Sa bẫy đa cấp Liên kết Việt vì lòng tham
Từ miếng mồi “ hoa hồng khủng”, nhiều bị hại đã sa bẫy công ty bán hàng đa cấp Liên kết Việt để rồi tiền mất, tật mang.
Theo lời giới thiệu của bạn bè, ông Đỗ Văn D. (60 tuổi, trú ở huyện Gia Lâm, Hà Nội) cũng tham gia vào mua 46 mã hàng. Ông D. cho biết, số tiền dành dụm khoảng 400 triệu ông đầu tư hết vào mua mã hàng ở Công ty Liên kết sản xuất thương mại Việt Nam (Công ty Liên kết Việt).
Ông D. không biết, Công ty Liên Kết Việt hoạt động theo mô hình đa cấp, cái lý đơn giản của ông là thấy lãi suất cao gấp nhiều lần gửi tiền tiết kiệm nên ông tham gia. Ban đầu ông mua 20 mã, sau đó mua thêm 26 mã nữa. Mỗi mã hàng giá 8,6 triệu đồng, số tiền dành dụm khoảng 400 triệu đồng, ông đổ hết vào Công ty Liên Kết Việt.
Ông D. bảo, đang cần một số tiền tương đối để cải thiện cuộc sống cho gia đình, nghĩ tham gia 1 năm, với lãi suất cao như thế ông sẽ đủ kinh phí trang trải cho dự tính của mình, nhưng ai ngờ số tiền dành dụm của ông bị tiêu tan vì chút lòng tham.
Mở đầu tham gia Công ty Liên Kết Việt, qua lời giới thiệu của bạn bè, ông D. cũng đi tham dự hội thảo tổ chức rất hoành tráng tại khu vực Láng – Hòa Lạc. Ông tin rằng, chắc chắn thành công vì Công ty Liên Kết Việt giới thiệu là thuộc Bộ Quốc phòng.
Tham gia từ tháng 7/2015, chưa đầy 1 tháng, ông đã được trả lợi tức 30 triệu đồng. Ông D. bảo, ngoài ra, Công ty Liên Kết Việt còn có rất nhiều loại thưởng hoa hồng cho người tham gia. “Mình nộp tiền không cũng có hoa hồng”, ông D. cho hay.
Các đối tượng thường mặc quân phục nhằm tạo lòng tin với người tham gia Công ty Liên Kết Việt.
Theo lời giới thiệu tại hội thảo mà ông được tham gia, cứ mỗi người ông D. giới thiệu gia tham Công ty Liên Kết Việt, lợi tức của ông sẽ được tăng lên. Ông D. ví dụ: Nếu giới thiệu một người mua 100 triệu đồng tiền mã hàng, ông có thể rút số tiền vốn mình bỏ vào với số tiền tương đương, nhưng lợi tức không hề giảm.
Tham gia được khoảng 1 tháng, ông D. thấy nhiều vấn đề phát sinh, báo chí cũng bắt đầu lên tiếng về mô hình bán hàng đa cấp, trong đó có Công ty Liên Kết Việt có trụ sở tại Hải Phòng, nhưng lúc này rút ra lại không kịp. Nén tiếng thở dài ông D. bảo: “Đấy là số tiền chắt bóp cả đời. Thấy lợi nhuận cao thì mình tham gia, tất cả cũng do lòng tham thôi”.
Cũng như ông D., chị Nguyễn Thị H. (trú tại Đống Đa, Hà Nội) khi nói đến Công ty Liên Kết Việt, chị muốn quên. Chị H. bảo, đầu tư vào cả đống tiền giờ xác định là mất trắng. “Đừng nhắc đến Liên Kết Việt nữa, giờ tôi chỉ muốn tập trung vào buôn bán thôi”.
Mới đây, Bộ Công an đã khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với Lê Xuân Giang (trú tại phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội – Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Liên kết Việt và Nguyễn Thị Thủy – Phó Tổng Giám đốc Công ty Liên kết Việt cùng 5 đồng phạm để điều tra tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Video đang HOT
Được biết, từ đầu năm 2014 đến tháng 7/2015, với hình thức kinh doanh đa cấp, Giang và Thủy cùng đồng phạm đã gom được khoảng 1.900 tỷ đồng của 45.000 bị hại. Khi cơ quan điều tra vào cuộc xác minh thì tài khoản của Lê Xuân Giang chỉ còn hơn 45,5 tỷ đồng.
