“Sa tặc” hoành hành trên sông Luộc, tỉnh Hưng Yên Kỳ1: Tiếp cận những “vòi rồng” hút cát
Trước khi tiến sát với đội quân “ sa tặc”, anh “thổ công” dặn: “Các anh phải hết sức cẩn thận, đừng để bọn chúng phát hiện ra các anh đang chụp ảnh và ghi hình, nếu để bọn chúng phát hiện, thì chúng ta sẽ có nguy cơ gặp nạn”.
Một thực trạng đang nhức nhối diễn ra tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên là hiện tượng hàng chục chiếc tàu hút cát cứ thi nhau ” hì hục” vươn các ” vòi rồng” xuống dòng sông Luộc để hút cát, và hậu quả để lại sau những lần ” oanh tạc” đó là tình trạng sụt lún hai bên bờ sông ngày một nghiêm trọng.
Dòng sông ” oằn mình” vì ” sa tặc”
Hơn 4h sáng, chúng tôi quyết định thuê một ” thổ công” trên sông Luộc làm ” hướng dẫn viên” chịu trách nhiệm chuyên chở và hướng dẫn cho chúng tôi xâm nhập đội quân ” sa tặc”. Nhóm PV chúng tôi “cưỡi” trên con thuyền chỉ có sức chứa dưới chục người, trước khi lên thuyền, anh ” thổ công” nhắc nhở: “Các anh chưa có kinh nghiệm trên sông nước; vì vậy, để đảm bảo an toàn, cần phải nắm thật chắc hai bên thành của chiếc thuyền. Bởi lẽ, thời điểm này sóng to gió lớn, nếu không cẩn thận có thể làm mồi cho “hà bá” như chơi.
Hơn nữa, để có thể xâm nhập và áp sát được những chiếc tàu hút cát trái phép để ghi hình, các anh phải hết sức cẩn thận, nếu để bọn “sa tặc” phát hiện thì tính mạng của những người trên thuyền sẽ không bảo đảm, bởi đội quận “sa tặc” rất manh động và liều lĩnh, sẵn sàng hành hung những ai làm ảnh hưởng đến việc hút cát của bọn chúng”.
Chúng tôi lênh đênh trước những con sóng ngày một lớn, bởi đúng vào thời điểm thủy triều lên, những đợt sóng cứ xô ầm ầm vào thân con thuyền nhỏ bé, khiến nó chao đảo, nước bắn tung tóe, làm chúng tôi ướt đẫm. Để có thể ghi lại hình ảnh “sa tặc” tàn phá dòng sông Luộc bắt buộc chúng tôi phải mạo hiểm; từ việc đối mặt với sóng to gió lớn đến việc phải thận trọng với những “sa tặc”.
Lênh đênh trên sông Luộc hơn một tiếng đồng hồ, hình ảnh chúng tôi ghi nhận được là tình trạng hai bên bờ sông Luộc đang bị sạt lở trầm trọng, hàng tảng đất khối cứ ào ào sụp xuống trước những đợt sóng xô bờ, trông giống như một tòa lâu đài sụp đổ, và càng ngày nó càng ăn sâu vào đất liền. Anh “thổ công” than thở với chúng tôi: “Chính việc hút cát trái phép của các đối tượng mới xảy ra hiện tượng hai bên bờ sông bị sụt lún như vậy, mặc dù ngày nào bọn chúng cũng khai thác, nhưng không hiểu sao các cấp chính quyền tỉnh Hưng Yên không ra quân xử lý”?
