Sạc MagSafe trên iPhone và hệ sinh thái mới hình thành
iPhone 12 ra mắt cùng hệ sinh thái phụ kiện mới dành cho smartphone của Apple, đáng chú ý với MagSafe giúp sạc không dây cho iPhone đơn giản hơn, gắn được vào ốp bảo vệ…
Sạc MagSafe mới
Từ iPhone 12 trở đi sẽ tương thích với các phụ kiện MagSafe, không riêng gì sạc
Gọi là sạc “mới” bởi trước đây Apple từng dùng cái tên này cho loại sạc sử dụng trên dòng máy tính MacBook trước khi chuyển hẳn qua sử dụng cổng USB-C. Giai đoạn đó, MagSafe là sạc có dây, được thiết kế nam châm để dễ dàng gắn và tháo ra khỏi vị trí khác, giúp người dùng vừa dễ kết nối bộ nạp cho thiết bị dù trong môi trường khó nhìn, vừa tránh tai nạn đáng tiếc khi ai đó vô tình vướng phải dây kéo theo chiếc máy tính lao xuống đất.
Giờ đây, MagSafe đã khác đôi chút. Thiết bị mới sử dụng 100% tiêu chuẩn sạc không dây, nhưng lại không chỉ có tính năng sạc. Theo HowToGeek, đây là bước dọn đường cho thấy iPhone sẽ không cần tới cổng Lightning nữa. Nếu bỏ cổng kết nối này, máy sẽ có khả năng chống nước tốt hơn, và bên trong thân thiết bị có thêm nhiều khoản trống để dành cho linh kiện khác, ví dụ chứa viên pin lớn hơn chẳng hạn.
Sạc không dây MagSafe và phụ kiện hoạt động trên thiết bị từ iPhone 12 trở đi (gồm iPhone 12, 12 Mini, 12 Pro, 12 Pro Max) và nhiều khả năng có mặt trên các thế hệ iPhone sau này.
Sạc không dây và cuộc chơi của Apple
Apple lần đầu giới thiệu sạc không dây trên mẫu iPhone 8, nhưng trước khi MagSafe mới ra đời, công suất sạc tối đa chỉ 7,5W. Hiện tại, MagSafe đã gấp đôi công suất thành 15W, giúp iPhone không bị tụt lại trong thế giới smartphone có sạc nhanh ngày nay.
Nhưng để đạt được mức sạc nhanh đó, iPhone bắt buộc phải sử dụng loại sạc do Apple cấp phép. Nếu sử dụng sạc Qi “lỗi thời” thì máy chỉ nhận 7,5W mà thôi. Điều này đã cho “táo khuyết” quyền kiểm soát đối với hệ sinh thái MagSafe, thứ “quyền năng” mà người dùng iPhone chẳng còn xa lạ gì từ nhà sản xuất này.
Video đang HOT
Ví nam châm, sạc, ốp bảo vệ… là 3 sản phẩm đầu tiên trong hệ sinh thái MagSafe
Nhưng MagSafe không chỉ là câu chuyện về tốc độ sạc, mà còn nằm ở cách sử dụng. Vấn đề lớn nhất của công nghệ sạc không dây hiện nay là thiết bị và sạc phải đặt đúng điểm để đóng được mạch sạc. Điều này đồng nghĩa nếu bạn chỉ đặt thiết bị lên tấm sạc rồi để đó cả ngày thì cũng chẳng vào được chút điện nào, bắt buộc phải đặt máy vào đúng vị trí thiết kế mới mong viên pin đầy năng lượng. MagSafe ra đời nhằm giải quyết nút thắt trên bằng cách gắn đầu sạc vào phần mặt lưng của iPhone. Thiết kế này tạo ra một mạch hoàn hảo mỗi lần gắn vào và lực từ trường hút vừa đủ để giữ iPhone và đĩa sạc dính cố định vào nhau.
Tính tới nay, mẫu sạc MagSafe duy nhất được Apple cấp phép chính là… sản phẩm của hãng làm ra, với giá bán tham khảo 39 USD. Belkin và Griffin – hai hãng sản xuất phụ kiện dự kiến sớm ra mắt sản phẩm tương thích và các hãng khác cũng không ngại nhảy vào cuộc chơi sau đó.