Để tạo dựng lòng tin, Công ty Liên Kết Việt còn mạo danh là công ty trực thuộc Bộ Quốc phòng. Các đối tượng còn tổ chức hoành tráng sự kiện đón Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, treo nhiều ảnh lãnh đạo Công ty Liên kết Việt mặc trang phục quân đội chụp hình với một số đồng chí lãnh đạo cao cấp.
Cơ quan chức năng đã xác định ảnh và Bằng khen mà Công ty Liên kết Việt đón là giả, vì theo hồ sơ lưu trữ tại Ban thi đua khen thưởng Trung ương, Thủ tướng Chính phủ không cấp bằng khen cho Công ty Liên kết Việt./.
Việt Đức
Theo_VOV
Chỉ cần gửi 500 triệu đồng sẽ ẵm 66 tỉ
Theo quảng cáo người bán hàng đa cấp thu đủ 500 triệu đồng vốn góp ban đầu và sẽ nhận được số tiền lên đến... 66 tỉ đồng "trong tương lai" ?!
Nhà đầu tư đến Công ty Kim Mỹ tối 7-12 đòi lại tiền vốn đã góp, sau khi trễ hẹn trả tiền
Sau khi hàng loạt công ty huy động vốn theo hình thức đa cấp bị phanh phui hoạt động lừa đảo khiến hàng ngàn người tiền mất nợ mang, nhiều công ty hoạt động theo hình thức này vẫn tiếp tục mọc lên, lôi kéo nhiều người tham gia.
Trong khi nhiều nạn nhân của Công ty CPĐT Tâm Mặt Trời (Q.Tân Bình, TP.HCM) và Công ty CPĐT TMDV Cộng Đồng Việt (Q.Tân Phú) vẫn chưa nguôi ngoai nỗi đau mất tiền, nhiều nhà đầu tư đã cả tin rót vốn vào Công ty TNHH sản xuất thương mại Kim Mỹ (Q.Tân Bình) cũng đang đứng ngồi không yên với nguy cơ mất cả chì lẫn chài.
Đầu tư 500 triệu, thu... 66 tỉ (?!)
Sau nhiều lần hẹn và được một nhà đầu tư bảo lãnh, chúng tôi được anh N. - nhân viên Công ty A (P.13, Q.Tân Bình), một trong những công ty huy động vốn theo hình thức đa cấp - đồng ý gặp để tư vấn.
Đưa chúng tôi xem bảng giá các sản phẩm, N. cho biết công ty bán các sản phẩm cao hồng sâm, linh chi, nước uống đông trùng hạ thảo, tỏi đen... với giá trị lên đến 15 triệu đồng/đơn hàng.
Tuy nhiên, điều khá lạ là người mua trả tiền nhưng không nhất thiết phải lấy sản phẩm về mà được ký gửi tại công ty.
Thay vào đó, người mua sẽ được cấp một ID, gọi nôm na là một mã số và nếu trực tiếp kiếm được khách hàng sẽ được thưởng 1 triệu đồng/đơn hàng và thưởng 250.000 đồng/đơn hàng nếu những khách hàng mà mình trực tiếp kiếm được tiếp tục giới thiệu thêm người khác.
"Người góp vốn sẽ kiếm được rất nhiều tiền vì khách hàng sẽ tăng theo cấp số nhân và công ty sẽ có rất nhiều quyền lợi cho người mua. Đặc biệt nếu mua nhiều đơn hàng cùng lúc, người tham gia chẳng cần làm gì cũng đương nhiên được hưởng rất nhiều quyền lợi và hằng tháng sẽ được trích phần trăm trên tổng doanh thu" - N. khẳng định.
Chỉ vào một phụ nữ đứng tuổi, nhân viên này cho biết đó là người trước đây làm công nhân may, lương ba cọc ba đồng, nhưng chỉ tham gia công ty vài năm mà giờ có trong tay số tiền vài chục tỉ đồng. Còn bản thân N. trước kia là giám đốc công ty xây dựng nhưng cũng bỏ việc tham gia công ty.
