Sắc màu của triển vọng hòa bình và những diễn biến bất ổn
Những triển vọng về hòa bình tại nhiều “điểm nóng” được xem là những thành công của thế giới trong năm qua.
Tuy nhiên, khi chủ nghĩa đa phương ngày càng bị đe dọa, thế giới cũng đang phải đối mặt với sự gia tăng của nhiều diễn biến bất ổn. Báo Biên phòng giới thiệu với bạn đọc 10 sự kiện quốc tế nổi bật do truyền thông quốc tế bình chọn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (bên trái) và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un tại Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Mỹ lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội. Ảnh: Reuters
1. “Bế tắc” tiến trình đàm phán hạt nhân Mỹ – Triều
Hội nghị thượng đỉnh Triều Tiên – Mỹ lần thứ 2 tổ chức tại Hà Nội vào tháng 2-2019 không có thỏa thuận nào đạt được. Sau đó, tháng 6-2019, ông Donald Trump trở thành Tổng thống Mỹ đương chức đầu tiên đặt chân lên lãnh thổ Triều Tiên gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un và tiến hành Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – Triều diễn ra tại Khu phi quân sự (DMZ) liên Triều. Sau cả 2 lần “xoa dịu” căng thẳng giữa các bên, những thỏa thuận phi hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên vẫn chưa thực sự tạo nên tác động đột phá trong thỏa hiệp hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên.
2. Lối mở cho khủng hoảng Brexit
Những nỗ lực thúc đẩy Brexit của Thủ tướng Boris Johnson đã gặp thất bại liên tiếp trước Công đảng đối lập, điển hình là hạn chót Brexit vào ngày 31-10 đã không thể diễn ra như sự cương quyết của ông. Những biến động Brexit mạnh mẽ trong năm 2019 đã buộc nước Anh phải tiến hành cuộc Tổng tuyển cử sớm vào ngày 12-12. Dù đang chênh vênh trên bờ vực của thất bại, Thủ tướng Johnson bất ngờ giành lại được chiến thắng khi Đảng Bảo thủ của ông chiếm đại đa số ghế trong Quốc hội, mở ra “lối thoát” cho Brexit và bình ổn đất nước sau cuộc khủng hoảng tồi tệ.
3. Thời đại mới của Nhật Bản
Video đang HOT
Ngày 22-10, Nhật hoàng Naruhito – nhà vua thứ 126 của Nhật Bản đã chính thức lên ngôi. Lễ đăng quang là sự kiện trang trọng có quy mô quốc tế với khách tham dự gồm 15 quốc vương, 7 thái tử, 3 đoàn thành viên hoàng gia, 67 đoàn cấp Tổng thống, 12 đoàn cấp Phó Tổng thống, 25 đoàn cấp Thủ tướng… Hầu hết người dân Nhật Bản đều dành cho triều đại mới kỳ vọng lớn về việc mang lại sự phát triển mới cho Nhật Bản. Ngày nay, dù không nắm quyền lực chính trị, nhưng Nhật hoàng vẫn là một biểu tượng của quốc gia và của sự hòa hợp dân tộc.
4. Triển vọng hòa bình tại miền Đông Ukraine
Trong năm 2019, nhiều động thái tích cực đã tạo nên bước ngoặt cho triển vọng hòa bình tại Đông Ukraine – cuộc khủng hoảng được coi là “vết thương hở trong lòng châu Âu”. Nổi bật là việc Nga và Ukraine trao đổi tù binh, trao trả tàu chiến; đạt được thỏa thuận ngừng bắn; Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky ra lệnh rút quân khỏi 3 vị trí lớn tại Đông Ukraine… Đặc biệt, Hội nghị “Bộ Tứ Normandy” diễn ra ngày 11-12 gồm Nga, Pháp, Đức và Ukraine đã đạt được kết quả rất khả quan khi thiết lập niềm tin và tinh thần thiện chí lớn, chuyển từ thế đối đầu sang đối thoại, mở ra triển vọng hòa bình cho miền Đông Ukraine.
5. Mỹ rút khỏi Hiệp ước giải trừ vũ khí hạt nhân (INF)
Ngày 2-8, Mỹ chính thức rút khỏi Hiệp ước INF và đưa ra một danh sách vi phạm của Nga về những điều cấm trong Hiệp ước này. Phủ nhận mọi cáo buộc bị coi là vô căn cứ, phía Nga cũng cáo buộc Mỹ đã phát triển vũ khí hạt nhân từ trước khi rút khỏi Hiệp ước. Sau khi rút khỏi INF, ngày 12-12, Mỹ đã lần đầu thử tên lửa đạn đạo tầm trung phóng từ mặt đất, điều vốn bị cấm trong INF. Việc kết thúc INF đã làm dấy lên lo ngại về việc kiểm soát của vũ khí hạt nhân trên thế giới. Hiện nay, giữa Nga và Mỹ chỉ còn Hiệp ước Cắt giảm vũ khí chiến lược (START) sẽ hết hạn vào năm 2021.
