Sa mạc Sahara lần đầu có tuyết sau gần 40 năm
Tuyết lần đầu tiên xuất hiện giữa sa mạc Sahara ở châu Phi sau gần 40 năm.
Tuyết lần đầu tiên xuất hiện trên sa mạc Sahara sau 37 năm.
Nhiếp ảnh gia nghiệp dư Karim Bouchetata đã ghi được hình ảnh những cồn cát phủ đầy tuyết trắng giữa sa mạc Sahara tại thị trấn Ain Sefra ở Algeria. Đây là lần đầu tiên tuyết xuất hiện trên sa mạc khô cằn này trong 37 năm qua. Vào năm 1979, tuyết rơi chỉ kéo dài 1 giờ, nhưng hiện tượng này đã kéo dài cả ngày vào năm 2016.
“Tất cả mọi người đều rất ngạc nhiên khi nhìn thấy tuyết rơi trên sa mạc”, Bouchetata, đang sống tại thị trấn Ain Sefra, cho biết. “Hiện tượng này rất hiếm khi xảy ra. Tuyết bao phủ trên cát, tạo ra những cảnh tượng tuyệt đẹp”.
Video đang HOT
Tuyết tạo nên khung cảnh tuyệt đẹp trên sa mạc lớn nhất thế giới.
Tuyết trên sa mạc Sahara nghe có vẻ lạ, nhưng tuyết thường xuất hiện vài năm một lần trên các dãy núi nằm gần sa mạc này như Hoggar ở Algeria và Tibesti ở Chad. Thị trấn Ain Sefra nằm cách núi Atlas có đỉnh phủ tuyết ở Ma Rốc và có thể gió mạnh đã thổi tuyết từ trên đỉnh núi xuống các cồn cát trên sa mạc Sahara.
Sahara là sa mạc lớn nhất thế giới với diện tích bao phủ phần lớn khu vực Bắc Phi và có mật độ dân số thưa thớt khoảng 1 người/km2. Nhưng sa mạc này không phải luôn khô cằn và vắng vẻ.
Cách đây khoảng 11.000 năm, gió biển và mưa lớn đã biến đổi Sahara từ sa mạc khô cằn thành vùng đất xanh tốt với dân cư đông đúc. Khoảng 3.500 trước công nguyên, mưa chấm dứt và đất đai trở nên khô cằn.
Các chuyên gia về khí tượng học cho rằng chu trình này đã xảy ra nhiều lần trong quá khứ và sẽ tiếp tục lặp lại. Sahara sẽ trở thành vùng đất xanh tốt một lần nữa vào năm 17.000.
Theo Danviet
"Tủ lạnh" 2.400 tuổi trữ băng đá suốt mùa hè ở sa mạc
Các kỹ sư Ba Tư thời cổ đại, từ hàng ngàn năm trước đã sáng tạo ra loại "tủ lạnh" không dùng điện, có thể bảo quản băng đá và thực phẩm qua mùa hè ở sa mạc bỏng rát.
Yakhchl vẫn còn tồn tại đến ngày nay ở Yazd, Iran.
Theo Vintage News, trên sa mạc khô cằn của đế quốc Ba Tư cổ đại, các kỹ sư đã phát triển công nghệ bền vững có thể lưu trữ cả băng đá suốt mùa hè. Công nghệ này xuất hiện từ những năm 400 trước Công nguyên, rất xa trước khi con người phát minh ra điện.
Yakhchl là thiết bị làm mát cổ có hình nón cao và rỗng ruột. Khoảng không bên trong được dùng để lưu giữ băng đá, thực phẩm và nhiều đồ dễ hỏng khác. Phương pháp giữ lạnh hiệu quả giữa nền nhiệt độ cực cao tại sa mạc này tưởng chừng như phức tạp nhưng lại hết sức đơn giản, ngay cả những gia đình nghèo khó nhất cũng có thể sử dụng được.
Khoảng trống bên trong yakhchl có sức chứa tới 5.000 m3.
Băng đá được người Ba Tư cổ đại thu thập từ các dãy núi gần đó trong suốt mùa đông và cất giữ trong yakhchl. Phần lớn những chiếc "tủ lạnh" sơ khai này có kênh nước ngầm riêng bên dưới để dẫn nước từ sông suối lân cận.
Yakhchl là kiến trúc vòm làm từ bùn cao vượt hẳn lên so với mặt đất khoảng 18 mét. Bên trong công trình là một khoảng trống có sức chứa lên tới 5.000 m3 và tường dày ít nhất hai mét. Những bức tường xây từ loại vữa có tên "sarooj". Đây là hỗn hợp đặc biệt của cát, đất sét, lòng trắng trứng, chanh, lông dê và tro. Toàn bộ các thành phần được trộn với nhau theo một tỷ lệ nhất định để tạo ra loại vữa có tác dụng cách nhiệt và còn có khả năng chống nước hiệu quả.
Yakhchl gần thành phố Kerman, Iran.
Công trình ngoài trời này có hệ thống thông gió riêng, nhằm duy trì nhiệt độ đóng băng cho không gian bên trong vào mùa hè. Một số yakhchl được xây từ hàng trăm năm trước hiện vẫn còn đứng vững.
Ngày nay, ở Iran, Afghanistan và Tajikistan, thuật ngữ "yakhchl" vẫn được sử dụng để chỉ những chiếc tủ lạnh hiện đại trong gia đình.
Theo Danviet
Xe tăng T-90, T-72B giao chiến với IS trên sa mạc Quân đội Syria đang tiến hành các đợt pháo kích dữ dội, tiến chiếm nhiều cứ điểm trên sa mạc trên con đường tiến vào thành trì của phiến quân IS - Raqqa. Ảnh hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-21 Grad của Quân đội Syria trên sa mạc. Nếu giành lại được Raqqa thì đó là chiến thắng ý nghĩa lớn...