Sắc màu bánh khẩu xén
Bánh Khẩu xén thông thường có 4 màu là trắng, đỏ, vàng, tím, được tạo ra từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Màu tím là màu nếp cẩm, màu xanh là màu lá dứa, màu cam là màu của gấc, còn màu trắng là màu nguyên thủy của gạo, sắn.
Trong tiếng Thái, “khẩu” có nghĩa là cơm, “xén” có nghĩa là cắt. Khẩu xén là loại bánh như bánh phồng tôm nhưng chắc và dai hơn. Đây là món bánh cổ truyền của người Thái ở thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên.
Bà con người Thái trắng ở thị xã Mường Lay thường làm bánh khẩu xén vào dịp cuối năm để chuẩn bị đón Tết. Bánh khẩu xén còn được dùng để đãi khách, làm quà biếu cho bà con, bạn bè từ phương xa. Vì được làm từ nhiều loại nguyên liệu nên bánh khẩu xén cũng có nhiều hương vị khác nhau, vị ngọt cho trẻ con, vị mặn cho phụ nữ và người già, có cả bánh nhạt để chấm gia vị dành cho đàn ông nhắm rượu…
Nguyên liệu làm bánh khá đa dạng, dễ kiếm từ sắn tươi cho đến gạo nếp các loại: nếp cẩm có màu đen, gạo nếp nương có màu trắng hoặc pha thêm gấc để có màu vàng, thêm màu của cây cơm nếp để có màu tím. Đậm đà hơn cả là khẩn xén làm từ sắn tươi, loại sắn nạc chỉ có ở vùng này.
Tuy nhiên, khi đã có nguyên liệu, để làm ra được bánh khẩu xén lại phải thực hiện nhiều công đoạn khác nhau. Gạo nếp được sàng sảy kỹ, rồi ngâm vài tiếng cho mềm, sau đó đưa vào chõ đồ lên thành xôi. Sau khi để xôi nguội, bà con cho vào cối gỗ để giã nhuyễn như bánh giầy. Cuộc sống phát triển, hiện nhiều gia đình đã đầu tư máy nghiền chạy bằng điện nên khâu làm nhuyễn bánh đã nhanh hơn rất nhiều. Tiếp đó, thứ nguyên liệu dẻo quánh này được đưa lên bàn gỗ có các tấm nylon lót bên dưới. Các mẹ, các chị dùng một ống tre cán thành những miếng tròn như những chiếc bánh đa lớn, nhưng mỏng hơn nhiều, rồi đem để lên những chiếc giá nhiều tầng phơi cho se đi. Tiếp theo là công đoạn cắt tạo hình và phơi khẩu xén đến khi khô hẳn.
Nếu làm bánh khẩu xén từ sắn tốn nhiều công hơn, nhưng rất được ưa chuộng do hương vị đậm đà và thơm bùi hơn các loại khác. Muốn bánh ngon, phải dùng sắn truyền thống của người Thái, trồng từ tháng 2 đến tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch. Người ta nói, chính vùng ngã ba sông nước, kết hợp với rừng núi đã tạo nên khí hậu và chất đất sơn thủy, làm cho củ sắn ở Mường Lay ngon, ngọt, bùi và nhiều tinh bột. Sắn tươi bỏ vỏ, rửa sạch được nạo thành sợi nhỏ, đồ chín và cho vào máy xay nhuyễn với đường, sữa. Sau đó, hỗn hợp sắn được cán mỏng, phơi khô.
Khẩu xén thông thường có 4 màu là trắng, đỏ, vàng, tím, được tạo ra từ các nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên. Màu tím là màu nếp cẩm, màu xanh là màu lá dứa, màu cam là màu của gấc, còn màu trắng là màu nguyên thủy của gạo, sắn. Sắc màu bánh khẩu xén được hình thành từ khâu đồ sắn hay hấp xôi.
Từ một món ăn truyền thống, nay bánh khẩu xén đã trở thành hàng hóa, thậm chí trở thành đặc sản của vùng đất Mường Lay được du khách ưa chuộng. Hiện đã có hàng trăm hộ dân tham gia sản xuất loại bánh này bán ra thị trường…
Học cách làm bánh bèo siêu nhanh từ phồng tôm của mẹ đảm, ai ăn cũng mê
Từ giờ nếu thèm bánh bèo chị em cũng có thể tự làm tại nhà với tốc độ nhanh nhất có thể rồi nhé!
