S-300 đến Syria: Thảm hoạ chiến lược Israel trong ’sự cố IL-20′
Trong khi giới quân sự và tình báo Israel xem nhẹ việc Nga cung cấp S-300 cho Syria, thì giới chính trị tại Tel Aviv và Washington lại méo mặt…
Giới tình báo và quân sự Israel xem thường việc Nga cung cấp S-300 cho Syria, nhưng giới chính trị thì lo lắng
The Times of Israel đưa tin, ngày 24/9 Tổng thống Nga Vladimir Putin đã điện thoại thông báo với Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu về việc cung cấp cho Syria hệ thống phòng không S-300.
Trong cuộc điện đàm, ông Putin cho biết Moscow không đồng ý với giải trình của Tel Aviv về việc Không quân Israel không liên quan đến chiếc máy bay IL-20 của Nga bị phòng không Syria bắn rơi hôm 17/9 vừa qua.
Đáp lại, theo tuyên bố của văn phòng Thủ tướng Israel, “ông Netanyahu cho rằng Nga cung cấp hệ thống vũ khí tiên tiến cho các diễn viên vô trách nhiệm Syria sẽ làm tăng tình trạng nguy hiểm trong khu vực, và Israel sẽ tiếp tục bảo vệ lợi ích của mình”.
Putin khai thác giá trị và nâng cao ý nghĩa cho sự cố IL-20
Washington cũng cảnh báo Moscow, khi Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton nói rằng quyết định của Nga là một “sai lầm lớn” và sẽ làm “leo thang đáng kể” căng thẳng tại Trung Đông. Ông kêu gọi Moscow xem xét lại.
Một quan chức cấp cao Mỹ thì lưu ý rằng hệ thống phòng không S-300 có thể gây nguy hiểm cho các chiến đấu cơ của Không quân Mỹ trong hoạt động tấn công lực lượng khủng bố ở Syria.
“Việc Nga đưa hệ thống phòng không S-300 vào Syria sẽ chẳng giải quyết được vấn đề, bởi hệ thống phòng thủ Syria không chuyên nghiệp và tính vô tổ chức của quân đội Syria. Điều này sẽ không giảm thiểu nguy hiểm cho máy bay bay trong khu vực”.
Tuy nhiên, phản ứng của Tel Aviv và Washington dường như không được Moscow để ý, khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu cho rằng Nga quyết định cung cấp S-300 cho Syria vì “tình hình đã thay đổi và đó không phải là lỗi của chúng tôi.”
Còn Thư ký báo chí của tổng thống Nga, Dmitri Peskov thì cho biết biện pháp này “không phải là nhằm chống lại các nước thứ ba, mà là để bảo vệ an toàn cho quân đội của chúng tôi”, The Times of Israel tường thuật.
Đại sứ Syria tại Nga Riyad Haddad thì tiết lộ quyết định của Moscow đưa S-300 đến Syria là dựa trên đề nghị của Damascus nhằm giúp để bảo vệ đất Syria trước sự hung hăng của Israel”.
Ngày 25/9, trong cuộc điện đàm với Tổng thống Syria Bashar Assad lần đầu tiên sau khi xảy ra “sự cố IL-20″, Tổng thống Putin đã thông báo với nhà lãnh đạo Syria về kế hoạch của Moscow cung cấp S-300 cho hệ thống phòng thủ Syria.
Theo văn phòng của tổng thống Syria, ông Putin đã nói với ông Assad là việc xảy ra “sự cố IL-20″ hoàn toàn do lỗi của Tel Aviv, khi 4 máy bay F.16 của Không quân Israel ép máy bay IL-20 của Nga vào vùng nguy hiểm, rồi núp IL-20 để tránh đạn.
Video đang HOT
Thì ông Netanyahu phải méo mặt
Tuy nhiên, theo nhà phân tích của Israel chuyên về Trung Đông Ehud Ya’ari thì điều này là hoà toàn vô lý và Syria đã thành công trong việc gây chia rẽ Nga với Israel và được thưởng một hệ thống vũ khí tiên tiến.
Hồi tháng 4/2018, Nga từng tuyên bố sẽ xem xét đảo ngược chính sách, nhằm cung cấp hệ thống S-300 cho chính quyền Assad, sau khi liên quân Mỹ-Anh-Pháp tấn công Syria trong kịch bản vũ khí hoá học ở Douma.
Tuy nhiên, giới phân tích quân sự đã đặt câu hỏi liệu hệ thống S-300 trong tay Syria có thể đe dọa sức mạnh Không quân của Israel trong khu vực và có thể ngăn cản Israel tấn công vào các mục tiêu ở Syria.
