S-500 của Nga liệu có “hạ gục” được F-22 và F-35 của Mỹ?
Liệu hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 hiện đại của Nga có “hạ gục” được những chiến đấu cơ tối tân như F-22 và F-35 của Mỹ?
Truyền thông chính phủ Nga đã bắt đầu tiết lộ một số thông tin về hệ thống phòng thủ tên lửa thế hệ tiếp theo của quốc gia này mang tên S-500.
Theo Sputnik, S-500 được kỳ vọng có thể ngắm bắn mục tiêu ở độ cao 60 dặm (tương đương với 96,5 km), cao hơn bất kỳ hệ thống phòng thủ tên lửa nào hiện nay.
S-500 của Nga liệu có “hạ gục” được F-22 và F-35 của Mỹ? Ảnh: National Interest
Video đang HOT
Sputnik nhận định rằng: “Độ cao 60 dặm hoặc hơn của S-500 cũng tiệm cận với khu vực không gian mà phần lớn các vệ tinh quân sự nước ngoài đang hoạt động”. Về lý thuyết, các vệ tinh quân sự hoạt động ở độ cao 60 dặm hoặc hơn. Tuy nhiên, hầu hết các vệ tinh trong số này đều ở vị trí cao hơn 60 dặm nên chúng đều nằm ngoài tầm bắn của S-500.
Cũng theo bài báo này, “S-500 được kỳ vọng có khả năng phát hiện và tấn công đồng thời 10 đầu đạn tên lửa đạn đạo đang bay với tốc độ hơn 6,4 km/s”. Hệ thống này cũng có một số hệ thống radar riêng được trang bị cho những mục tiêu khác nhau. Chẳng hạn, hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 được trang bị các radar riêng có khả năng phát hiện các máy bay, trực thăng, máy bay không người lái và tên lửa.
Một bài báo trước đó trên Sputnik cho biết: “Tất cả những gì chúng ta được biết là hệ thống radar Yenisei có trang bị ăng ten mạng điều khiển pha để phát hiện và theo dấu các mục tiêu trên không, nhận diện “quân ta hay quân địch” và quyết định các mục tiêu ưu tiên”. Một số bài báo trên trang National Interest cũng lưu ý rằng hệ thống S-500 có thể sẽ sử dụng radar quản lý chiến đấu 91N6A(M), radar thu thập tín hiệu 96L6-TsP cũng như radar giao chiến đa chế độ 76T6 và radar giao chiến 77T6 ABM.
Một điều đặc biệt là bài báo của Sputnik cũng cung cấp thông tin khá chi tiết về khả năng hoạt động của tên lửa dẫn đường với tầm bay mở rộng 40N6. Theo bài báo này, tên lửa 40N6 có tầm bắn lên tới 400 km. Nói về việc “các hệ thống radar mặt đất thường “vô dụng” trong không gian”, bài báo của Sputnik đánh giá: “Hệ thống tự điều khiển của 40N khác với bất kỳ hệ thống điều khiển nào trên các loại tên lửa phòng không khác”. Đặc biệt, “một trong các đầu đạn tự điều khiển có thể tự tìm kiếm các mục tiêu, phát hiện ra chúng và khởi động chế độ tấn công tự động”. Ngoài ra, 40N6 là tên lửa chạy bằng nhiên liệu rắn 2 giai đoạn có khả năng đạt tới tốc độ gấp 9 lần tốc độ âm thanh. Tên lửa dài hơn 9,1 mét này cũng sở hữu đầu đạn có tầm bắn lên tới 310 dặm (tương đương 500 km) và độ chính xác là 95%.
Điều đáng chú ý là tên lửa 40N6 được cho là tương thích với hệ thống phòng thủ tên lửa S-400. Một số bài báo ám chỉ rằng hệ thống S-400 của Nga đã sẵn sàng triển khai tên lửa 40N6. Do đó, có thể tên lửa 40N6 của S-500 không hoàn toàn là một loại mới bởi vì nó đã từng được tích hợp với một số hệ thống S-400 của Nga. Moscow cũng cho biết thêm rằng tên lửa này có thể chiến đấu với các tên lửa siêu thanh và có thể được điều chỉnh để tấn công các vệ tinh. Nga dường như cũng đã đồng ý bán tên lửa 40N6 cho Ấn Độ và Trung Quốc trong quá trình chuyển giao hệ thống phòng không S-400 cho các quốc gia này.
