Sa mạc muối trắng như tuyết, du khách hiếu kỳ đổ xô chiêm ngưỡng
Do điều kiện địa hình khác biệt nên sa mạc này trở thành một khu vực khai thác muối kéo dài từ mùa đông đến tháng 6 năm sau.
Trong sa mạc Thar, quận Gujarat, Ấn Độ có một đầm lầy đầy muối kéo dài đến biên giới Pakistan phía Bắc. Nơi này được gọi là Rann of Kutch, cung cấp 75% lượng muối cho cả Ấn Độ.
Vào cuối tháng 6, những cơn mưa bắt đầu trút xuống xối xả ở đây và kéo dài đến tháng 10. Sau đó, nước bắt đầu bay hơi và để lại những tinh thể muối. Khi nước cạn hoàn toàn, nhiều người bắt đầu di cư đến đây để khai thác muối. Từ mùa đông đến tháng 6 năm sau, họ liên tục khai khác muối không ngừng nghỉ.
Nguồn gốc của sa mạc muối
Địa chất ở Rann of Kutch bắt đầu khoảng 200 triệu năm trước, trong kỷ Jura. Trước đây, môi trường xung quanh sa mạc muối này rất phong phú, nhưng sau đó hàng loạt các trận động đất xảy ra đã thay đổi hình dạng địa lý nơi này.
Động đất rung chuyển tạo thành các khe nứt chứa đầy nước biển, tạo thành một sườn núi dài 90km và sâu 3m. Mối liên quan giữa sa mạc này và biển Ả Rập bị cắt đứt hoàn toàn. Động đất khiến nước biển bị đọng lại trong sa mạc và tạo ra địa hình độc đáo cho Rann of Kutch.
Nền công nghiệp khai thác muối giữa sa mạc
Suốt 200 năm qua, việc khai thác muối trở thành một ngành công nghiệp lớn ở đây. Vào tháng 10, nhiều người lao động nhập cư từ quận Surendranagar lân cận hoặc từ bộ lạc Kohli và Agariya sẽ đến sa mạc ngập nước mặn này. Người ta bắt đầu làm muối cho tới tháng 6, bất chấp thời tiết có khắc nghiệt đến đâu. Công nhân bắt đầu quá trình chiết xuất muối sau khi mưa tạnh vào tháng 10 – 11.
Nước mặn được chảy đều vào các ô ruộng hình chữ nhật. Có thể mất đến 2 tháng để nước chảy đều trên sa mạc và bốc hơi. Người dân có chiết xuất muối từ 18 cánh đồng như vậy trong một mùa.
Video đang HOT
Những ngôi nhà độc đáo
Những ngôi nhà được xây dựng ở Rann of Kutch có kiến trúc rất độc đáo. Chúng được gọi là Bunga Ghar. Trong nhiều thế kỷ, các cộng đồng du mục và bộ lạc đã sống trong những ngôi nhà hình trụ làm từ bùn. Mái của những ngôi nhà này có hình nón. Hình dạng đặc biệt của nó giúp bảo vệ người dân khỏi gió bão, động đất hay những cơn nóng lạnh thất thường.
Nhiệt độ ở đây đạt tối đa 45 độ C vào mùa hè và tuyết có thể đóng băng ở đây vào mùa đông. Những người đến từ bên ngoài thường bị mê hoặc bởi những bức tranh xung quanh ngôi nhà.
Sa mạc muối biến thành địa điểm du lịch
Rann of Kutch trở thành một điểm du lịch thu hút trong những năm gần đây. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của sa mạc muối. Du khách thường cưỡi trên lạc đà hoặc đi xe Jeep và mùa đông để nhìn thấy những ô muối khô trải dài tít tắp.
Một trong những điểm thu hút chính ở đây chính là ngắm cảnh bình minh hoặc hoàng hôn. Nhiều khách du lịch cũng cất công đến để ngắm nhìn sa mạc trắng muối dưới ánh trăng rằm.
Để thúc đẩy du lịch, quận Gujarat cũng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ địa phương. Nghệ thuật và thủ công của các cộng đồng du mục sống ở vùng này nổi tiếng khắp Ấn Độ. Hàng năm, từ tháng 11 đến tháng 2 sẽ diễn ra các lễ hội rất hấp dẫn.
Phan Hằng
Theo baogiaothong.vn/Amarujala
Khám phá "choáng" loài chuột biết dùng máu trong tai để hạ nhiệt
Đôi tai lớn của loài chuột nhảy jerboa tai dài được cho là phát triển để thích nghi với môi trường sa mạc. Bề mặt tai lớn cho phép loài chuột này dùng máu để hạ nhiệt khi khi sa mạc quá nóng.
Chuột nhảy jerboa tai dài, Chuột nhảy Gobi hay Chuột nhảy sa mạc tai dài, tên khoa học là Euchoreutes naso, là một loài động vật có vú trong họ Dipodidae, bộ Gặm nhấm.
Đây là loài gặm nhấm nhỏ, nhảy giống như chuột túi, có đuôi và chân đều dài.
Chúng sống ở vùng Palearctic, từ mũi phía nam của Mông Cổ ở sa mạc Takla-Makan, núi Aerijin, Mengxin và cao nguyên Qing-Zang ở phía tây bắc Trung Quốc, trong môi trường sống sa mạc, các lưu vực sông cát và bụi cây thấp.
Đặc điểm nhận dạng của loài chuột kỳ lạ này là chúng có đôi tai vô cùng lớn. Đôi tai này dài khoảng 1/3 chiều dài cơ thể, lớn hơn so với đầu của chúng.
Thú vị hơn, đôi tai lớn của loài chuột này được cho là phát triển để thích nghi với môi trường sa mạc. Bề mặt tai lớn cho phép loài chuột này dùng máu lưu chuyển trong tai để hạ nhiệt, tản nhiệt khi sa mạc quá nóng.
Đôi tai lớn của chuột nhảy jerboa tai dài cũng giúp chúng nghe ngóng được những động tĩnh rất nhỏ từ khoảng cách rất xa.
Chuột thậm chí không cần uống nước, chúng nhận tất cả độ ẩm cần thiết từ thức ăn của chúng, chủ yếu là côn trùng và thực vật.
Đuôi của chuột nhảy jerboa tai dài cũng dài gấp đôi chiều dài cơ thể của chúng, giúp loài chuột này giữ thăng bằng tốt nhất khi chạy,nhảy.
Đôi chân dài, bàn chân lớn giúp chuột nhảy jerboa tai dài di chuyển giống như một con chuột túi. Lòng bàn chân của chúng còn được bao phủ những sợi lông cứng để dễ dàng đi trên sa mạc.
Sự thích nghi tuyệt vời của loài chuột nhảy jerboa tai dài được cho như là một sự tiến hóa chiến lược để sinh tồn và đối phó với kẻ thù.
Kiều Dụ
Theo Kiến thức
Quái vật kinh hoàng tấn công, cả châu Phi sống lo sợ Sư tử, cá sấu có thể là những loài ăn thịt đáng sợ nhưng khiến cả châu Phi sống trong sợ hãi thì lại là một loài quái vật khác. Sư tử, cá sấu có thể là những loài ăn thịt đáng sợ nhưng khiến cả châu Phi sống trong sợ hãi thì lại là một loài quái vật khác. Loài quái vật...