SAA tung pháo phản lực hàng đầu thế giới vào trận Idlib
Với việc điều hệ thống BM-30 Smerch cùng nhiều vũ khí tối tân khác đến Idlib, quân chính phủ Syria (SAA) đang chuẩn bị cho cuộc chiến tổng lực tại đây.
Đợt điều động vũ khí mới của SAA đến Nam Idlib được hãng thông tấn SANA cho biết, trong đó có số lượng lớn xe tăng, lực pháo và đặc biệt là số lượng lớn (không rõ con số cụ thể) hệ thống pháo phản lực phóng loạt cỡ lớn BM-30 Smerch.
Ngoài ra, những hệ thống pháo phản lực hạng nặng khác cũng được SAA tăng cường như pháo phản lực phóng loạt khá đa dạng như BM-21 Grand, BM-27 Uragan…
Tùy thuộc vào yêu cầu của chiến trường tại Idlib, từng loại vũ khí sẽ được sử dụng nhằm đảm bảo tối ưu khả năng phá hủy mục tiêu.
Hệ thống BM-30 Smerch khai hỏa.
Trong các trận đánh thông thường của SAA thì BM-21 (122mm) được sử dụng với tần suất khá lớn và được trang bị cho mọi đơn vị pháo binh, tuy nhiên đối với các trận đánh quan trọng BM-27(220mm) và BM-30 (300mm) lại đóng vai trò then chốt.
Video đang HOT
Ngay khi có mặt tại Idlib, một số vũ khí được điều động đã trực tiếp tham gia chiến đấu. Tất cả số vũ khí này đã được SAA nhanh chóng triển khai sau khi lệnh ngừng bắn bị phá bỏ. Lý do quân chính phủ Syria phải dùng đến BM-30 là để lấp vào khoảng trống do Không quân Nga để lại bởi lực lượng này đã hạn chế không kích tại Nam Idlib.
BM-30 Smerch được xem là một trong những hệ thống pháo phản lực phóng loạt mạnh nhất thế giới hiện nay. Sức mạnh của BM-30 Smerch hơn cả tên lửa đạn đạo chiến thuật với đòn phóng loạt. Sự xuất hiện của BM-30 có thể khiến phiến quân tại Idlib tiếp tục chuỗi ngày “ác mộng tồi tệ” tại khu vực này.
Pháo BM-30 Smerch được phát triển vào đầu những năm 1980 và chấp nhận trang bị cho Hồng quân Liên Xô năm 1987. Hiện nay, Quân đội Nga còn trong biên chế khoảng 100 hệ thống BM-30 Smerch và vẫn còn giữ dây chuyền sản xuất.
Tổ hợp pháo phản lực BM-30 Smerch được thiết kế với nhiều thành phần với đạn rocket 9M55 hoặc 9M528, xe phóng BM 9A52-2, xe tiếp đạn TZM 9T234-2… Xe phóng 9A52-2 của tổ hợp pháo phản lực BM-30 được thiết kế bệ phóng 12 nòng cỡ 300mm đặt ở đuôi xe cùng hệ thống thủy lực nâng hạ pháo.
BM-30 Smerch được trang bị đạn rocket tiêu chuẩn cỡ 300mm, dài 7,6m, nặng 800kg, đạt tầm bắn 20-70km. Ước tính thời gian bắt hết 12 viên đạn mất 38 giây. Vũ khí này được đánh giá là rất hữu hiệu khi chống lại mục tiêu bộ binh địch tập trung lớn, xe bọc thép, trận địa pháo và mục tiêu diện rộng.
Đan Nguyên
Theo baodatviet
Mỹ muốn đặt "hỏa thần" tạo bão lửa răn đe Trung Quốc ở Biển Đông
Mỹ và Philippines đã thảo luận về lắp đặt các tổ hợp tên lửa đa nòng nhằm răn đe các hoạt động quân sự của Trung Quốc ở Biển Đông.
HIMARS là tổ hợp pháo phản lực đa nòng uy lực của Mỹ.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), Mỹ đã ngỏ ý với Philippines về việc trang bị cho nước này các tổ hợp rocket đa nòng tầm xa nhằm đối phó với Trung Quốc. Nhưng hai bên dường như không đạt được thỏa thuận vì phía Manila cho rằng hệ thống này quá đắt đỏ.
Bộ trưởng Quốc phòng hai nước hôm 1.4 tái khẳng định "quan hệ đồng minh vững chắc". Phía Mỹ cam kết sẽ giúp hiện đại hóa quân đội Philippines.
Theo giới phân tích, các tổ hợp rocket đa nòng HIMARS một khi được triển khai sẽ giúp Mỹ đặt các đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Biển Đông vào tầm ngắm.
Các tổ hợp HIMARS còn được gọi là "hỏa thần" vì hệ thống pháo phản lực HIMARS một khi khai hỏa sẽ tạo ra trận bão lửa hủy diệt đối phương
Các chuyên gia quân sự Trung Quốc thì bày tỏ quan điểm trái chiều. Người bác bỏ khả năng Mỹ sẽ triển khai HIMARS, trong khi một số người cho rằng Bắc Kinh nên coi đây là thông điệp báo động.
HIMARS là tổ hợp rocket đa nòng gắn trên xe tải của quân đội Mỹ. Loại vũ khí cơ động này có thể phóng loạt 6 rocket đồng thời hoặc một tên lửa đất đối đất, tầm bắn tối đa 300km. HIMARS do hãng sản xuất vũ khí Mỹ Lockheed Martin chế tạo, với đơn giá 12 triệu USD mỗi chiếc.
HIMARS có tâm bắn tối đa lên tới 300km.
Một số chuyên gia Mỹ bày tỏ quan điểm rằng tổ hợp rocket đa nòng này rất phù hợp để răn đe các mục tiêu cố định "ví dụ như đảo nhân tạo".
Song Zhongping, nhà phân tích quân sự Hong Kong, nói "sẽ rất khó để các quốc gia Đông Nam Á trang bị loại vũ khí này, dù Washington đã nhiều lần ngỏ ý". "Các nước Đông Nam Á phải cân nhắc việc triển khai các vũ khí như vậy, bởi nó hết sức đắt đỏ nếu như không được Mỹ tài trợ".
Dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte, Phlippines quan tâm đến các máy bay tầm xa, tàu tuần duyên và tàu ngầm hơn là các tổ hợp HIMARS.
Collin Koh Swee Lean, chuyên gia Singapore nói Mỹ có thể đặt các tổ hợp HIMARS ở tỉnh Palawan của Philippines. Từ Palawan, HIMARS có thể khai hỏa với tầm bắn xa nhất đến các đảo nhân tạo Trung Quốc cải tạo phi pháp ở Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam.
Theo Danviet
Hỏa lực của Quân đội Syria trút xuống gần trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ Đạn pháo của Quân đội Syria đã dội xuống gần một trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở tỉnh Idlib hôm qua (13/9) - Tổ chức quan sát nhân quyền Syria có trụ sở tại Anh (SOHR) cho biết. Lực lượng Quân đội Syria. Các quả đạn pháo rơi xuống xung quanh trạm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở phía nam...