S-500 sắp đánh chặn mục tiêu siêu vượt âm
Theo Sputnik ngày 14/11, Nga đang chuẩn bị sản xuất tên lửa siêu vượt âm làm mục tiêu cho hệ thống S-500 bắn hạ.
Người đứng đầu Tập đoàn công nghệ Molniya, bà Olga Sokolova tiết lộ: “Chúng tôi đang phát triển loại tên lửa siêu vượt âm mới, dự kiến ra mắt năm 2019, theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Tên lửa này có tốc độ siêu vượt âm và là mồi tập bắn cho các hệ thống vũ khí đời mới”.
Chương trình phát triển loại mục tiêu bay ở tốc độ siêu vượt âm sẽ giúp Moscow hoàn thiện các tính năng đánh chặn loại vũ khí này trong tương lai của hệ thống S-500. Nga hiện đang chế tạo các thế hệ thống vũ khí đánh chặn tên lửa đạn đạo liên lục địa, vũ khí vệ tinh và cả tên lửa siêu vượt âm như tên lửa phòng không S-500 Prometei.
Hệ thống S-400 Nga.
Trước khi Nga công bố về chương trình sản xuất mục tiêu siêu vượt âm, Kênh truyền hình CNBC dẫn nguồn tin tình báo Mỹ cho biết, Nga đã tiến hành thành công cuộc thử nghiệm bí mật với hệ thống phòng không thế hệ mới nhất S-500. CNBC cho biết, S-500 của Nga đã bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách 481 km, tức là xa hơn 80 km so với lần kiểm tra đã biết trước đó.
“Nga khẳng định rằng hệ thống tên lửa phòng không tại căn cứ trên đất liền có khả năng đánh chặn các tên lửa siêu thanh, máy bay và thiết bị bay không người lái, cũng như các chiến đấu cơ như F-22 và F-35. Hệ thống phòng thủ S-500 sẽ mở rộng tiềm lực của điện Kremlin trong việc giáng đòn tấn công chính xác cùng lúc vào một số mục tiêu”, CNBC cho biết.
Với những thông tin được công khai cho thấy, đến thời điểm hiện tại, S-500 vẫn chưa được thử sức với mục tiêu siêu vượt âm. S-500 được phát triển dựa trên nền tảng S-400 vì vậy chúng sở hữu tất cả các tính năng của S-400 và chỉ khác ở tầm hoạt động, độ cao đánh chặn, tốc độ của tên lửa.
Hiện nay, Nga đang phát triển 3 loại tên lửa đặc biệt dành cho S-500. Một loại được dùng để tiêu diệt các mục tiêu khí động với tên gọi 40N6M, có tầm hoạt động khoảng 800 km. Tầm hoạt động này sẽ gấp 3 lần tên lửa trang bị cho hệ thống THAAD của Mỹ.
Hai tên lửa của hệ thống được phát triển để tiêu diệt các mục tiêu đạn đạo là 77N6-N và 77N6-N1. Các tính năng cụ thể của chúng chưa được tiết lộ, chỉ biết rằng chúng được dùng để tiêu diệt mục tiêu đạn đạo tầm trung và các loại tên lửa liên lục địa ở giai đoạn giữa và cuối hành trình.
Video đang HOT
Đặc biệt loại tên lửa này có khả năng tiêu diệt các mục tiêu tàng hình. Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết, hai tên lửa mới này cũng có thể được trang bị cho phiên bản cải tiến hệ thống phòng thủ chống tên lửa A-235 Nudol để bảo vệ Moscow và Trung tâm công nghiệp.
Vì vậy, các quan chức quốc phòng Nga tin rằng, sự xuất hiện của S-500 cùng với A-235 sẽ tạo ra hệ thống phòng thủ đáng tin cậy, bảo đảm an toàn an ninh đất nước trước tất cả các mối đe dọa.
Tuấn Vũ
Theo baodatviet
Mỹ nghi Triều Tiên vẫn phát triển hạt nhân
Triều Tiên tuyên bố sẽ phá hủy và dừng hoạt động những cơ sở tên lửa chính nhưng vẫn âm thầm phát triển các cơ sở bí mật.
