S-400 của Nga ‘đối mặt với sức nóng’ từ tên lửa AGM-88 Mỹ cung cấp cho Ukraine
Các lực lượng vũ trang Ukraine được cho là đang tìm cách vô hiệu hóa hệ thống phòng không S-400 của Nga bằng cách sử dụng tên lửa chống bức xạ AGM-88 do Mỹ cung cấp.
Hệ thống phòng không S-400 của Nga. Ảnh: Eurasiantimes.com
Một ấn phẩm tiếng Nga của Nhật báo Á-Âu (EAD) đưa tin, trong thời gian gần đây, quân đội Ukraine đã nỗ lực sử dụng tên lửa AGM-88 HARM để vô hiệu hóa radar phòng không của các hệ thống tên lửa S-400 và Buk-M3 ở Kherson và Nova Kakhovka.
Theo EAD, một quả tên lửa AGM-88 đã được sử dụng để tấn công một vị trí cụ thể của S-400, nhưng nó không thành công và thay vào đó rơi vào một tòa nhà chung cư ở vùng Kherson. Vì chung cư không phải là mục tiêu, các báo cáo cho rằng tên lửa có thể bị trục trặc, thậm chí nó có thể bị đánh chặn.
EAD nhận định đơn vị điều khiển hệ thống phòng không Nga có thể đã phát hiện tên lửa AGM-88 sắp tấn công và tắt radar. EAD lưu ý rằng tên lửa có thể bị phát hiện bởi radar 9S18M3 Kupol của tổ hợp Buk-M3, hệ thống VVO 96L6 của S-400, hoặc thậm chí là tổ hợp Gazetchik-E, được thiết kế để bảo vệ radar mặt đất.
Ngoài ra, EAD đã báo cáo rằng các thiết bị bên trong tên lửa AGM-88 có thể đã bị lỗi bởi các tổ hợp chế áp điện tử R-330ZH Zhitel hoặc R-330M1P của Nga, khiến AGM-88 không thể xác định được mục tiêu tấn công.
Video đang HOT
EAD cũng cảnh báo rằng các cuộc tấn công chống bức xạ như vậy có thể tăng lên và các lực lượng Ukraine khả năng sẽ bắn một số lượng lớn các tên lửa AGM-88 nhằm tấn công ồ ạt hệ thống phòng không Nga.
Tuy nhiên, EAD cũng gợi ý rằng hệ thống phòng không tự hành Tor-M2U có thể là vũ khí thích hợp nhất để chống lại mối đe dọa như vậy. Ước tính rằng mỗi phương tiện chiến đấu 9A331M Tor-M2U có thể tiêu diệt ít nhất 6 – 8 tên lửa HARM.
Loại tên lửa nào của Mỹ đang đóng vai trò quan trọng trong cuộc xung đột ở Ukraine?
Tên lửa chống bức xạ của Mỹ được coi là "chìa khóa" trong cuộc xung đột của Ukraine với Nga.
Hình ảnh chiếc MiG-29UB Fulcrum của Không quân Ukraine được tích hợp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88. Ảnh: MoD/DOD Ukraine
Tên lửa chống bức xạ do Mỹ cung cấp đã giúp khống chế một số hệ thống vũ khí nguy hiểm nhất của Nga ở Ukraine trong những ngày gần đây.
Tờ The Hill (Mỹ) dẫn lời một phi công Ukraine, người tự nhận có mã hiệu là "Juice", cho biết lực lượng không quân nước này gần đây đã sử dụng tên lửa chống bức xạ để chế áp các hệ thống phòng không của Nga.
"Đó là một sự hỗ trợ tuyệt vời cho chúng tôi. Trên thực tế, đây là một trong những vũ khí tiên tiến nhất mà chúng tôi có vào thời điểm hiện tại. Chúng rất đắt và chúng tôi có số lượng hạn chế", viên phi công Ukraine trên nói, đồng thời lưu ý rằng họ phải chọn lọc trong việc nhắm mục tiêu, loại bỏ các hệ thống tên lửa tầm xa "nguy hiểm nhất" của quân đội Nga.