Video đang HOT
Đội quân “sa tặc” vẫn ung dung nhả “vòi rồng” xuống dòng sông Luộc để hút cát. Ảnh: Lê Hoàng
Giáp mặt đội quân “sa tặc”
Lúc này đã là 6h sáng, thời điểm mà ” sa tặc” bắt đầu “ra quân” hoành hành trên sông Luộc. Theo như ” thổ công” cho chúng tôi biết: ” Bọn ” sa tặc” thường tiến hành hút cát vào khoảng thời gian từ 6-7h sáng, chỉ cần một tiếng đồng hồ là có thể hút với số lượng lên đến hàng trăm khối cát. Khi con thuyền của chúng tôi đến ngã ba sông, điểm tiếp giáp với sông Hồng, thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên và Thái Bình, Hà Nam, ngay ngã ba sông (thuộc địa phận tỉnh Hưng Yên) đã có tới hàng chục con tàu đang thi nhau nhả các “vòi rồng” xuống lòng sông và hỳ hục hút. Để có thể tiếp cận gần với bọn “sa tặc” và không làm cho chúng nghi ngờ, chúng tôi đành phải cởi bỏ quần áo chỉ mặc trên mình một chiếc quần đùi và áo phông. Trước khi tiến sát với đội quân “sa tặc”, anh “thổ công” dặn: “Các anh phải hết sức cẩn thận, đừng để bọn chúng phát hiện ra các anh đang chụp ảnh và ghi hình, nếu để bọn chúng phát hiện, thì chúng ta sẽ có nguy cơ gặp nạn”.
Ý thức được điều mình đang làm, chúng tôi đã thực hiện các biện pháp để qua mặt bọn “sa tặc”, khi tiếp cận gần với chúng, hàng chục con mắt của bọn “sa tặc” cứ “ném” về phía chúng tôi với những ánh mắt sắc lẹm, và bọn chúng bỗng dưng dừng công việc lại và quan sát mọi cử chỉ hành động của chúng tôi. Khi thấy chúng tôi không có cử chỉ gì và trên người lại mặc quần đùi ao phông nên “sa tặc” không có vẻ nghi ngờ.
Trên những chiếc tàu hút cát không chỉ có “phái mạnh” mà có cả “phái yếu” cũng gia nhập đội quân “sa tặc”. Lượn lờ qua ba con tàu hút cát mang số hiệu HY 0564; ND 1222; HY 05. Trong đó, con tàu HY 05 vẫn đang thả các “vòi rồng” xuống hút cát ngay sát với bờ sông, hai tàu còn lại vẫn hoạt động ngay giữa lòng sông. Ngoài ba chiếc tàu chúng tôi tiệp cận sát để ghi hình thì vẫn còn hàng chục chiếc tàu nữa vẫn đang “oanh tạc” trên sông.
Theo như “thổ công” cho chúng tôi biết: “Trung bình mỗi chiếc tàu hút cát có thể chứa lên tới hàng trăm khối, chỉ cần khoảng hơn một tiếng đồng hồ là tàu đã đầy cát”. Sau khi ghi lại toàn bộ việc “sa tặc” hoành hành trên sông Luộc, lúc này đã hơn 7h sáng, một số con tàu hút cát đã “no bụng” và đang tiến hành nhổ neo, chúng tôi cũng quyết định “rút quân” nhằm đảm bảo cho việc ghi hình được trọn vẹn, và không dám đánh cược với số phận một lần nữa.
Kết thúc gần 3 tiếng đồng hồ lênh đênh trên sông, chúng tôi tìm đến UBND huyện Tiên Lữ để có những thông tin về tình trạng ” sa tặc” tàn phá sông Luộc. Nhưng những gì mà chúng tôi nhận được từ các cấp chính quyền huyện Tiên Lữ thật sự bất ngờ và phần nào hiểu được vì sao nạn ” sa tặc” không được ngăn chặn…?
Theo PLXH
Hai thành viên tổ tuần tra tử nạn vì bị "sa tặc" tấn công
Rạng sáng nay 18.5, một nhóm khai thác cát lậu trên sông Kiến Giang, H.Lệ Thủy, Quảng Bình đã tấn công tổ tuần tra, khiến hai thành viên của tổ rơi xuống sông tử nạn.