Bởi theo The Times of Israel, sau khi Moscow cho biết sẽ xem xét cung cấp S-300 cho Syria, Bộ trưởng Quốc phòng Avigdor Liberman đã hạ thấp quan ngại của Israel về các kế hoạch này của Nga.
Còn cựu Giám đốc tình báo quân sự Israel Amos Yadlin, hiện đang đứng đầu Viện nghiên cứu an ninh quốc gia Israel, thì khẳng định lực lượng không quân Israel sẽ dễ dàng tiêu diệt S-300, nếu nó được chuyển giao cho Syria.
Như vậy, theo giới quân sự và tình báo Israel thì việc Nga cung cấp S-300 cho Syria thực ra không có gì đáng quan ngại. Vậy sao giới chính trị Israel, thậm chí cả giới chính trị Mỹ, lại lo lắng trước động thái này của Moscow?
Gây ra sự cố IL-20, Israel thành công về chiến thuật nhưng là thảm hoạ về chiến lược
Dù Nga cáo buộc gay gắt với Israel, song rõ ràng lỗi của Không quân Israel chi là lỗi gián tiếp, còn việc phòng không Syria bắn rơi máy bay IL-20 của Nga là thành công không thể phủ nhận về chiến thuật của Israel, thậm chí có hiệu quả kép.
Song dường như cái được của Israel tất cả chỉ có như vậy, còn cái mất của Tel Aviv thì lớn hơn rất nhiều. Việc chọn chiến thuật đáp trả khôn ngoan là không chấp nhận giải trình của Tel Aviv đã mở ra cơ hội cho Moscow sớm cung cấp S-300 cho Syria.
Nga cung cấp S-300 không chỉ nâng cao hệ thống phòng thủ cho Syria
Không quân Israel có thể xem thường S-300, nhưng việc hệ thống phòng không này được cung cấp cho Damascus không chỉ đơn giản là khả nâng cao khả năng phòng thủ cho Syria, mà hiệu ứng của nó lớn hơn rất nhiều.
Thứ nhất, việc Nga cung cấp S-300 cho Syria có thể trở thành dấu mốc nâng tầm cho quan hệ Nga-Syria lên quan hệ đồng minh chiến lược, mà có thể dẫn đến việc ký Hiệp ước phòng thủ chung Nga-Syria.
Có thể thấy rằng, việc Nga chỉ hỗ trợ chứ chưa phải là đồng minh của chính quyền Assad là một may mắn với Israel – và cả Mỹ và phương Tây – vì điều đó giúp cho Không quân Israel có thể dễ dàng xâm phạm không phận Syria.
Tuy nhiên, khi Nga-Syria đã trở thành đồng minh chiến lược thì điều đó là không thể, bởi lúc đó Israel muốn xâm phạm không phận, hải phận, địa phận Syria thì bắt buộc phải “bước qua xác” Nga.
Iran là đồng minh của Syria, nhưng thực ra quân đội Iran chưa đủ tầm để tạo ra đối trọng thực sự với quân đội Israel nổi tiếng tinh nhuệ, song khi Nga là đồng minh của Syria thì vấn đề hoàn toàn khác.
Trong khi chỉ với Iran-Hezbollah đã khiến Israel mệt mỏi, nếu thêm Nga che chở cho Damascus thì Tel Aviv sẽ mệt mỏi biết nhường nào. Rõ ràng, một thành công rất nhỏ khi gián tiếp gây ra “sự cố IL-20″, nhưng Israel phải nhận hậu quả lại quá lớn.
Thứ hai, bất cứ phản ứng nào của Israel – và cả Mỹ – đối với việc Nga cung cấp hệ thống S-300 cho Syria đều là một cách trực tiếp nâng cao tầm ảnh hưởng cho Nga tại Trung Đông.
Bàn cờ Syria thực ra chỉ là một bàn cờ nhỏ trong bàn cờ chính trị tại Trung Đông, nó được chú ý chỉ vì, thứ nhất là có sự xuất hiện của cả hai yếu tố Nga và Mỹ, và thứ hai là nơi hình thành xu thế đấu tranh giành độc lập của người Kurd.
Mà còn là nâng cao vị thế của Nga tại Trung Đông
Trọng tâm bàn cờ chính trị Trung Đông là xung đột giữa Iran với Mỹ và đồng minh – trong đó có Israel. Vì vậy, dù Tổng thống Putin có những nước cờ xuất sắc thì ảnh hưởng của Nga với Trung Đông vẫn còn hạn chế và chỉ xoay quanh ván cờ Syria.