"Ban đầu tôi chỉ mua ba gói sản phẩm, nhưng sau năm tháng tham gia đã phát triển lên 40 gói nhờ tiền từ... những người vào sau" - N. cho biết. Cũng theo N., đến nay anh đã thu đủ 500 triệu đồng vốn góp ban đầu và sẽ nhận được số tiền lên đến... 66 tỉ đồng "trong tương lai". Trong gần hai giờ tiếp xúc với PV, anh này thao thao bất tuyệt vẽ ra các con số lợi nhuận khủng.
Theo đó, nếu bỏ ra 225 triệu đồng mua 15 gói sản phẩm chỉ vài năm sẽ nhận được đến 1,8 tỉ đồng, tức lợi nhuận lên đến 8 lần số vốn ban đầu. Tương tự, bỏ ra 500 triệu đồng có thể thu về 4,368 tỉ đồng, bỏ ra 1,05 tỉ đồng thì thu đến 8,736 tỉ đồng.
"Em thấy đó, gửi tiết kiệm, đầu tư chứng khoán, nhà đất... có hình thức đầu tư nào thu lãi khủng như thế này không?" - nhân viên này nói. Với những gì đã tư vấn, thật ra công ty chẳng có mua bán gì cả, bán hàng chỉ là hình thức, cái cớ để công ty huy động tiền của người dân. Đã có nhiều công ty huy động vốn núp bóng hình thức bán hàng đa cấp kiểu này.
Hai nhà đầu tư ở Vũng Tàu chờ đợi tại Công ty TNHH sản xuất thương mại Kim Mỹ (quận Tân Bình) mong lấy lại được tiền
Lãi chục tỉ chẳng rõ bằng cách nào
Trước đó tối 7-12, hơn 100 nhà đầu tư thuộc đủ thành phần như giáo viên dạy thể dục, dân lao động, buôn bán, người hưu trí đến từ TP.HCM, Bình Dương, Tây Ninh... đã tụ tập tại trụ sở Công ty TNHH sản xuất thương mại Kim Mỹ (Q.Tân Bình) - một trong những công ty huy động vốn theo hình thức đa cấp - để yêu cầu được rút vốn gốc.
Trong đó người góp ít cũng vài chục triệu đồng, người nhiều lên đến vài trăm triệu đồng, gồm cả tiền tiết kiệm được và tiền vay từ người thân, bạn bè.
Cũng như công ty A nêu trên, do không có chức năng huy động vốn từ dân cư, Công ty Kim Mỹ đã lách luật để huy động vốn thông qua hình thức bán sản phẩm là mỹ phẩm.
Số vốn người dân góp vào công ty được thể hiện trên giấy tờ là các đơn hàng và phía công ty xuất phiếu thu cho nhà đầu tư. Và cũng bằng những lời quảng cáo "có cánh", Công ty Kim Mỹ đã thu hút hàng trăm "nhà đầu tư" đổ tiền vào. Chỉ đến khi công ty đột ngột ngừng trả hoa hồng, nhiều nhà đầu tư mới tá hỏa, lo mất cả tiền gốc chứ chưa nói đến chuyện hoa hồng hay trả thưởng.
Chị C. (Củ Chi, TP.HCM) cho biết đang rất lo bị mất hơn 50 triệu đồng vốn gốc đã gửi vào công ty này sau khi bà Nguyên - người giới thiệu cho chị C. - lặn biệt tăm, gọi điện chỉ nghe ò í e...
Trước đó, chị C. được bà Nguyên mời ra quán cà phê và giới thiệu một phương thức đầu tư rất hấp dẫn. Đó là chỉ cần mua một "mã" giá 8 triệu đồng thì có thể thu được đến 8 tỉ đồng. Người mua không chỉ nhận lợi nhuận trong một thời gian nhất định mà "ăn mãi mãi".
"Nghe quá hấp dẫn nên tôi đã góp vào 17 mã, tương đương 136 triệu đồng, nhưng mới rút ra được khoảng 80 triệu đồng thì công ty bắt đầu trễ hẹn và ngừng trả hoa hồng, tiền thưởng. Giờ tôi chỉ mong lấy lại được hơn 50 triệu đồng tiền gốc còn lại chứ không dám mong nhận được lời lãi gì" - chị C. nói.