Tờ Bưu Điện Hoa Nam Buổi Sáng (SCMP) ngày 12-11 dẫn một trong hai báo cáo của chương trình Beyond Parallel thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS) cho biết những hình ảnh vệ tinh chụp khu vực nằm cách thủ đô Seoul, Hàn Quốc khoảng 135 km về phía Tây Bắc cho thấy lối vào bảy cơ sở tên lửa và bệ phóng tên lửa bị che giấu bằng những tấm bạt ngụy trang. Báo cáo của CSIS nói họ đã xác định được ít nhất 13 trong tổng số khoảng 20 cơ sở vận hành tên lửa không được công bố tại Triều Tiên.
Che giấu cơ sở có thể phóng tên lửa tới Mỹ
Các địa điểm được xác định trong báo cáo của CSIS nằm ở những vùng núi hẻo lánh trên khắp đất nước Triều Tiên. Những nơi này có thể được sử dụng để chứa các loại tên lửa đạn đạo có nhiều tầm bắn khác nhau, trong đó tên lửa có tầm bắn xa nhất có thể vươn đến lục địa Mỹ.
Hình ảnh vệ tinh về căn cứ tên lửa Sakkanmol "tiếp tục cho thấy những thay đổi nhỏ ở các cơ sở hạ tầng phù hợp với những gì thường được nhìn thấy ở các căn cứ quân sự của Triều Tiên". Báo cáo cho hay: "Tính đến tháng 11-2018, cơ sở đang hoạt động và được duy trì tốt theo các tiêu chuẩn của Triều Tiên".
"Sau khi nghiên cứu sâu rộng, bao gồm các cuộc phỏng vấn với những người đào tẩu và chính phủ Triều Tiên, các quan chức quốc phòng và tình báo trên khắp thế giới, nhiều vấn đề đã được giải quyết và dường như quân đội Triều Tiên có khoảng 15-20 cơ sở tên lửa đang hoạt động" - báo cáo thứ hai của CSIS nêu.
Beyond Parallel phân loại những căn cứ tên lửa Triều Tiên đang hoạt động thành các khu vực. Đầu tiên là những căn cứ nằm cách khu phi quân sự (DMZ) khoảng 50-90 km, đủ gần để đưa 2/3 lãnh thổ phía Bắc Hàn Quốc vào tầm ngắm tên lửa nhưng cũng đủ xa để khiến các cơ sở này nằm ngoài tầm bắn của pháo binh tầm xa của Hàn Quốc và Mỹ.
Tài trợ
Tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-14 của Triều Tiên. Ảnh: KCNA
Khu vực thứ hai gồm những căn cứ nằm cách DMZ khoảng 150 km và có thể sẽ được trang bị các tên lửa Hwasong, có khả năng vươn tới lục địa Mỹ.
"Từ lâu chúng tôi đã biết Triều Tiên đang bắt đầu triển khai và thậm chí thử nghiệm tên lửa ở cấp đơn vị. Và tất nhiên không ai thực sự tin rằng Triều Tiên đã mất khả năng căn bản về tên lửa. Đó là điều không tưởng. Điều duy nhất chúng tôi có vào lúc này là Triều Tiên đóng băng thử nghiệm, song tất nhiên điều đó có thể bị đảo ngược một cách dễ dàng" - Stephan Haggard, giáo sư nghiên cứu Triều Tiên-Thái Bình Dương tại ĐH California ở San Diego (Mỹ), nhận định.
Còn ông Victor Cha, người đứng đầu chương trình Beyond Parallel, quan ngại rằng ông Trump có thể sẽ chấp nhận một thỏa thuận có thể gây bất lợi cho Mỹ khi Triều Tiên chỉ phá hủy một vài cơ sở và Washington sẽ đáp trả bằng hiệp ước hòa bình.
Triều Tiên đang "đánh lạc hướng" Mỹ?
