Ryazan – một tên gọi hai địa danh
Thành phố Ryazan nằm bên sông Oka thuộc phần đất châu Âu của Nga được thành lập vào đầu thế kỷ thứ XI với tên gọi Pereyaslavl.
Còn cái tên Ryazan vào thời ấy thuộc về một địa danh khác – thủ phủ công quốc Ryazan cách Pereyaslavl 50 km về phía nam. Năm 1237, giặc Mông Cổ tàn phá Ryazan: thành phố sầm uất, đông đúc và giàu có bị xóa sổ khỏi mặt đất. Dần dần, Pereyaslavl trở thành trung tâm hành chính mới của công quốc và nhận lấy cái tên Ryazan như ước nguyện của người dân lưu giữ ký ức về cố đô huy hoàng xưa kia.
Ngày nay, Ryazan cũ là một khu bảo tồn khảo cổ học. Thỉnh thoảng, ở đây lại phát hiện những kho báu nhiều đá quí và tiền vàng. Các nhà khảo cổ khai quật móng nhà thờ, các đoạn tường thành, tìm thấy nhiều áo giáp và vũ khí. Họ còn phát hiện ngôi mộ tập thể của những người bảo vệ thành phố đã hy sinh trong trận chiến với quân Mông Cổ. Người dân Ryazan dựng cây thập giá tưởng niệm tại đây. Hàng ngày nhà thờ cầu nguyện cho linh hồn những người lính đã khuất
Video đang HOT
Thành Ryazan mới tức Pereyaslavl xưa kia cũng gánh chịu nhiều thử thách tàn phá, cướp bóc, hoả hoạn. Nhưng lần nào, người dân cũng nỗ lực gây dựng lại thành phố. Không ai muốn rời bỏ vùng đất trù phú đem lại những vụ mùa bội thu, con sông đầy cá. Những cánh đồng và vườn cây ăn trái mọc lên quanh Ryazan. Khách thập phương không khỏi ngạc nhiên vì sự phong phú của mật ong, lúa mì, đại mạch và những trái táo thơm ngon tuyệt vời.
Thành phố còn thịnh vượng với nghề thủ công và thương mại. Các công tước Ryazan có tiềm lực mạnh nên không chịu qui phục đại công tước Moskva. Nhưng cuộc đối đầu rồi cũng kết thúc sau hai thế kỷ và năm 1521 công quốc Ryazan chính thức sáp nhập vào nhà nước phong kiến Nga tập quyền.
Nhiều thế kỷ, Ryazan trấn giữ vùng biên cương và không ngừng xây dựng củng cố. Những bức tường đá trắng đã nhiều lần chặn đứng các cuộc tấn công của đối phương. Hôm nay thành Kremlin của Ryazan là di tích kiến trúc được liệt kê trong danh sách di sản văn hóa có giá trị đặc biệt của nước Nga.
Viên ngọc kiến trúc của Ryazan là Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời. Công trình được xây vào cuối thế kỷ XVII dưới sự đôn đốc của một nông dân chân chất, kiến trúc sư tự học Yakov Bukhvostov. Đó là tòa nhà sừng sững có hình khối lập phương màu đỏ, phía trên vút lên năm ngọn tháp kết thúc bằng những mái vòm hình củ hành. Dọc tường và các khung cửa sổ trang trí những cột đá trắng được đẽo khắc tinh tế. Du khách khó thể rời mắt khỏi bức thánh trướng trạm trổ và dát vàng lộng lẫy trong chính điện đẹp nhất nhì ở Nga. Kiệt tác của các nghệ nhân Ryazan có chiều cao 27 mét.
Nhà thờ Đức Mẹ Lên Trời của Ryazan lưu giữ những bức icon được giáo dân Kitô đặc biệt tôn kính. Những thánh tượng mầu nhiệm tương truyền đã không để một quả bom nào của kẻ thù rơi xuống thành Kremlin Ryazan trong Thế chiến thứ hai.