Tương tự, chị T.T.H. cho biết đã đầu tư 248 triệu đồng vào công ty này từ tháng 9-2015, hằng tháng nhận hoa hồng hai lần vào ngày 5 và 20. Tuy nhiên chỉ thực hiện được vài lần, công ty bắt đầu trễ hẹn.
Chìa ra các phong bì có ghi số tiền hoa hồng đã lãnh từ công ty qua các tháng, bà T.T.T. (Phú Giáo, Bình Dương) lo lắng cho biết đã góp 120 triệu đồng từ tháng 9, nhưng mới nhận 77 triệu đồng rồi cũng bị trễ hẹn.
Trong khi đó chị P.T.M., nhà đầu tư khác, cho biết đã giấu chồng con tham gia, bây giờ muốn lấy lại tiền nhưng công ty chỉ hứa sẽ tìm phương án chi trả sớm nhất, chứ "trả hết một lần thì không thể". "Chẳng biết thực hư thế nào, công ty có trả lại tiền hay không nhưng chắc chắn tôi sẽ bị chồng mắng" - chị M. lo lắng.
* Ông Nguyễn Hoàng Minh (phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước TP.HCM): Sẽ ra quân dẹp huy động vốn trái phép Những tổ chức, cá nhân không phải là tổ chức tín dụng mà thực hiện các hoạt động ngân hàng, trong đó có việc huy động vốn, là hoàn toàn trái Luật các tổ chức tín dụng và những quy định liên quan về một số ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Ngày 7-12, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu ngân hàng nhà nước các tỉnh, thành phố phải rà soát, thu thập thông tin đối với các tổ chức, cá nhân trên địa bàn không phải tổ chức tín dụng có thực hiện hoạt động ngân hàng để xử lý kịp thời. Ngoài ra, cũng cần báo cáo và đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành để thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định pháp luật đối với những đơn vị này.* LS Phạm Văn Thạnh (Đoàn luật sư TP.HCM): Nhiều rủi ro Các doanh nghiệp thành lập theo Luật doanh nghiệp, hoạt động trong những lĩnh vực: sản xuất, kinh doanh, thương mại, đầu tư, dịch vụ... không có chức năng huy động vốn. Do đó, người góp vốn vào những doanh nghiệp này gặp rất nhiều rủi ro, dễ mất toàn bộ số tiền đã đầu tư khi doanh nghiệp mất khả năng chi trả, mà khả năng này rất lớn vì khó trường hợp kinh doanh nào có lãi khủng như thế. Nhà đầu tư có kiện được không? Được. Nhưng dù có bản án cũng khó đòi lại tiền vì sau khi huy động được tiền, các doanh nghiệp này cũng sẽ tuyên bố giải thể, không có khả năng chi trả thì đòi ai? Trong thông báo gửi các nhà đầu tư ngày 28-11, Công ty Kim Mỹ cho biết sẽ tạm ngưng trả thưởng cho những người đã nhận được số tiền thưởng lớn hơn giá trị vốn ban đầu để chuyển sang hình thức trả thưởng mới, được ban hành vào tháng 2-2016. Với những nhà đầu tư đã lĩnh số tiền thưởng nhỏ hơn giá trị đầu tư ban đầu, nếu có nhu cầu lấy lại vốn sẽ được hoàn lại sau khi trừ phần thưởng đã nhận và các phí quản lý tài chính. Những người mới tham gia có nhu cầu rút lại vốn thì công ty sẽ hoàn tiền nhưng chia thành 2-3 đợt. Thế nhưng cũng theo thông báo này, Công ty Kim Mỹ lại cho biết đang hoàn thiện các thủ tục liên quan để trình Bộ Công thương cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp, đồng thời đang rà lại toàn bộ chương trình trả thưởng, hoa hồng và nhiều lợi ích kinh tế khác cũng như các thông tin cung cấp cho những nhà đầu tư và đưa ra các giải pháp khắc phục.
Theo Tuổi trẻ
Theo_Vietq
Công ty đa cấp Liên Kết Việt lừa đảo sẽ bị xử lý như thế nào? Công ty Liên kết Việt là một trong nhiều công ty kinh doanh đa cấp đã lợi dụng sự ít hiểu biết của người dân dùng thủ đoạn gian dối, quảng cáo sai sự thật để chiếm đoạt tài sản, Ls. Dũng cho hay Ngày 19/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an đã khởi tố Lê Xuân Giang - Chủ...