Sắc màu chợ phiên Bảo Lạc
Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.
Rực rỡ sắc màu các dân tộc tại chợ phiên.
Từ thành phố Cao Bằng để đến được Bảo Lạc phải đi mất nửa ngày (150km-PV), qua những con đường quanh co, đồi dốc, trùng điệp núi cao và những vực sâu hun hút. Đây cũng là điểm hấp dẫn đối với những du khách thích khám phá; đến đây du khách có cơ hội ngắm nhìn những ngọn núi xanh cao ngất và từng áng mây trắng bồng bềnh trôi sà xuống lưng núi và những thửa ruộng bậc thang rực rỡ vàng óng, đẹp như tranh vẽ.
Bà con các dân tộc mặc những bộ trang phục truyền thống đến chợ phiên từ sáng sớm.
Chợ Bảo Lạc nằm trên một con phố nhỏ giữa trung tâm thị trấn với một bên là bờ sông Gâm, một bên là dãy nhà nhỏ dựa vào vách núi. Ngày áp phiên, không khí nhộn nhịp đã đến từng ngôi nhà, từng ngõ nhỏ. Từ khi mặt trời chưa nhô lên, khi những lớp sương mờ mờ còn quấn quanh các sườn núi, từng tốp người kéo nhau về họp chợ.
Video đang HOT
Nét độc đáo ở chợ phiên Bảo Lạc không chỉ là sự mua bán, trao đổi tấp nập mà còn là sự gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
Chợ thường được họp vào các ngày mùng 5, mùng 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch hàng tháng. Ngoài việc trao đổi mua bán những sản phẩm như: bó rau rừng, sâu quả…, còn là dịp để phụ nữ Mông, Dao, Lô Lô… diện những bộ váy với đủ màu sắc đến chơi chợ, gặp gỡ người thân, bạn bè…
Ngày nay, chợ phiên Bảo Lạc đã khác xưa, không còn cảnh người ngủ qua đêm chờ trời sáng và không có người trên núi cưỡi ngựa xuống chợ mà thay vào đó đồng bào đến chợ bằng xe máy, hàng hóa cũng đa dạng và phong phú hơn.
Những mặt hàng nông sản được bà con mang ra chợ bán.
Nét độc đáo ở chợ phiên Bảo Lạc không chỉ là sự mua bán, trao đổi tấp nập mà còn là sự gìn giữ bản sắc văn hóa Tày, Mông. Dao, Lô Lô… Cứ đến mỗi phiên chợ là lại ngập tràn màu sắc trang phục của các dân tộc thiểu số nơi đây, hay những mặt hàng nông sản bà con làm ra mang đến chợ bán.
Đến chợ phiên còn để gặp gỡ người thân, bạn bè…
Trang phục truyền thống các dân tộc cũng được bày bán nhiều tại chợ phiên.
Đặc biệt là hàng ăn uống luôn tấp nập thực khách ghé thăm. Mùi thơm nức mũi của những món ăn dân dã nghi ngút khói xua đi gió rét. Món quà quê thơm ngon như bánh bò, khẩu sli, bánh chưng đen, thịt lợn chua, lạp sườn hun khói… Tuy đơn sơ, mộc mạc nhưng luôn mang đậm văn hóa ẩm thực đa dạng, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa của các dân tộc vùng cao.
Những điểm đến đặc sắc của Bảo Lạc, Cao Bằng
Cách trung tâm TP Cao Bằng khoảng 130km, huyện Bảo Lạc là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em, vừa sở hữu cảnh quan tuyệt đẹp, vừa đậm đà bản sắc văn hóa vùng miền.
Nằm ở phía Tây Nam của Cao Bằng, Bảo Lạc có mặt phía Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, phía Nam giáp huyện Phác Nặm (Bắc Kạn). Nơi đây có cung đường kết nối liên tỉnh Cao Bằng với Bắc Giang, nằm giữa hai Công viên địa chất toàn cầu là Công viên địa chất Non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn.
Nhờ vị trí thuận lợi, Bảo Lạc có thể kết nối tour, tuyến du lịch tới các điểm đến như: Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó (huyện Hà Quảng); Khu di tích Quốc gia đặc biệt rừng Trần Hưng Đạo, Khu du lịch sinh thái Kolia (huyện Nguyên Bình); hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn)...