Theo chuyên gia Dave Majumdar, hệ thống S-500 một khi được triển khai, có thể kết nối với các hệ thống khác của Nga để tạo nên một hệ thống phòng thủ hợp nhất. Majumdar nhận định một số quan chức Mỹ đang lo ngại hệ thống này có khả năng đe dọa tới các chiến đấu cơ F-22, F-35 và B-2 tối tân của Washington.
Khi S-500 lần đầu tiên xuất hiện, tướng Viktor Gumenny, Phó Tư lệnh Lực lượng Không quân Vũ trụ Nga khẳng định năm 2017 rằng việc chuyển giao các hệ thống S-500 sẽ diễn ra vào một thời điểm nào đó năm 2020. Trong khi một số người nhận định hệ thống phòng thủ tên lửa S-500 có thể mới ở dạng mô hình để thử nghiệm thì một số bài báo cho rằng hệ thống này đã bước vào giai đoạn sản xuất./.
Theo Kiều Anh/VOV.VN/ National Interest
Siêu tiêm kích Trung Quốc J-20 lần đầu "mở bụng" khoe bảo bối
Hai chiếc J-20 xuất hiện tại triển lãm hàng không Chu Hải với cửa khoang vũ khí mở rộng, phô diễn các tên lửa đối không giấu trong thân.
Chiếc J-20 xuất hiện với các tên lửa đối không màu xanh. Ảnh: Twitter.
Không quân Trung Quốc hôm 10/11 lần đầu phô diễn tiêm kích tàng hình J-20 được trang bị vũ khí trong triển lãm hàng không Chu Hải. Hai tiêm kích đã bay qua đầu khán giả với cửa khoang vũ khí mở toang, cho thấy 4 tên lửa đối không tầm trung dưới bụng và hai tên lửa đối không tầm ngắn ở sườn máy bay, Global Times đưa tin.
Một số chuyên gia Trung Quốc tuyên bố đây là màn trình diễn kỷ niệm 69 năm ngày thành lập không quân Trung Quốc, thể hiện sự vượt trội của J-20 so với các tiêm kích tàng hình Mỹ như F-22 và F-35.
Tiêm kích tàng hình J-20 được kỳ vọng sẽ biểu diễn với động cơ nội địa WS-15 tại triển lãm Chu Hải năm nay, trở thành điểm nhấn trong triển lãm hàng không thường niên lớn nhất do Bắc Kinh tổ chức. Tuy nhiên, cả ba chiếc J-20 xuất hiện trong lễ khai mạc sự kiện vẫn lắp động cơ Saturn AL-31F do Nga sản xuất.
Nguồn tin giấu tên cho biết mẫu WS-15 vẫn không đạt độ ổn định trong các thử nghiệm kéo dài hàng trăm giờ như yêu cầu. Điều này có thể ảnh hưởng tới quá trình sản xuất hàng loạt động cơ WS-15, khiến Trung Quốc phụ thuộc vào nguồn cung cấp mẫu AL-31F từ Nga.
Trung Quốc vội vàng đưa máy bay tàng hình J-20 vào biên chế hồi năm ngoái, nhằm đối phó với việc Mỹ triển khai siêu tiêm kích F-35 đến khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cũng như Hàn Quốc chuẩn bị nhận bàn giao 40 chiếc F-35A trong năm nay.
Theo Vũ Anh (VNE)
Mỹ muốn hợp nhất F-22 và F-35 thành máy bay chiến đấu "bất khả chiến bại" Nhà thầu quốc phòng Lockheed Martin đang đề xuất lên không quân Mỹ kế hoạch chế tạo một máy bay chiến đấu lai giữa những tính năng nổi trội nhất của 2 "chim sắt" F-22 và F-35, kỳ vọng có thể tạo nên một vũ khí mạnh "bất khả chiến bại". Máy bay chiến đấu F-35 (Ảnh: Quân đội Mỹ) Dự án chế...