Sà lan mắc kẹt ở cầu đường sắt Bắc – Nam do đi sai luồng tuyến
Liên quan đến vụ sà lan 500 tấn va vào cầu Rạch Cát, mặc kẹt nhiều giờ liền dưới gầm cầu tuyến đường sắc bắc- nam, sáng 6-12, cơ quan chức năng tỉnh Đồng Nai cho biết, bước đầu nguyên nhân do sà lan đi sai luồng, vi phạm quy định Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Lực lượng chức năng tỉnh Đồng Nai “giải cứu” sà lan trong đêm.
Trước đó, như Báo Nhân Dân điện tử đã thông tin, khoảng 18 giờ cùng ngày, sà lan tự hành loại 500 tấn mang số hiệu T-25683, lưu thông trên sông Cái, một nhánh của sông ồng Nai theo hướng từ hạ nguồn lên thượng nguồn. Khi sà lan đến cầu Rạch Cát, nối giữa phường Quyết Thắng và phường Hiệp Hòa, thành phố Biên Hòa, thì va vào cầu. Cùng lúc này, triều cường dâng nhanh khiến sà lan mắc kẹt phía dưới gầm cầu.
Quá trình”giải cứu” sà lan, tàu lửa qua cầu Rạch Cát với tốc độ 5km/giờ.
Video đang HOT
Ngay sau khi nhận được tin báo, lực lượng chức năng địa phương đã có mặt, phong tỏa cầu Rạch Cát, không cho xe máy qua lại. ồng thời, lực lượng CSGT đường thủy, cứu nạn, cứu hộ Công an tỉnh ồng Nai đã có mặt để “giải cứu”. Trong quá trình lực lượng chức năng “giải cứu” sà lan, có hai tàu lửa chở khách đi qua cầu Rạch Cát. Ngành đường sắt đã báo động, cho tàu qua cầu với tốc độ 5km/giờ để bảo đảm an toàn.
Đến 20 giờ 30 phút tối cùng ngày, lực lượng chức năng đã đưa thành công sà lan ra khỏi gầm cầu. Sau đó, lực lượng chức năng đã làm việc với người điều khiển sà lan, làm rõ nguyên nhân. Bước đầu, xác định, do sà lan đi sai luồng, vi phạm quy định Luật Giao thông đường thủy nội địa.
Nhân viên ngành đường sắt kiểm tra đường sắt trên cầu Rạch Cát trong đêm.
Hiện, vụ việc đang được Công an tỉnh Đồng Nai phối hợp với Cục Đường thủy nội địa Việt Nam, Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam tiếp tục kiểm tra, giám sát chất lượng cầu vượt Rạch Cát sau khi bị sà lan va vào. Đồng thời khẩn trương xác định thiệt hại sự cố trên để có biện pháp bảo đảm an toàn cho các phương tiện lưu thông qua lại.
Cầu Rạch Cát có chiều dài hơn 125 m, với ba nhịp. Cầu đươc xây dựng đầu thế kỷ 20 cùng với cầu Ghềnh. Cả hai cây cầu vượt sông Đồng Nai này đều do hãng Eiffel thiết kế, chế tạo và hoàn thành vào năm 1903. Tháng 3-2016, cầu Ghềnh sập sau khi bị sà lan tông. Đến tháng 7-2016, cầu Ghềnh mới được khôi phục, lưu thông trở lại. Riêng cầu Rạch Cát hiện kết cấu thép đã xuống cấp làm phát sinh nứt vỡ, han gỉ nặng, mặt cầu yếu.
TP.HCM tăng cường kiểm tra bến khách ngang sông
Sở GTVT TP.HCM vừa có chỉ đạo về việc tăng cường bảo đảm an toàn hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn TP.
Nhằm tăng cường bảo đảm trật tự an toàn giao thông, vệ sinh môi trường tại các bến khách ngang sông trên địa bàn TP, Sở GTVT đề nghị Công an TP chỉ đạo lực lượng chức năng liên quan tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định.
Đồng thời, sở này đề nghị UBND quận - huyện, phường - xã có liên quan thực hiện tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các bến khách ngang sông không bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn hoạt động và các hành vi vi phạm khác theo quy định.
Đặc biệt, các đơn vị trên xử lý nghiêm đối với trường hợp vi phạm chở quá tải trọng cho phép, hành khách không mặc áo phao, không sử dụng phao cứu sinh theo quy định. Cùng với đó, sở yêu cầu tăng cường tuyên truyền người dân bỏ rác, thu gom rác đúng nơi quy định, đồng thời có biện pháp xử phạt đối với các trường hợp vi phạm xả rác xuống sông, kênh, rạch.
Sở GTVT giao Trung tâm Quản lý đường thủy tăng cường tuyên truyền Luật Hàng hải, Luật Giao thông đường thủy nội địa và các văn bản pháp luật khác có liên quan về hoạt động bến khách ngang sông, trật tự an toàn giao thông đường thủy đến các chủ bến thủy nội địa, người điều khiển phương tiện thủy.
Trung tâm chủ động phối hợp, hỗ trợ các đơn vị chức năng trực thuộc UBND các quận - huyện, phường - xã trong kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật về trật tự an toàn giao thông đường thủy, điều kiện an toàn hoạt động các bến khách ngang sông trên địa bàn TP.
Mặt khác, Trung tâm này có trách nhiệm tăng cường phối hợp kiểm tra về điều kiện an toàn hoạt động bến và công tác bảo vệ môi trường tại bến khách ngang sông khu vực các đầu bến, phạm vi vùng nước hoạt động bến thủy nội địa.
Sở GTVT TP.HCM còn giao Thanh tra giao thông phối hợp với UBND các quận, huyện và phường, xã tăng cường kiểm tra, xử lý hành vi vi phạm đối với trường hợp bến khách ngang sông không bảo đảm đầy đủ các điều kiện an toàn hoạt động bến theo quy định trên địa bàn TP.
Chủ động phối hợp đảm bảo trật tự an toàn giao thông Thời gian qua, tình hình trật tự an toàn giao thông (ATGT) trên địa bàn TP Cần Thơ ổn định, ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông có nhiều chuyển biến tích cực, tai nạn giao thông (TNGT) đường bộ giảm cả 3 tiêu chí so với cùng kỳ năm 2019. Cảnh sát đường thủy Công an TP...