Cung đường uốn lượn tại Bảo Lạc, Cao Bằng. Ảnh: Du lịch Cao Bằng
Bên cạnh đó, huyện Bảo Lạc cũng sở hữu nhiều di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh và cấp quốc gia như đồn Đồng Mu (xã Xuân Trường), Di tích lịch sử Trông Nhìa Hậu (xã Hồng An), chùa Vân An, miếu Quan Đế (thị trấn Bảo Lạc). Song song với đó là nhiều cảnh quan thiên nhiên, danh thắng tuyệt đẹp giữ chân du khách gồm núi Phja Dạ (xã Sơn Lập) - "nóc nhà" của Cao Bằng, dốc 15 tầng Khau Cốc Chà, hồ Thôm Lốm (xã Xuân Trường), hồ thủy điện xã Bảo Toàn...
Ngoài ra, Bảo Lạc còn có một số hang động lớn nhỏ trong lòng các dãy núi Lũng Nà (xã Thượng Hà), Lũng Rì (xã Khánh Xuân)... tạo điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch khám phá, trekking tại địa phương.
Chợ đêm Bảo Lạc. Ảnh: Cao Bằng Tourism
Bảo Lạc đang là nơi sinh sống của 7 dân tộc anh em gồm người Tày, Nùng, Mông, Dao, Sán Chỉ, Lô Lô, Kinh nên có bản sắc văn hóa đa dạng, phong phú. Năm 2018, huyện được xác nhận có 101 di sản văn hóa phi vật thể thuộc 7 loại hình khác nhau, gần như chia đều cho các dân tộc. Bên cạnh đó, đồng bào Lô Lô có 2 nghề truyền thống là nghề thêu, dệt thổ cẩm tại xóm Khuổi Khon (xã Kim Cúc) và nghề đan lát tại xóm Khau Trang (xã Hồng Trị) để phát triển du lịch trải nghiệm làng nghề.
Đặc biệt, đến với Bảo lạc, du khách sẽ được tham gia nhiều lễ hội truyền thống địa phương như lễ hội Lồng Tồng, chợ tình Phong Lưu (Háng Toán), Ngày hội Văn hóa dân tộc Lô Lô, Ngày hội Văn hóa dân tộc Mông... Huyện có sẵn 20 cơ sở lưu trú, gồm 6 khách sạn, 3 homestay, 11 nhà nghỉ sẵn sàng phục vụ du khách ghé thăm các dịp trong năm.
Chợ đêm ở Bảo Lạc diễn ra vào thứ 7 hàng tuần, cung cấp nơi vui chơi, giải trí, ẩm thực, mua sắm... thu hút đông đảo du khách đến tham quan, trải nghiệm. Ẩm thực Bảo Lạc nổi tiếng với các món ăn độc đáo như bánh chưng đen, bánh gio, cơm lam, xôi ngũ sắc, khau nhục, thịt chua, thịt gà đen của dân tộc Mông, các loại thịt trâu, bò, lợn xiên que treo lên gác bếp để khô, cá sông, cá suối, các sản phẩm từ cây dược liệu hà thủ ô, cát sâm, xỏm đeng...
Sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi và tiềm năng sẵn có, Bảo Lạc đang được chú trọng để khai thác nhiều loại hình dịch vụ, du lịch như Du lịch sinh thái, khám phá, trải nghiệm, Du lịch mạo hiểm, Du lịch tâm linh và Du lịch cộng đồng. Huyện hướng tới mục tiêu là điểm đến "an toàn - thân thiện - chất lượng - hấp dẫn - đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc".
Con đường hạnh phúc Hà Giang: 'Bản sắc' của núi rừng Đông Bắc 1. Đôi nét về Con đường hạnh phúc Hà Giang Đường hạnh phúc là con đường chạy từ Hà Giang qua cao nguyên đá Đồng Văn và đình Mã Pì Lèng rồi đến Mèo Vạc. Sở dĩ có tên là Hạnh phúc vì những ý nghĩa mà nó mang lại. Trước đây, đường chỉ là dải mòn gập gềnh dành cho người đi...