang Chải không chỉ nổi tiếng với ruộng bậc thang vào mùa lúa chín tháng 9 - 10, còn có các vườn hoa tam giác mạch nở rộ trên các sườn đồi. Hoa này đẹp nhất khi gần tàn, chuyển từ màu trắng sang phớt hồng.
Cảnh một thợ cắt tóc là phụ nữ đứng tuổi vui vẻ hành nghề trên vỉa hè Hà Nội.
Cô gái check-in tại bến thuyền Tam Cốc, nơi du khách được đưa đi tham quan khu Tam Cốc - Bích Động và ngắm cảnh hai bên dòng Ngô Đồng ở Ninh Bình.
Thiếu nữ Huế trong tà áo dài trắng với bối cảnh nhà xưa. Ngoài sông Hương, cầu Trường Tiền, nhắc đến Huế du khách còn ấn tượng bởi những cô gái diện áo dài mộng mơ khi chụp ảnh ngoại cảnh hay đi dự các sự kiện, dịp lễ quan trọng.
Qua góc chụp từ trên cao, hai mẹ con tranh thủ nghỉ ngơi trên cánh đồng cỏ năng xanh mướt ở Quảng Nam mang đến bức tranh vùng quê thật yên bình.
Những phụ nữ dân tộc giã gạo ở trong nắng sớm là hình ảnh đặc trưng du khách có thể bắt gặp khi du lịch ở các buôn làng Kon Tum.
Ngoài thắng cảnh thành phố biển Quy Nhơn nổi tiếng, du khách có thể về vùng quê trải nghiệm, chụp ảnh làng nghề làm bún, bánh An Thái ở Hoài Nhơn, Bình Định.
Để làm một mẻ bún phải qua nhiều công đoạn. Tuy nhiên, các công đoạn này không quá cầu kỳ, mỗi cơ sở, mỗi hộ đều có cách làm riêng. Thông thường, bún hoặc bánh sẽ khô sau 4 - 5 tiếng nếu nắng đẹp. Gần dịp Tết Nguyên Đán, không khí làm việc của họ trở nên nhộn nhịp hơn, kịp thời đáp ứng nhu cầu thị trường.
Nu cười tươi của cô gái trong lúc thu hoạch cỏ làm thức ăn cho gia súc tại Phan Thiết, Bình Thuận.
"Cùng với đam mê nhiếp ảnh, tôi thường dành thời gian du lịch, đặc biệt là chụp nhịp sống miền quê từ Bắc vào Nam. Các khoảnh khắc nhịp sống lao động của người phụ nữ đang diễn ra hàng ngày tuy quen thuộc nhưng chân thực, gần gũi và đọng lại cảm xúc mỗi khi tôi tác nghiệp", anh Nhân nói.
Cảnh phụ nữ thu hoạch và rửa bông súng tựa như bức họa thiên nhiên trên đồng lũ ở Long An. Bông súng được trồng hầu hết ở sông nước miền Tây. Súng trồng trong ao nhà thường có cọng mập. Còn súng dại (hay súng ma), chỉ mọc ở những bưng đồng, đầm nước lâu năm, thường có cọng dài 2 - 5 m và có bông màu tím, trắng.
Cảnh người phụ nữ hái bông súng là hình ảnh đời thường trên đồng lũ. Nhưng qua góc ảnh nghệ thuật từ trên cao, hình ảnh này trở nên sống động và từng đem lại nhiều giải thưởng cho các nhiếp ảnh gia Việt Nam.
Một phụ nữ phơi gạch ở làng gạch Mang Thít, Vĩnh Long. Làng gạch này có tuổi đời trên 100 năm, là nơi sản xuất gạch, gốm đỏ nổi tiếng, lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long. Nơi đây còn khoảng 1.300 lò gạch, trải dài trên diện tích 3.000 ha, trong đó tập trung nhiều nhất ở ven con rạch Thầy Cai đến đoạn giáp sông Cổ Chiên - một nhánh sông Cửu Long.
Hàng loạt điểm đến tung ưu đãi để kích cầu lần 2 Du khách được tặng buffet trưa khi mua vé cáp treo, đồng giá 100.000 đồng cho vé công viên giải trí, giảm 50% phí tham quan... Hưởng ứng chương trình kích cầu du lịch nội địa lần 2 Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn do Bộ VHTTDL phát động, nhiều điểm đến trên cả nước đưa ra các gói khuyến mãi....