Bánh bèo là loại bánh phổ biến của người miền Trung nhưng hiện nay nó đã xuất hiện ở nhiều nơi và được mọi người ưa thích. Bánh bèo chủ yếu gồm 3 phần chính, phần bánh làm từ bột gạo, còn nhân rắc lên bánh làm bằng tôm xay nhuyễn cùng với phần nước chấm được đổ trực tiếp vào bánh khi ăn.
Video đang HOT
Phần bánh làm từ bột gạo hơi mất thời gian nên nhiều chị em đã nghĩ ra cách biến phồng tôm thành bánh bèo. Chị Tô Hưng Giang (Hà Nội) cho biết, khi thử thay thế phần bánh bằng phồng tôm, con trai chị thích vô cùng. Tuy bánh hơi dai hơn so với làm từ bột nhưng đổi lại không mất nhiều thời gian chế biến. Ngoài ra hương vị cũng ngon không kém phiên bản gốc là bao.
Chị Tô Hưng Giang
Hãy tham khảo cách làm bánh bèo từ bánh phồng tôm của chị Hưng Giang nhé:
Chuẩn bị:
- Phần mỡ hành: Hành lá, ít muối, xíu dầu ăn
- Hành khô phi
- Tôm chấy: 100g tôm tươi hoặc 50g tôm khô
- Nước mắm chấm bánh: 100ml nước 25gr nước mắm 25gr đường
- Bánh phồng tôm cỡ to: 1 gói
Cách làm:
- Phần mỡ hành: Thái nhỏ hành lá cho vào vài hạt muối ăn, đun sôi dầu đổ vào phần hành lá thái nhỏ, đảo đều.
- Hành khô phi: Thái hành mỏng theo chiều dọc của củ hành. Cho hành xuống đáy nồi chiên không dầu, phần khay xoáy rưới vào 2 thìa dầu ăn, đảo đều và dàn đều.
Lần 1: 160 độ trong 5 phút.
Lần 2: Bỏ vỉ lưới ra đảo đều rồi hạ nhiệt độ xuống 140 độ trong 7 phút.
Lần 3: Bỏ vỉ lưới đảo đều lần cuối, bật thêm 7 phút nữa ở 140 độ là hành vàng.
Hoặc cho hành vào chảo phi vàng cũng được.
- Tôm chấy:
Nếu dùng tôm khô thì đem ngâm nở, rửa sạch, để thật ráo nước. Cho tôm vào cối giã nhuyễn hoặc dùng máy xay xay bông lên, ướp tôm tới chút bột nêm, hành tím băm nhỏ, cho chảo lên bếp không cần cho dầu ăn, chảo nóng hạ nhỏ lửa, đổ tôm giã nhuyễn vào đảo đến khi tôm gần khô là được.
Còn nếu dùng tôm tươi thì luộc chín, cách làm cũng tương tự như tôm khô ở trên.
- Nước mắm chấm bánh: Cho 100ml nước 25gr nước mắm 25gr đường vào bát, khuấy cho tan đường, độ chua và cay pha theo khẩu vị.
- Luộc bánh:
Phồng tôm đem ngâm trong nước hơi âm ấm khoảng 30 phút đến 1 tiếng. Thử lên tay thấy bánh mềm là được. Vớt ra để ráo nước.
Đun sôi nồi nước, cho vào một thìa dầu ăn, đổ hết bánh phồng tôm ngâm nở vào luộc khoảng 5 - 7 phút, thử thấy bánh mềm dẻo là được. Còn chưa được mềm dẻo theo ý muốn thì luộc thêm vài phút nữa cho bánh chín hẳn.
Bánh chín vớt ra một bát nước lạnh. Sau đó mới vớt bánh ra đĩa.
Rắc tôm chấy, mỡ hành, hành khô, ăn kèm nước mắm chua ngọt.
Lưu ý, nên ăn bánh khi còn nóng ấm để bánh được mềm.
Ưu điểm của bánh này là nhanh gọn hơn làm bánh pha bột. Nhưng nhược điểm bánh sẽ hơi dai hơn so với bánh được làm từ bột gạo nên cần ăn nóng.
Chúc các bạn thành công!
Tự làm quẩy giòn thơm rỗng ruột không cần bột nở hay bột khai hóa ra lại dễ dàng đến thế! Nhiều chị em vẫn nghĩ làm quẩy rất khó và chắc chắn phải cần bột nở, tuy nhiên với cách làm dưới đây thì bạn sẽ hoàn toàn không cần phải dùng tới bột nở đâu nhé! 1. Nguyên liệu: - Bột mì: 300gr (được khoảng 25 chiếc quẩy như hình) - Men nở (instant dry yeast): 7gr - Dầu: 20gr - Nước...