Vỏ bảo vệ iPhone cũng theo tiêu chuẩn mới
Được giới thiệu cùng với sạc MagSafe và ví nam châm gắn lên máy là 2 mẫu ốp bảo vệ iPhone mang thương hiệu Apple: nhựa trong hoặc silicon có màu. Một lần nữa sản phẩm này lại có thể thay đổi cách người dùng lắp và tháo vỏ bảo vệ cho iPhone.
Hiện nay, hầu hết ốp iPhone đều có phần gờ để giữ cho máy không bị xê dịch, ngăn thiết bị rơi ra ngoài nhưng đồng thời khiến việc tháo iPhone ra khỏi vỏ trở nên khó khăn hơn. Không chỉ buộc người dùng phải vận lực để lấy máy ra khỏi ốp lưng, quá trình tháo còn khiến vỏ bảo vệ có thể cong vênh, biến dạng.
MagSafe sử dụng nam châm để giữ iPhone nằm đúng vị trí trong vỏ bảo vệ, không cần tới phần gờ để giữ. Mẫu vỏ nhựa trong trông khá bắt mắt với vòng từ tính MagSafe thể hiện rõ trên lưng máy. Ốp này được thiết kế để tương thích cả với các phụ kiện khác, đồng nghĩa người dùng có thể gắn bất kỳ phụ kiện nào theo chuẩn MagSafe trực tiếp lên điện thoại.
Nhưng thiết kế này sẽ chống đỡ ra sao trước mỗi lần rơi máy thì vẫn cần thời gian thử nghiệm thực tế. Các loại ốp lưng hiện nay sử dụng gờ giữ để bảo vệ các góc màn hình iPhone khỏi va đập khi rơi. Trong trường hợp rơi, thiết kế vỏ bảo vệ bằng gốm mà Apple quảng cáo trên loạt iPhone 12 với khả năng chịu va đập tốt hơn 4 lần so với trước đây có thể là hy vọng duy nhất của người dùng.
Hệ sinh thái phụ kiện
Trong tương lai sẽ có nhiều phụ kiện được Apple cấp phép đạt chuẩn cho iPhone
Sẽ không ngoa khi nói những điều thú vị nhất liên quan tới MagSafe chính là các loại phụ kiện mà Apple chưa công bố. Công nghệ mới hỗ trợ sạc không dây tới 15W, nhận dạng phụ kiện qua NFC và từ kế tích hợp trong các loại iPhone từ sau thế hệ 12…, Apple và các nhà sản xuất thứ ba vẫn còn giữ kín những trang bị khác.
PopSocket, hãng sản xuất loại tay cầm gắn thêm cho smartphone mới đây tuyên bố sẵn sàng chạy theo MagSafe. Có thể thấy MagSafe không đơn thuần chỉ là phương pháp sạc, công nghệ này còn có thể mang tới các loại ốp pin và bộ pin dự phòng gắn thêm vô lưng iPhone không cần tới dây kết nối.
Tới nay cũng chưa ai rõ liệu MagSafe tương lai có khả năng truyền tải dữ liệu không dây ngoài việc truyền điện năng hay không, nhưng điều này cũng hoàn toàn có thể xảy ra.
Đối với phụ kiện nghe nhìn thì sao? Nên nhớ vào năm 2014, Apple đã được cấp bản quyền sáng chế cho loại “ống kính MagSafe” nhưng tới nay vẫn chưa xuất hiện. Dường như Apple đã có chuẩn bị để từng bước hướng người dùng tới một tương lai không dây giữa các thiết bị.
Từ tính của MagSafe có hại không?
Một câu hỏi được đưa ra ngay sau khi Apple giới thiệu MagSafe là làm sao biết việc cho phụ kiện mang từ tính này vào túi đồ cùng với iPhone 12 có ảnh hưởng tới đồ đạc khác (ví dụ thẻ tín dụng, chìa khóa từ…) hay không? Dù lý thuyết có thể trả lời “Có”, Apple đã khẳng định MagSafe không gây ra bất kỳ thiệt hại nào cho đồ vật của người dùng, tương tự như với điện thoại.
Tuy vậy, người dùng vẫn nên phòng tránh khi chưa có những nghiên cứu và kết luận cụ thể hơn từ các hãng thứ ba. Tốt nhất hãy để đồ nhạy với từ tính sang túi khác, không để chung với phụ kiện MagSafe.