Tuy nhiên, sau khi “sự cố IL-20″ xảy ra dẫn đến việc Nga cung cấp S-300 cho chính quyền Assad và phản ứng của Mỹ và Israel, thì bàn cờ Syria đã được nâng lên, trong khi Nga là đạo diễn ván cờ Syria nên tầm ảnh hưởng của Nga cũng được nâng lên.
Bởi quyết định của Nga sẽ liên quan đến tất cả các bên trong cuộc chiến Syria, lực hút từ sự kiện S-300 có trong hệ thống phòng thủ của quân đội Syria sẽ tạo những chuyển động trên cả chiến trường và chính trường.
Rõ ràng, Israel đã vô hình trung đẩy Moscow tiến nhanh hơn về Trung Đông. Chưa cần biết Nga sẽ làm gì, mà chỉ cần một siêu cường quân sự được đối thủ giúp nâng tầm trong một bàn cờ chính trị lớn là một thành công ngoài mong đợi của Moscow.
Vì vậy, trong khi giới quân sự và tình báo Israel xem nhẹ việc Nga cung cấp S-300 cho Syria, thì giới chính trị tại Tel Aviv và Washington lại méo mặt, vì dường như họ đã nhận ra sự nguy hại trong nước cờ của Putin khai thác giá trị và nâng cao ý nghĩa cho “Sự cố IL-20″.
Ngọc Việt
Theo baodatviet
Lôi kéo Mỹ vào cuộc, Israel liệu có thể phá hủy hệ thống S-300 của Nga?
Israel có thể viện cớ Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria để giục Mỹ chuyển giao thêm nhiều vũ khí cho nước này.
Các chuyên gia quân sự cho biết, quyết định của Nga chuyển giao hệ thống tên lửa phòng không S-300 cho Syria sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của Israel và nhà nước Do Thái này có thể viện cớ để tiếp nhận thêm nhiều vũ khí hiện đại từ Mỹ.
Hệ thống tên lửa phòng không S-300 của Nga.
Hôm 24/9, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đã công bố những biện pháp tăng cường an ninh cho quân nhân Nga, nhằm đáp trả vụ máy bay quân sự Il-20 bị bắn rơi tại Syria, mà Nga cáo buộc Israel phải chịu trách nhiệm. Theo Bộ trưởng Shoigu, Nga sẽ trang bị các hệ thống kiểm soát tự động cho hàng loạt sở chỉ huy của các lực lượng phòng không Syria. Trước đây, những hệ thống này chỉ được trang bị cho căn cứ quân sự của Nga ở Syria.
Bên cạnh đó, Nga cũng dự tính chuyển giao cho Syria hệ thống định vị bằng vệ tinh, radar trên máy bay và hệ thống liên lạc giữa các mục tiêu của Syria có thể bị tấn công từ trên không nhưng quan trọng nhất vẫn là hệ thống phòng không S-300.
Israel có thể phá hủy hệ thống S-300
Theo các chuyên gia, Israel đang tính kế phá hủy hệ thống tên lửa phòng không của Nga bởi lo sợ hệ thống này sẽ trở thành rào cản đối với các cuộc không kích thường xuyên của Israel nhằm vào các mục tiêu tại Syria. Hãng tin Sputnik dẫn lời nhà phân tích chính trị Ali Ahmad cho biết: "Tất nhiên, Israel sẽ cố gắng tấn công và phá hủy các vị trí đặt hệ thống phòng không nhưng điều này rất khó thực hiện, bởi quân đội Syria không chỉ nắm được cách thức đối phó đối với vụ việc như vậy mà còn có thể tự bảo vệ chính mình một cách hoàn hảo".
Cùng chung quan điểm này, chuyên gia Ai Cập Adel Suleiman cho biết, Israel có thể cố gắng tấn công hệ thống phòng không trong tương lai. "Israel thường quen với việc tiến hành các cuộc tấn công nhằm vào các hệ thống phòng không ở Lebanon, Syria trong hơn 45 năm qua, dù đó là một căn cứ quân sự hoặc hệ thống radar". Nhà phân tích này cũng nhấn mạnh, Israel có thể đối thoại với phía Nga về vấn đề chuyển giao hệ thống S-300 cho Syria, yêu cầu Nga từ bỏ hoặc trì hoãn kế hoạch.
