Sá xị Chương Dương bao giờ trở lại thời huy hoàng?
Chủ tịch Chương Dương Bennett Neo khẳng định Chương Dương là thương hiệu di sản với tiềm năng lớn, nhưng sẽ cần nhiều thời gian để khôi phục lại vị thế đã từng có.
“Chương Dương có một di sản phong phú. Tôi nghe nhiều người nói Chương Dương từng lớn hơn cả Sabeco nhiều năm về trước. Theo thời gian, chúng ta đã đánh mất vị thế. Nhưng chúng tôi có niềm tin về tiềm năng của thương hiệu này sẽ cố gắng đánh thức Chương Dương”, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Nước giải khát Chương Dương Bennett Neo chia sẻ với cổ đông sáng 20/4.
Tổng giám đốc Sabeco khẳng định việc ông đích thân làm chủ tịch Chương Dương là để quan tâm nhiều hơn đến thương hiệu lâu đời này. Tuy nhiên, ông Bennett Neo cho biết lĩnh vực cốt lõi quan trọng nhất của Sabeco vẫn là bia, sau đó là nước giải khát, rượu. Trong đó, Chương Dương có vai trò quan trọng trong hệ thống của tập đoàn và Sabeco sẽ khai phá tiềm năng của thương hiệu sá xị này.
Ông Bennett Neo cho rằng một công ty nước giải khát muốn thành công phải có thương hiệu và hệ thống phân phối tốt. Hai yếu tố này của Chương Dương hiện yếu hơn nhiều so với những đại gia trong ngành nước giải khát ở Việt Nam.
Sabeco đang tập trung vào việc tiếp tục phát triển mạng lưới phân phối bia mạnh hơn và đồng thời luôn hỗ trợ Chương Dương. Thương hiệu sá xị này đang hưởng lợi nhưng chưa tận dụng hết tiềm năng từ hệ thống phân phối của Sabeco.
Video đang HOT
Song song đó, Chương Dương cũng sẽ thay đổi hệ thống lương, thưởng sang cơ chế cạnh tranh hơn so với mặt bằng chung thị trường dựa trên hiệu quả và khối lượng công việc như công ty mẹ Sabeco để có thể thu hút nhân tài. Ông Bennett Neo chia sẻ quá trình chuyển đổi hệ thống lương tại Sabeco rất phức tạp, mất nhiều thời gian dù ông muốn đẩy nhanh việc này.
“Chúng tôi có thể chuyển đổi Sabeco thành công thì cũng làm được với Chương Dương nhưng sẽ cần thời gian”, CEO Bennett Neo chia sẻ với Zing bên lề đại hội thường niên.
Năm 2021, Chương Dương đặt kế hoạch doanh thu thuần 295 tỷ, tăng 81% so với cùng kỳ 2020. Mục tiêu lợi nhuận sau thuế kỳ vọng là 5 tỷ, tăng nhẹ so với mức 3 tỷ của năm ngoái. “Chúng tôi có kế hoạch phục hồi nhưng sẽ không dễ dàng và ban điều hành phải đẩy nhanh tốc độ thực hiện các công việc trọng tâm”, ông Bennett Neo nói với cổ đông.
tỷ đồngChương Dương đi xuống vì Covid-19Kết quả kinh doanh hợp nhất của Chương Dương từ năm 2017Doanh thu thuầnLợi nhuận sau thuế20172018201920202021-1000100200300400
Tổng giám đốc Chương Dương Schubert Neo chia sẻ với Zing có nhiều dự định từ năm ngoái tiếp tục được nhắc lại trong đại hội thường niên 2021 vì công ty chưa thể thực hiện được năm qua khi đại dịch Covid-19 xuất hiện. “Các làn sóng dịch Covid-19 đã bóp nghẹt nỗ lực phục hồi năm 2019 của Chương Dương”, ông Schubert Neo thừa nhận.