Những cách sạc pin cho iPhone 12
Tuy không kèm củ sạc trong hộp, người dùng vẫn có nhiều cách để sạc pin cho iPhone 12 với củ sạc kèm theo iPhone hoặc iPad cũ
Sạc bằng iPad hoặc MacBook. Do được kèm cáp USB-C sang Lightning trong hộp, người dùng có thể sạc pin cho iPhone 12 thông qua iPad, MacBook hoặc laptop có cổng USB-C. Nếu sạc bằng laptop, hãy kiểm tra thông số xem cổng USB-C trên máy có hỗ trợ sạc cho thiết bị khác hay không, nếu có thì công suất là bao nhiêu. Nhiều laptop được trang bị tính năng sạc pin cho điện thoại bằng cổng USB-C ngay cả khi trong chế độ ngủ (sleep), còn một số mẫu khác chỉ sạc được khi đang bật nguồn.
Sạc không dây MagSafe. Trên iPhone 12, Apple đã trang bị sạc không dây MagSafe cho công suất 15 W. Để đạt được con số này, người dùng cần mua đế sạc không dây MagSafe được bán với giá 39 USD. Nếu sử dụng đế sạc không dây chuẩn Qi, công suất tối đa chỉ là 7,5 W.
Củ sạc MacBook. Các đời MacBook 2015 trở về sau được Apple kèm củ sạc với cổng USB-C. Hãng cho biết người dùng có thể tận dụng nó để sạc nhanh cho iPhone (từ 0% lên 50% pin trong 30 phút), không chỉ iPhone 12 mà còn với các đời iPhone cũ hơn (iPhone 8/8 Plus trở về sau) và một số mẫu iPad.
Củ sạc Apple 18 W. Củ sạc 18 W được Apple kèm trong hộp iPad Pro và iPhone 11 Pro/11 Pro Max, bạn có thể dùng nó để sạc nhanh cho iPhone 12 với cáp USB-C sang Lightning. Do iPhone là thiết bị quyết định công suất mà củ sạc được cấp, người dùng không cần lo về việc pin bị chai nếu củ sạc có công suất cao.
Củ sạc iPhone, iPad cũ. Người dùng vẫn có thể sạc cho iPhone 12 với củ sạc kèm theo iPhone hoặc iPad cũ (công suất 5 W, 10 W hoặc 12 W) nhưng sẽ cần thêm cáp USB-A sang Lightning, đương nhiên công suất sạc sẽ không cao như khi dùng củ sạc với cổng USB-C.
Củ sạc Samsung, Xiaomi... Nếu chuyển từ smartphone Android sang iPhone 12, người dùng vẫn có thể sạc cho máy bằng củ sạc USB-C kèm theo smartphone cũ. Lưu ý rằng do iPhone sử dụng chuẩn sạc nhanh USB Power Delivery, củ sạc hiện có phải hỗ trợ chuẩn này nếu muốn sạc cho iPhone với công suất cao nhất. Ảnh: Android Authority.
Củ sạc bên thứ 3. Trên thị trường có nhiều loại sạc dùng cổng USB-C, trang bị chuẩn Power Delivery phù hợp để sạc nhanh cho iPhone, thậm chí là iPad hoặc MacBook nếu có công suất cao. Một số sản phẩm người dùng có thể tham khảo như Anker PowerPort Atom PD 1 30 W (giá khoảng 500.000 đồng) hay Anker PowerPort III Duo 36 W (khoảng 700.000 đồng).
Sạc dự phòng. Đây là giải pháp đơn giản giúp sạc pin cho máy khi không có sẵn nguồn điện. Tương tự củ sạc, người dùng nên chọn sạc dự phòng với đầu ra USB-C, hỗ trợ chuẩn Power Delivery để sạc cho iPhone 12 với công suất cao nhất. Một số mẫu sạc dự phòng tham khảo gồm Anker PowerCore Slim PD 10.000 mAh (giá khoảng 950.000 đồng) hay Aukey PB-Y13 10.000 mAh (khoảng 700.000 đồng).
Mở hộp iPhone 12 kèm tai nghe iPhone 12 bán ra tại Pháp vẫn được kèm tai nghe EarPods, không bị cắt như những quốc gia còn lại. Đoạn video được kênh YouTube TheiCollection đăng tải ngày 20/10 đã tiết lộ hộp đựng của iPhone 12 và 12 Pro được bán tại Pháp với tai nghe EarPods. Pháp là thị trường duy nhất vẫn bán iPhone kèm tai nghe. Luật...