Ngày nay, Ryazan là một trong những thành phố đẹp nhất ở Nga. Du khách thích thú dạo chơi trong khu phố cổ, chiêm ngưỡng những biệt thự quí tộc xưa được trang trí công phu, thưởng thức sự thanh bình và tĩnh lặng sau các bức tường tu viện. Bức tranh toàn cảnh tuyệt vời mở ra từ phía bờ sông, nơi đi bộ yêu thích của người dân Ryazan. Vào ngày cưới, các cặp vợ chồng mới cưới cùng người thân và bạn bè thường tới đây chụp hình kỷ niệm. Thành phố Ryazan cổ kính như âm thầm chúc phúc cho người dân thành phố.
Theo ngôi sao
Tại sao Phi đội sói đêm nể trọng Tổng thống Putin?
Phi đội Sói đêm rất nể trọng Tổng thống Putin trước hết là do ông luôn bảo vệ quyền lợi và giá trị Nga. Tiếp đến, Phi đội Sói đêm còn kính nế ông Putin là nhờ tài chinh phục tốc độ của người đứng đầu điện Kremlin.
Trong hoàn cảnh Nga bị bao vây bởi chính sách thù địch của phương Tây trong hơn một năm qua, có một lực lượng luôn trung thành với Tổng thống Putin là &'phi đội sói đêm'. Tại sao các &'sói' có vẻ ngoài khá dữ dằn lại luôn một lòng ủng hộ ông Putin?
Hồi tháng 1, khi Phương Tây ao ước có thể tổ chức một cuộc cách mạng màu ở Nga để lật đổ chính quyền tổng thống Vladimir Putin giống như đã làm tại Ukraine. Tuy nhiên, phi đội Sói đêm thề sẽ đập tan ý định lật đổ Kremlin.
"Lũ thú màu cam đang mài răng và nhìn về nước Nga", Alexander Zaldostanov trưởng nhóm đua moto phân khối lớn Sói đêm nói. Zaldostanov cho biết mình và các chiến hữu đã thành lập nhóm phản Maidan và sẵn sàng can thiệp để chống các cuộc biểu tình phản đối tổng thống Putin nếu nó diễn ra.
Nhóm Sói đêm cho biết họ là một tổ chức độc lập, không được tài trợ bởi bất kỳ ai mà hoàn toàn là một nhóm sáng kiến với các thành viên tham gia tự nguyện. Tuy nhiên, phương Tây lại cho rằng Phi đội sói đêm được chính quyền Moscow ủng hộ.
Hồi cuối năm ngoái, Mỹ đã liệt "phi đội Sói đêm" vào danh sách tổ chức bị trừng phạt. Bộ Tài chính Mỹ cho biết phi đội Sói đêm bị phạt vì các thành viên của nhóm đã chiến đấu trong một nhóm vũ trang ở Ukraine và làm việc cho trụ sở hải quân Nga ở Sevastopol.
Sở dĩ nhóm Sói đêm rất nể ông Putin chính là nhờ tài chinh phục tốc độ của người đứng đầu điện Kremlin. Cuối tháng 8 năm 2010, ông Putin đi chiếc xe Harley Davidson phân khối lớn khi tham gia đại hội xe máy ở Sevastopol. Putin dẫn đầu đoàn đua của phi đội Sói đêm khét tiếng thành phố.
Năm 2011, ông Putin cũng lái chiếc Harley này khi đến vận động cử tri tại thành phố Novorossiysk . Tất nhiên lần đó ông Putin phải tuân thủ luật giao thông nên không thể phóng xe như bay trên đường phố. Tài điều khiển tốc độ thật sự của ông Putin đã được thể hiện ở trường đua. Hồi tháng 11 năm 2010 khi đến Saint Petersburg thăm đường đua FI, ông Putin đã lên xe thử vài vòng.
Dù mới lần đầu chạy trên đường đua F1 nhưng ông Putin đã làm mọi người nể khi đạt tốc độ 240 km/giờ. Với một vị lãnh đạo như vậy thì việc phi đội sói đêm thề chết trung thành cũng là điều không khó hiểu.
Theo Một Thế Giới
Kho báu trong bảo tàng điện Kremlin Vũ khí, trang sức quý, vương miện và quyền trượng của hoàng đế nước Nga được lưu giữ trong bảo tàng Kremlin ở thủ đô Moscow. Kho trưng bày vũ khí trong bảo tàng Kremlin, thuộc điện Kremlin ở thủ đô Moscow, Nga là nơi lưu giữ những đồ vật quý như vũ khí, trang sức, trang phục của Sa hoàng... Tòa nhà...