7. Tiêu diệt trùm khủng bố IS
Ngày 26-10, lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tiêu diệt thủ lĩnh tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng Abu Bakr al-Baghdadi, đánh dấu bước ngoặt mới trong cuộc chiến chống khủng bố của toàn thế giới. Đây được xem là đón giáng mạnh vào hệ thống chỉ huy của tổ chức khủng bố tàn bạo nhất thế giới này.
8. Chiến dịch xuyên biên giới “Mùa Xuân hòa bình”
Đầu tháng 10, Thổ Nhĩ Kỳ phát động chiến dịch xuyên biên giới với tên gọi “Mùa Xuân hòa bình”, tấn công vào phía Bắc Syria nhằm tiêu diệt khủng bố. Bên cạnh đó, Thổ Nhĩ Kỳ liên tục gây sức ép với Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) nhằm coi người Kurd là khủng bố, trong khi người Kurd là đối tác quan trọng của Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Mặc dù chiến dịch mang tên “Mùa Xuân hòa bình”, nhưng đã không thể mang tới bình ổn tại Syria, thay vào đó là những biến động khó lường. Cũng từ đây, căng thẳng Mỹ – Thổ Nhĩ Kỳ bước vào giai đoạn sóng gió mới.
9. Vụ tấn công 2 cơ sở dầu mỏ Saudi Arabia
Ngày 14-9, vụ tấn công 2 cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia đã làm giảm một nửa sản lượng dầu mỏ của quốc gia vốn là nguồn cung cấp dầu của thế giới, tương đương giảm 5% nguồn cung toàn cầu. Ngày 10-12, Liên hợp quốc tuyên bố không thể khẳng định sự liên quan của Iran trong vụ tấn công gây chấn động thế giới này và cuộc tranh cãi gay gắt về nguồn gốc vụ tấn công vẫn chưa thể đi đến hồi kết. Vụ tấn công 2 cơ sở dầu mỏ cũng như những diễn biến căng thẳng liên tục trong thỏa thuận hạt nhân Iran đang dấy lên lo ngại về một làn sóng bất ổn mới tại Trung Đông.
Toàn cảnh Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập NATO. Ảnh: Reuters
10. NATO tổ chức kỷ niệm 70 năm ngày thành lập
Ngày 7-11, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã mô tả Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang trải qua tình trạng “chết não”. Sự phản đối từ 28 quốc gia thành viên NATO đối với phát biểu của ông Macron cùng với những màn chỉ trích gay gắt tại Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập NATO cho thấy những mâu thuẫn và sự bất ổn nghiêm trọng trong nội bộ khối liên minh quân sự mạnh nhất thế giới. Pháp và Đức là những nước mạnh dạn đi đầu trong việc kêu gọi thành lập liên minh quân sự riêng của châu Âu thay thế cho NATO nhằm thiết lập cơ chế độc lập, không bị phụ thuộc và chi phối bởi Mỹ cũng như các siêu cường quốc khác.
Thanh Trúc
Theo bienphong.com.vn
Triều Tiên sắp có vũ khí chiến lược mới
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố thế giới sắp được nhìn thấy một vũ khí chiến lược mới.
Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un phát biểu tại phiên họp toàn thể lần thứ 7 ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên KCNA hôm nay dẫn lời nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói: "Không có lý do gì để chúng ta đơn phương ràng buộc với cam kết nữa. Thế giới sẽ chứng kiến một vũ khí chiến lược mới của Triều Tiên trong tương lai gần".
Ông Kim cho hay: "Mỹ đang có thái độ thô lỗ và đưa ra những yêu cầu đi ngược lại những lợi ích cơ bản của chúng ta".
Phát biểu trước Ủy ban Trung ương Đảng Lao động cầm quyền, Chủ tịch Kim Jong-un khẳng định, Triều Tiên sẵn sàng chịu các lệnh trừng phạt quốc tế để duy trì vũ khí hạt nhân.
"Chúng ta sẽ không bao giờ bán rẻ nhân phẩm của mình. Bình Nhưỡng sẽ có một động thái bất ngờ để khiến Mỹ trả giá cho nỗi đau người dân của chúng ta phải chịu đựng", ông Kim nhấn mạnh.
Theo nhà lãnh đạo Triều Tiên, Washington đã thực hiện nhiều cuộc tập trận quân sự mà Tổng thống Mỹ Donald Trump từng hứa sẽ chấm dứt, cũng như triển khai các vũ khí hiện đại đến Hàn Quốc và tăng cường các biện pháp trừng phạt chống Bình Nhưỡng.
Thực tế, các cuộc đàm phán hạt nhân Mỹ - Triều đã rơi vào bế tắc từ sau hội nghị thượng đỉnh ở Hà Nội hồi tháng 2/2019.
Bình An
AFP
Theo petrotimes.vn
Tuyên bố rắn, Triều Tiên doạ tung vũ khí chiến lược mới Chủ tịch Kim Jong-un tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn về đàm phán hạt nhân với Mỹ. Hôm thứ tư (1/1), truyền thông Triều Tiên đăng tải các phát biểu của Chủ tịch Kim Jong-un tại một hội nghị của đảng cầm quyền đang diễn ra ở thủ đô Bình Nhưỡng. Ông Kim tuyên bố, Triều Tiên sẽ không bao giờ...