Trong báo cáo gửi cổ đông, ban lãnh đạo Chương Dương nhìn nhận mạng lưới phân phối và bán hàng của công ty suy giảm theo ngành hàng và công ty chưa có nguồn lực, khả năng phục hồi nhanh như các công ty đứng đầu thị trường nước giải khát. Những ông lớn trong ngành còn bán phá giá, ký hợp đồng độc quyền với điểm bán, gây áp lực cho công ty về giá bán, biên lợi nhuận và hệ thống phân phối.
Năm nay, ưu tiên của công ty là tiếp tục cải thiện hệ thống phân phối, tăng độ phủ, phát triển kênh hiện đại (MT), , tiếp tục xây dựng thương hiệu, mở dộng danh mục, ra mắt những sản phẩm nước giải khát tốt cho sức khỏe. Một trong những động lực quan trọng của công ty trong năm nay là nhà máy mới tại Nhơn Trạch (Đồng Nai) từ tháng 4.
“Chúng tôi sẽ phải cải thiện nhiều thứ cùng nhau từ hệ thống phân phối, thương hiệu đến nhân sự. Sabeco đang giúp Chương Dương rất nhiều”, CEO Chương Dương cho hay.
Bộ Công Thương: Nhiều địa phương chưa linh hoạt thực hiện mục tiêu kép
Một số địa phương đã ban hành các văn bản chưa linh hoạt, thậm chí chưa phù hợp với thực tiễn và chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng về phòng, chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu kép.
Nhiều hệ thống phân phối đã vào cuộc hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh tiêu thụ nông sản . (Ảnh: PV/Vietnam )
Thông tin tại phiên họp báo do Văn phòng Chính phủ tổ chức tối 2/3, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trả lời thắc mắc về việc ách tắc nông sản và hàng hóa ở một số địa phương có dịch như Hải Dương, Quảng Ninh... do công tác phòng, chống dịch COVID-19 .
Theo ông Hải, trong quá trình thực hiện, một số địa phương quá chú trọng đến việc phòng, chống dịch bệnh mà làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ hàng hóa của người dân.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố được quyết định các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội căn cứ theo nguy cơ dịch bệnh trên địa bàn.
"Một số địa phương đã ban hành các văn bản mà theo chúng tôi đánh giá là chưa linh hoạt, thậm chí là chưa phù hợp với thực tiễn và chưa thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng về phòng, chống dịch nhưng vẫn phải đảm bảo mục tiêu kép," ông Hải nói.
Thực tế này khiến nhiều địa phương gặp khó khăn, vướng mắc, ách tắc trong lưu thông hàng hóa , nhất là nông sản, đặc biệt là tại một số địa phương đang đến vụ thu hoạch, có sản lượng cao như Hải Dương.
Để tháo gỡ khó khăn, Bộ Công Thương đã ban hành các chỉ đạo, hướng dẫn, giải pháp để tiêu thụ hàng hóa nông sản cho người dân, làm việc trực tiếp với các hệ thống phân phối, các doanh nghiệp để hỗ trợ tiêu thụ.
Ông Đỗ Thắng Hải cho biết thêm liên bộ cũng đã làm việc vào ngày 21/2, sau đó Bộ Công Thương đã có văn bản gửi Thủ tướng để tháo gỡ khó khăn, tìm giải pháp cho vấn đề trên.
"Thủ tướng đồng ý với đề xuất của Bộ Công Thương, giao nhiệm vụ cho từng bộ, ngành từng địa phương để nhanh chóng tháo gỡ khó khăn trong lưu thông, vận chuyển hàng hóa," ông Hải nói.
Ngoài ra, Bộ Công Thương cũng đã có buổi làm việc trực tuyến với tỉnh Hải Dương và Hải Phòng, các bộ, ngành liên quan để bàn về chỉ đạo này của Thủ tướng. Sau buổi làm việc, Bộ ra được văn bản hướng dẫn, tháo gỡ và được các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp đồng tình, đánh giá cao./.