Trao đổi với Thanh Niên Online tại hiện trường, Chủ tịch UBND xã Mai Thủy (H.Lệ Thủy) là Phan Đình Kính cho biết: Khoảng 2 giờ sáng, tổ xung kích chống khai thác cát trái phép của thôn Mai Thượng, xã Mai Thủy gồm 6 người là Mai Văn Lợi - Phó trưởng Công an xã, Dương Công Lãm (SN 1990), Dương Minh Thược, Lê Văn Bình, Lê Văn Đài (SN 1968), Giang Thanh Thủy đang tuần tra kiểm soát.
Khi phát hiện một nhóm thuyền đang khai thác cát cách cầu Mỹ Trạch khoảng 50 m, tổ tuần tra đã ra hiệu đẩy đuổi. Tuy nhiên, các thuyền khai thác cát không chấp hành mệnh lệnh.
Lúc thuyền của tổ tuần tra bị vướng vào dây neo một thuyền khai thác cát thì bị một thuyền khai thác khác lao tới tông thẳng vào mạn phải. Cú va chạm mạnh khiến một số thành viên rơi xuống sông.
Khi lực lượng tuần tra chống trả thì bị nhóm khai thác cát tấn công bằng xẻng, gậy và một số dụng cụ khác.
Hậu quả hai thành viên tổ tuần tra (Dương Minh Thược và Lê Văn Bình) rơi xuống sông và tử nạn, 3 người bị thương, trong đó anh Mai Văn Lợi bị thương nặng với nhiều vết chém, sau khi cấp cứu tại Bệnh viện đa khoa huyện Lệ Thủy đã được chuyển lên tuyến trên tiếp tục điều trị.
Anh Lê Văn Đài kể lại, lúc đó anh đang đứng ở mũi thuyền, bị thuyền của nhóm khai thác cát tông mạnh khiến anh rơi xuống sông, quá hoảng loạn anh cố sức bơi vào bờ. Sau 5 phút định thần thì thấy thuyền khai thác cát kéo thuyền nhóm tuần tra xuôi xuống một đoạn khoảng 150 m và không hề thấy bóng đèn hay tiếng người.
Sau khi xảy ra sự việc, các lực lượng chức năng lập tức có mặt tại hiện trường để xử lý. UBND xã Mai Thủy tổ chức, huy động người ra tìm kiếm, cứu nạn. Công an H.Lệ Thủy và lực lượng CSGT đường thủy của Phòng CSGT Quảng Bình cũng có mặt để tìm kiếm nạn nhân.
Các đò và người dân có kinh nghiệm tìm kiếm tại các xã Phong Thủy, An Thủy được điều động.
Khoảng 8 giờ 15 phút sáng cùng ngày, lực lượng tìm kiếm đã vớt được thi thể của anh Dương Minh Thược (SN 1954) và đang tổ chức tìm thi thể anh Lê Văn Bình (SN 1954), nhưng đến 13 giờ cùng ngày vẫn chưa có kết quả.
Chủ tịch UBND huyện Lệ Thủy, ông Đặng Thái Tôn đã có mặt tại hiện trường tham gia chỉ đạo tìm kiếm nạn nhân.
UBND H.Lệ Thủy cũng đã hỗ trợ trước mắt cho gia đình 2 người tử nạn mỗi gia đình 20 triệu đồng.
Tổ chức tìm kiếm thi thể nạn nhân
Người dân hiếu kỳ tập trung hai bên bờ sông để theo dõi vụ việc
Theo Thanh Niên
Ghe "sa tặc" chìm trên sông Thu Bồn Khoảng 4 giờ sáng nay 30.3, một ghe hút trộm cát đã bị chìm trên sông Thu Bồn, đoạn qua thôn Câu Lâu Tây, xã Duy Phước, H.Duy Xuyên, Quảng Nam. Chiếc ghe bị nạn có trọng tải khoảng 30 m3 nhưng theo người dân địa phương, đội quân "sa tặc" với máy hút hiện đại thường xuyên "vét" đến hơn 50-60 m3...