Sự hiện diện của tên lửa chống bức xạ ở Ukraine lần đầu tiên được Tiến sĩ Colin Kahl, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ phụ trách về Chính sách xác nhận. Ông Kahl cho biết loại tên lửa này đã được đưa vào một số gói viện trợ sát thương gần đây từ Mỹ và làm cho các khả năng hiện có của Ukraine hiệu quả hơn.
Mặc dù trước đây các quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ chưa cho biết loại tên lửa chống bức xạ cụ thể hoặc số lượng được viện trợ cho Ukraine, CNN đưa tin rằng chúng là Tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, có thể bắn trúng mục tiêu cách xa hơn 30 km.
Các tên lửa chống bức xạ của Mỹ được cho là có liên quan đến việc phá hủy ít nhất 5 hệ thống pháo phòng không của Nga, 4 hệ thống tên lửa đất đối không tầm xa S-300 và một hệ thống tên lửa Pantsir-S1, tờ Kiev Post đưa tin.
Trang Tin tức Quốc phòng (defensenews.com) ngày 20/8 cũng cho rằng Mỹ đang tăng cường viện trợ cho Ukraine các loại vũ khí "tìm kiếm và tiêu diệt" nhằm vào pháo binh Nga.
Cụ thể, trong gói viện trợ quân sự mới trị giá 775 triệu USD cho Ukraine, Mỹ lần đầu tiên gửi cho quốc gia Đông Âu này loại máy bay không người lái ScanEagle, để nhắm mục tiêu vào pháo binh, cũng như pháo 105mm và đạn chống tăng cho súng phóng lựu Carl Gustaf.
Gói viện trợ mới nhất của Mỹ cho Ukraine cũng bao gồm tên lửa chống bức xạ tốc độ cao AGM-88, cho phép các lực lượng Ukraine nhắm mục tiêu vào các radar của Nga trong cuộc xung đột đang tập trung vào pháo binh. Đây là lần đầu tiên Lầu Năm Góc công khai tiết lộ thông tin chi tiết về việc cung cấp tên lửa chống bức xạ tốc độ cao cho Ukraine.
"Ukraine đã sử dụng thành công những tên lửa này. Họ đã tích hợp thành công chúng lên máy bay Ukraine. Và điều này cho phép Ukraine tìm kiếm và phá hủy các radar của Nga", một quan chức quốc phòng cấp cao Mỹ nói với các phóng viên. Lầu Năm Góc đã cho phép quan chức này bình luận với điều kiện giấu tên.
Lầu Năm Góc cũng sẽ gửi 15 chiếc ScanEagle - một loại máy bay không người lái tầm thấp nhỏ, có độ bền cao do Insitu chế tạo và được sử dụng để trinh sát, nhằm giúp dẫn đường nhắm mục tiêu cho pháo binh Ukraine. Những loại vũ khí đầu tiên khác bao gồm 16 khẩu pháo 105mm (với 36.000 quả đạn) cũng như 1.000 quả đạn chống tăng cho súng phóng lựu Carl Gustaf do các đồng minh khác gửi tới.
Gói viện trợ cũng bao gồm 40 phương tiện chống mìn, 50 chiếc Humvee và 1.000 tên lửa chống tăng Javelin.
Gói mới là một phần trong khoản hỗ trợ kinh tế và an ninh trị giá 40 tỷ USD đã được Quốc hội Mỹ thông qua và ký thành luật vào tháng 5 năm nay. Đây là gói vũ khí và thiết bị quân sự thứ 19 mà Mỹ cam kết viện trợ cho Ukraine kể từ khi cuộc xung đột nổ ra vào ngày 24/2.
Phản ứng của Mỹ trước thông tin Thổ Nhĩ Kỳ sẽ nhận trung đoàn S-400 thứ hai của Nga Chính quyền Tổng thống Joe Biden ngày 16/8 đã có phản ứng được cho là "nhẹ nhàng" trước thông tin Thổ Nhĩ Kỳ có kế hoạch nhận lô hàng thứ hai hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga. Hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 của Nga được trưng bày tại Công viên Kubinka Patriot, ngoại ô Moskva, ngày 22/8/2017. Ảnh:...