Liệu Israel có thể thuyết phục Nga thành công hay không vẫn là một câu hỏi lớn? Đại diện của đảng Xã hội Dân tộc Syria, ông Tarek Ahmad hoài nghi về khả năng Nga dừng cung cấp S-300 cho Syria. Ông cho rằng, Nga rất quyết tâm thực hiện kế hoạch này, chứ không chỉ đơn thuần là đưa ra một chiến thuật đàm phán với Israel.
"Một số người cho rằng, Nga chỉ cảnh báo chuyển giao S-300 cho Syria, song sẽ chẳng bao giờ thực hiện và đây là chiến thuật đàm phán với Israel. Nhưng ở thời điểm này, mọi thứ đều khác. Lần này, thông điệp do Bộ trưởng Quốc phòng Nga đưa ra và thời hạn đã được ấn định. Quyết định sẽ được thực hiện. Nga và Syria đã ký kết thỏa thuận chuyển giao S-300 và thỏa thuận này sẽ được thực thi".
Israel lôi kéo Mỹ
Do việc chuyển giao hệ thống phòng không S-300 của Nga cho Syria chắc chắn sẽ xảy ra, nên các chuyên gia quân sự cho rằng, Israel sẽ viện cớ đó để đề nghị Mỹ tăng cường cung cấp trang thiết bị quân sự cho Israel. Ông Hamdi Bakheet, thành viên của Ủy ban phụ trách quốc phòng và an ninh thuộc Quốc hội Ai Cập bày tỏ hy vọng Israel sẽ cố gắng giảm leo thang căng thẳng liên quan đến vụ bắn hạ máy bay IL-20 của Nga thông qua các kênh ngoại giao, thay vì tiến hành các hoạt động quân sự.
"Hiện tại, Israel sẽ lợi dụng tình hình và tiếp nhận thêm nhiều vũ khí hiện đại cho quân đội nước này từ phía Mỹ. Những vũ khí mới sẽ được sử dụng để phá hủy hệ thống phòng không của Nga".
Đảm bảo an ninh
Ông Hamdi Bakheet nhận định, bước đi của Nga đã đóng góp đáng kể cho việc ổn định an ninh tại Syria. Theo ông, tổ hợp tên lửa của Nga không chỉ giúp bảo vệ những khu vực nơi quân nhân Nga được triển khai mà còn bảo vệ cho toàn bộ lãnh thổ Syria.
"Tuyên bố của Nga cho thấy rằng, chính phủ Syria sẽ tiếp nhận một trong những hệ thống phòng không hiện đại nhất, bao trùm toàn bộ lãnh thổ nước này, mở rộng phạm vi vượt ra ngoài các khu vực đóng quân của binh sỹ Nga. Bất cứ loại máy bay nào mà lực lượng quân đội Syria xem là kẻ địch, sẽ trở thành mục tiêu tấn công của hệ thống phòng không hiện đại như vậy".
Nhất trí với quan điểm này, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Chiến lược Kafkassam của Thổ Nhĩ Kỳ chỉ ra rằng, quyết định của Nga sẽ tác động tới an ninh trong khu vực: "Nga muốn chuyển giao hệ thống S-300 cho Syria để tăng cường khả năng phòng thủ của các căn cứ quân sự của nước này. Từ quan điểm của Thổ Nhĩ Kỳ, vốn công nhận sự hợp nhất lãnh thổ Syria, điều này sẽ rất có ích.
Vì Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã đạt được thỏa thuận cơ bản về Syria. Phía Nga đã có đường bay dành riêng cho máy bay Thổ Nhĩ Kỳ và Nga sẽ theo dõi việc sử dụng hệ thống phòng không, do đó không có mối đe dọa đối với máy bay Thổ Nhĩ Kỳ". Tuy nhiên, ông Oktay nhấn mạnh, quyết định của Nga chuyển giao S-300 cho Syria sẽ gây lo ngại cho phía Israel, do vậy buộc Israel phải hành động thận trọng hơn nữa./.
Hồng Anh
Theo VOV.VN
S-300 buộc Israel "cân não" khi tấn công Syria Israel được khuyến cáo cân nhắc kỹ lưỡng trước khi tấn công Syria bởi Damascus sắp được trang bị tên lửa đất đối không tầm xa S-300 của Nga. S-300 của Nga. Ảnh: Reuters Thứ trưởng Ngoại giao Syria Faisal Mekdad tuyên bố hôm 25.9, hệ thống tên lửa S-300 của Nga sẽ đóng vai trò ngăn chặn bất kỳ cuộc tấn công...