Theo New York Times, những hình ảnh trên cho thấy Triều Tiên có vẻ như đang "đánh lạc hướng" Mỹ khi tuyên bố sẽ phá hủy và dừng hoạt động những cơ sở tên lửa chính nhưng vẫn âm thầm phát triển các cơ sở bí mật nhằm tạo ra tên lửa đầu đạn thường và tên lửa hạt nhân, báo cáo nhận định.
Những phát hiện mới nhất này không có khả năng khiến chính quyền Tổng thống Trump thay đổi chính sách đối với Triều Tiên nhưng đặt ra một số câu hỏi quan trọng.
PAUL STARES, Giám đốc Trung tâm về hoạt động phòng ngừa tại Hội đồng Quan hệ đối ngoại trụ sở New York
Các chuyên gia cho rằng nghi vấn những cơ sở tên lửa ngầm của Triều Tiên trái ngược với tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump rằng chính sách đối ngoại của ông đang đi đến mục tiêu Triều Tiên loại bỏ hoàn toàn chương trình tên lửa và hạt nhân.
"Chúng tôi không việc gì phải vội vã. Lệnh trừng phạt vẫn còn đó. Các tên lửa đã bị dừng phát triển. Những người bị (Triều Tiên) bắt giữ đã về nhà" - ông Trump nói hôm 7-11, một ngày sau khi đảng Cộng hòa mất quyền kiểm soát Hạ viện.
Tuyên bố của ông Trump có một phần chính xác do Triều Tiên trong một năm qua đã ngừng các vụ phóng thử tên lửa. Tuy nhiên, các quan chức tình báo Mỹ nói rằng Triều Tiên vẫn đang tiếp tục sản xuất nguyên liệu để chế tạo vũ khí và tên lửa hạt nhân. Ngoài ra, Bình Nhưỡng được cho là vẫn đang phát triển các tên lửa có bệ phóng di động và được giấu kín trong các cơ sở bí mật trong núi.
Mặt khác, giới quan sát cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ và quốc tế có khả năng sẽ bị suy yếu, do Triều Tiên đã có cách tiếp cận mềm mỏng hơn với Washington và tuyên bố sẽ phi hạt nhân hóa để đổi lại sự hợp tác về kinh tế và thương mại với Nga, Trung Quốc. Hơn nữa, theo New York Times, chương trình của Mỹ nhằm sử dụng vệ tinh thế hệ mới, kích thước nhỏ nhằm truy dò các hệ thống tên lửa di động đã bị dừng lại.
Ban đầu Lầu Năm Góc dường như muốn sử dụng các vệ tinh thế hệ mới, kích thước nhỏ để phát đi những cảnh báo sớm khi Triều Tiên triển khai hệ thống tên lửa di động. Tuy nhiên, vì một vài nguyên nhân, chương trình vẫn giậm chân tại chỗ dù được khởi động từ thời cựu tổng thống Mỹ Barack Obama, theo New York Times.
Nếu căng thẳng leo thang, tên lửa có thể được chuyển ra bãi phóng nhanh chóng và sẵn sàng khai hỏa trong một giờ đồng hồ. Chính vì vậy, Mỹ cần phải có các vệ tinh kích thước nhỏ để có thể cảnh báo sớm, báo cáo cho biết. Các vệ tinh này có một loại cảm biến đặc biệt có thể xuyên qua mây, cung cấp dữ liệu chính xác. Trong khi đó, các chuyên gia nói rằng hệ thống vệ tinh kích thước lớn Mỹ đang triển khai ở thời điểm này chưa thật sự hiệu quả và chỉ giám sát được 30% tổng số cơ sở tên lửa đạn đạo của Triều Tiên.
THÁI LAI
Theo PLO
Nga lên kế hoạch tái sử dụng "thần kiếm" hạt nhân Topol-M Nga có thể sẽ sử dụng tên lửa mang đầu đạn hạt nhân Topol-M cho các nhiệm vụ không gian dân sự trong tương lai trong bối cảnh các tên lửa thuộc loại này đang sắp sửa được cho "nghỉ hưu". Nhiều người tiền nhiệm của Topol-M cũng đã được tái sử dụng theo cách này. Tên lửa Topol-M của Nga phóng trong...